Để có được một đám cưới hoàn hảo và trọn vẹn đòi hỏi mọi người phải có kế hoạch chuẩn bị đám cưới từ A đến Z.
Đám cưới là một sự kiện quan trọng và thiêng liêng, nơi hai người chính thức trở thành vợ chồng trước sự chứng kiến của gia đình và bạn bè. Để có một đám cưới hoàn hảo đòi hỏi mọi người phải có kế hoạch chuẩn bị đám cưới từ A đến Z.
Vậy làm thế nào để chuẩn bị một đám cưới vừa đẹp, ý nghĩa? Dưới đây là những kinh nghiệm chi tiết, phân tích sâu theo tuần tự từ A đến Z để bạn có thể tham khảo và áp dụng để chuẩn bị cho đám cưới của mình.
Khởi đầu bằng chữ A: Áo dài cưới
Chữ A là chữ cái khởi đầu của bảng chữ cái tiếng Anh cũng như của tiếng Việt. Trong bài viết về kinh nghiệm chuẩn bị đám cưới từ A đến Z thì webdamcuoi xin chọn từ Áo Dài Cưới đại diện cho chữ A, chữ khởi đầu.
Ai cũng biết, áo dài chính là trang phục truyền thống hay còn gọi là quốc phục của người Việt Nam. Áo dài trước đây được thiết kế dành riêng cho người phụ nữ. Ngày nay, chiếc áo dài đã được bơi ra biển lớn, nó không những được mặc bởi cả nam và nữ, mà nó còn được mặc bởi rất nhiều nước ngoài nữa.
Người Việt có thói quen mặc áo dài trong các sự kiện long trọng, sự kiện đặc biệt. Do đó, rất nhiều cô dâu đều chọn áo dài làm trang phục cưới khi tiến hành các nghi lễ, nghi thức cưới.
Áo dài Việt Nam hiện nay được biến tấu và thiết kế thành rất nhiều kiểu khác nhau. Để có thể lựa chọn được kiểu áo dài hợp với mình, mọi người có thể tham khảo qua 2 bài viết về áo dài cưới ngay bên dưới đây:
>>> Xem thêm: 10 kiểu áo dài cưới cho cô dâu trong ngày vu quy
>>> Xem thêm: Cách chọn màu áo dài cưới ấn tượng cho cô dâu
Chữ thứ hai là chữ B: Bánh Cưới
Cho dù là đám cưới của người phương Đông hay người phương Tây thì đám cưới lúc nào cũng phải có bánh cưới. Ở phương Tây thì người ta thường sử dụng bánh cưới là loại bánh kem nhiều tầng được trang trí đẹp mắt theo chủ đề tình yêu, lễ cưới ….
Còn ở Việt Nam thì ngoài bánh kem, chúng ta còn rất nhiều loại bánh cưới khác nhau tùy theo vào từng vùng miền. Có thể kể đến các loại bánh cưới như là bánh pía, bánh cốm, bánh hồng, bánh phu thê …. Để hiểu rõ hơn về các loại bánh cưới của người Việt Nam, mọi người có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề bánh cưới ngay bên dưới đây nhé:
>>> Xem thêm: Người Việt có bao nhiêu loại bánh cưới?
Một số loài bánh cưới này được người ta đặt vào những mâm quả hay tráp cưới để tặng cho nhà gái trong quá trình rước dâu.
Chữ thứ ba là chữ C: Chụp ảnh cưới
Đám cưới là một sự kiện quan trọng nhất trong đời người. Hầu hết mọi người ai cũng chỉ kết hôn một lần trong đời. Do đó, ai cũng muốn lưu giữ những kỷ niệm đáng yêu của ngày cưới bằng những cách khác nhau. Chụp ảnh cưới chính là một trong những cách phổ biến nhất mà người ta sử dụng để lưu giữ lại những giây phút lãng mạn nhất, xinh đẹp nhất của đời mình.
Để có những bộ ảnh cưới đẹp, bạn có thể tham khảo những bài viết về chụp ảnh cưới ngay bên dưới đây nhé:
>>> Xem thêm: 10 phong cách chụp ảnh cưới Vintage được ưa thích nhất tại VN
>>> Xem thêm: 7 thứ cô dâu, chú rể cần chuẩn bị khi chụp ảnh cưới
>>> Xem thêm: 10 bí quyết tiết kiệm chi phí chụp ảnh cưới mà không phải ai cũng biết
Chữ thứ tư là chữ D: Dạm ngỏ
Dạm ngõ hay lễ dạm ngỏ còn được một số nơi gọi là lễ chạm ngõ. Lễ dạm ngõ chính là buổi gặp mặt lần đầu tiên giữa 2 gia đình cô dâu và chú rể trước khi tiến hành làm lễ cưới. Đây cũng là lúc cô dâu tương lai ra mắt họ nhà trai và chú rể tương lai ra mắt họ nhà gái.
Tại lễ dạm ngõ, hai gia đình sẽ cùng nhau bàn luận về kế hoạch chuẩn bị đám cưới cho chàng trai và cô gái trong gia đình.
Để tìm hiểu thêm về phong tục cũng như cách thức thực hiện lễ dạm ngõ, mọi người có thể xem thêm bài viết cách thức tổ chức lễ dạm ngõ ngay bên dưới đây:
>>> Xem thêm: Lễ dạm ngõ là gì? Cách thức tổ chức lễ dạm ngõ.
Chữ thứ thứ năm là chữ E: Email thư điện tử
Email hay tiếng Việt còn gọi là thư điện tử bây giờ trở nên rất phổ biến. Không như trước đây, Email đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không còn bó buộc trong kinh doanh. Đặc tính tiện lợi và nhanh chóng của Email đã khiến cho nó gần như thay thế cho những bức thư bằng giấy trước đây.
Chỉ cần ngồi trên một chiếc máy vi tính có kết nối mạng internet, người ta có thể gửi email cho một người khác cách người đó nữa vòng trái đất. Và chỉ vài giây người đó đã có thể nhận được thư điện tử rồi.
Email nhanh và thuận tiện như thế nhưng mọi người xin nhớ rằng Email chỉ có thể thay thế cho những lá thư mà thôi. Nó không thể thay thế cho tấm thiệp cưới, tấm thiệp mời bằng giấy đâu nhé.
Nếu bạn sử dụng email gửi thiệp cưới, thiệp mời qua Internet để mời khách dự tiệc cưới của bạn thì người khách đó 90% sẽ không đến dự. Lý do là họ cho rằng bạn gửi thiệp bằng email như thế là không tôn trọng họ. Một khi đã không được tôn trọng thì không có lý do nào họ lại phải đến dự tiệc cưới của bạn cả.
Nên nhớ trừ những trường hợp khách mời ở quá xa như là ở nước ngoài hay ở những tỉnh thành khác thì bạn có thể gửi email để thông báo lễ cưới, tiệc cưới. Còn đối với những khách mời khác, bạn phải sử dụng thiệp cưới để mời họ. Không những thế, bạn còn phải đến tận nhà của họ và trao thiệp cho họ nữa. Như thế mới thể hiện được thành ý của bạn.
Chữ tiếp theo là chữ F: Facebook
F là chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái tiếng Anh mà trong tiếng Việt không có. Webdamcuoi xin lấy chữ Facebook để đại diện cho chữ F trong bài viết này.
Vào thời điểm viết bài viết này thì facebook đang là mạng xã hội nổi tiếng nhất và được nhiều người sử dụng nhất tại Việt Nam. Sau này 5 năm, 10 năm hay 20 năm nữa facebook còn tồn tại và duy trì được như ngày nay không thì chúng tôi không biết. Vì vậy, chúng tôi chọn facebook sẽ đại diện cho chữ F.
Khi bạn có kế hoạch chuẩn bị cưới thì không có công cụ nào thông báo cho bạn bè, người thân của bạn tốt bằng công cụ mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội facebook. Có thể nói các thế hệ trẻ của Việt Nam hầu như bạn nào cũng đều có tài khoản facebook. Chỉ một thông báo nhỏ về ngày chuẩn bị kết hôn trên facebook thì hầu như ai cũng đều nhận được tin.
Một lưu ý vô cùng quan trọng là bạn chỉ sử dụng facebook như là một công cụ để báo tin trước cho bạn bè, người thân của mình về đám cưới của bạn. Nó tuyệt đối không thể nào xem như là thiệp mời hay thay thế thiệp mời đám cưới. Khi bạn mời khách mời dự tiệc cưới thì bạn phải sử dụng thiệp mời, gửi tận tay, tận nhà cho khách mời để thể hiện sự trân trọng.
Nếu bạn mời khách mời dự tiệc qua facebook, mà không có thiệp thì mình tin chắc lượng khách dự tiệc của bạn sẽ vắng mặt khá nhiều vì họ cho rằng bạn không tôn trọng họ.
Chữ tiếp theo là chữ G: Gia tiên
Gia tiên hay lễ gia tiên là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong đám cưới của người Việt Nam. Nó là buổi lễ ra mắt cô dâu, chú rể trước bàn thờ gia tiên của gia đình nhà trai lẫn nhà gái. Trong lễ gia tiên, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ gia tiên để tưởng nhớ đến nguồn góc tổ tiên, dòng họ của mình. Ngoài ra, họ còn thực hiện nhiều nghi thức khác nữa trong lễ gia tiên.
Mọi người có thể tham khảo cách thức tổ chức lễ gia tiên trang trọng ở bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Cách thức tổ chức lễ gia tiên truyền thống của người Việt trong đám cưới
Chữ tiếp theo là chữ H: Hỷ
Trong đám cưới người ta thường treo hoặc dán chữ Song Hỷ trong nhà. Chữ Hỷ nói chung hay chữ Song Hỷ nói riêng đều có nguồn góc từ bên Trung Hoa, tuy nhiên với sự hòa nhập văn hóa thì nó được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên trong đám cưới của người Việt Nam.
Thật ra chữ Hỷ có ý nghĩa là niềm vui. Nhà có Hỷ Sự nghĩa là nhà đó có niềm vui. Niềm vui ở đây thường là đám cưới, tuy nhiên nếu hiểu sâu thì nó bao gồm cả những nội dung rộng lớn khác như là sinh con, trúng số, phát tài ….
Còn đối với chữ Song Hỷ thì nó mang ý nghĩa niềm vui nhân đôi. Chữ Song Hỷ diễn tả niềm vui của đám cưới và niềm vui cô dâu, chú rể sẽ sớm sanh được quý tử.
Mọi người có thể tham khảo thêm ý nghĩa của chữ Hỷ và chữ Song Hỷ trong đám cưới qua bài viết dưới đây nhé:
>>> Xem thêm: Vì sao người ta hay dán chữ Song Hỷ trong đám cưới
Chữ tiếp theo là chữ I: In thiệp cưới
Thiệp cưới có 2 chức năng là thông báo thông tin đám cưới và mời khách mời đến dự tiệc cưới. Vì thế, khi muốn mời khách đến dự tiệc cưới thì bạn phải in thiệp cưới.
In thiệp cưới để báo tin và mời khách đến dự tiệc cưới là một cách mời trang trọng và lịch sự của cô dâu và chú rể. Nó thể hiện thành ý của người tổ chức đám cưới đến khách mời của mình.
Mọi người có thể tham khảo một số thông tin về thiệp cưới ở các bài viết bên dưới đây nhé:
>>> Xem thêm: Ý nghĩa của thiệp cưới. Tại sao mời khách dự tiệc cưới lại phải dùng thiệp cưới?
>>> Xem thêm: Cách chọn in thiệp cưới và viết thiệp cưới đúng chuẩn.
>>> Xem thêm: Cách viết thiệp cưới khi ba mẹ mất.
Chữ kế tiếp là chữ J: jewelry nghĩa là nữ trang
Trong tiếng Việt thì chúng ta không có chữ cái J. Vì thế webdamcuoi xin mượn từ Jewelry trong tiếng Anh để nói về chữ cái này. Jewelry khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là nữ trang.
Nữ trang chính là phần sính lễ cưới không thể thiếu trong bất kỳ cái đám cưới truyền thống nào của người Việt chúng ta. Một bộ nữ trang cưới đầy đủ mà nhà trai mang sang nhà gái sẽ bao gồm các món sau đây:
– Cặp nhẫn cưới cho cô dâu và chú rể
– Cặp hoa tay bằng vàng dành cho cô dâu
– Dây chuyền vàng dành cho cô dâu
– Lắc tay vàng dành cho cô dâu
Riêng kiềng vàng dành cho cô dâu thì nhà trai nào có điều kiện sẽ sắm thêm cho cô dâu, nhà nào không có điều kiện thì không có cũng được.
>>> Xem thêm: Vòng kiềng vàng, lễ vật đính ước trong lễ cưới Việt
Chữ kế tiếp là chữ K: Khai vị
Cấu trúc của một thực đơn tiệc cưới lúc nào cũng bắt đầu bằng món khai vị và kết thúc bằng món tráng miệng. Món khai vị chính là món ăn kích thích vị giác của những thực khách. Vì vậy, khai vị thường là những món nhẹ có vị hơi chua chua hoặc hơi cay cay.
Có những thực đơn khai vị chỉ bao gồm 1 món. Cũng có những thực đơn khai vị được chia ra thành 2 đến 4 món khác nhau. Khi chia ra như thế, mỗi món khai vị sẽ có size nhỏ hơn so với khai vị 1 món.
Mặc dù chia ra thành 2 đến 4 món khai vị nhưng giá tiền trên thực đơn nhà hàng cũng chỉ tính là 1 món khai vị mà thôi.
Dưới đây là danh sách một số món khai vị nổi tiếng được khá nhiều người lựa chọn cho tiệc cưới của họ. Bạn có thể xem qua nhé.
>>> Xem thêm: 8 món khai vị nổi tiếng không thể thiếu trong tiệc cưới
Chữ kế tiếp là chữ L: Lễ lại mặt
Lễ lại mặt là buổi lễ được diễn ra sau lễ cưới vài ngày. Cô dâu, chú rể sẽ đem lễ vật được bên nhà chồng chuẩn bị để về thăm và tặng cho cha mẹ cô dâu.
Nghi lễ này được xem như là dịp để cô dâu, chú rể tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ của cô dâu đã có công sinh ra và nuôi dạy cô dâu nên người.
Mọi người có thể tham khảo chi tiết về lễ lại mặt ở bài viết ngay bên dưới đây nhé:
>>> Xem thêm: Ý nghĩa của lễ lại mặt và lễ lại mặt thời nay
Chữ kế tiếp là chữ M: Menu thực đơn tiệc cưới
Menu tiệc cưới hay còn được gọi là thực đơn tiệc cưới. Một thực đơn hoàn chỉnh cho tiệc cưới sẽ có cầu trúc như sau:
– Món khai vị.
– Món súp.
– Món ăn chính.
– Món ăn no.
– Món tráng miệng.
Đây là một cấu trúc thực đơn tiệc cưới hoàn hảo mà bạn nên đặt theo. Thực đơn tiệc cưới bạn đặt có đắt tiền hay rẻ tiền nếu bạn đặt theo cấu trúc như trên thì đều có được một menu tiệc cưới hoàn hảo.
Hãy xem qua cách chọn thực đơn tiệc cưới hoàn hảo bằng cấu trúc trên ngay bài viết dưới đây nhé:
>>> Xem thêm: Cách chọn menu thực đơn tiệc cưới hoàn hảo mà khách nào ăn cũng phải khen
Chữ kế tiếp là chữ N: Ngân sách dành cho đám cưới
Trước khi bắt đầu lên kế hoạch cho đám cưới của mình thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là xác định ngân sách cho đám cưới của mình. Đây là bước quan trọng nhất giúp chúng ta kiểm soát chi phí và tránh tình trạng chi tiêu vượt quá khả năng tài chính.
Hãy cùng người bạn đời của mình ngồi lại và thảo luận về số tiền mà cả hai có thể dành cho đám cưới, bao gồm cả sự hỗ trợ từ gia đình hai bên nếu có.
Khi đã có con số cụ thể, bạn cần chia nhỏ ngân sách này cho từng hạng mục, chẳng hạn như:
– Trang phục cưới: 20% ngân sách
– Địa điểm và tiệc cưới: 40% ngân sách
– Trang trí và hoa: 10% ngân sách
– Chụp ảnh, quay phim: 10% ngân sách
– Âm nhạc và giải trí: 5% ngân sách
– Các chi phí khác (thiệp cưới, quà tặng, xe cưới, …): 15% ngân sách
Để có thể biết cách lập ngân sách đám cưới một cách tốt nhất, khoa học nhất, chính xác nhất, mọi người có thể tham khảo bài viết về lập ngân sách đám cưới ngay dưới đây:
>>> Xem thêm: Phương pháp lập ngân sách cho đám cưới
Chữ tiếp theo nữa là chữ O: Ổi
Đối với chữ O thì Webdamcuoi xin lấy chữ Ổi để đại diện cho chữ O. Trái ổi và cùng với một số loài trái cây khác như là táo, lê, dưa hấu, thơm …. Là những loài trái cây thường xuất hiện trong món tráng miệng trong menu tiệc cưới. Thật ra tráng miệng bằng món trái cây thập cẩm là món tráng miệng khá phổ biến và không có gì đặc sắc.
Trong các tiệc cưới hiện nay, người ta có xu hướng chọn những món tráng miệng mới lạ thay thế cho món tráng miệng truyền thống là trái cây thập cẩm.
Dưới đây webdamcuoi xin giới thiệu đến mọi người 4 món tráng miệng đặc sắc có thể được sử dụng thay thế cho món tráng miệng trái cây thập cẩm.
>>> Xem thêm: 4 món tráng miệng đặc sắc thay thế cho món trái cây thập cẩm.
Chữ kế tiếp là chữ P: Phu thê
Phu thê theo âm Hán Việt nghĩ là vợ chồng. Tại Việt Nam có một loại bánh được đặt tên là bánh Phu Thê (một số nơi gọi là bánh xu xê hay bánh su sê). Đây là loại bánh phổ biến trong hầu hết đám cưới ở các vùng miền của Việt Nam.
Mọi người có thể xem thông tin về loại bánh này ở bài viết bên dưới đâ:
>>> Xem thêm: Bánh phu thê là gì? Cách xếp bánh phu thê lên tráp cưới.
Chữ tiếp theo là chữ Q: Quà cưới
Đám cưới ngày nay, những người khách mời có xu hướng đi tiền mừng cưới nhiều hơn so với việc mua quà cưới. Mặc dù vậy, quà cưới vãn là một cái gì đó thiêng liêng, tình cảm và mang nhiều ý nghĩa, kỷ niệm hơn so với đi tiền mừng cưới.
Có khá nhiều thứ để chọn mua làm quà cưới. Tuy nhiên, cũng có một số thứ bạn tuyệt đối nên tránh dùng nó là quà cưới nếu không muốn cô dâu, chú rể sẽ không vui vì nó.
Dưới đây là bài viết về 6 loại quà cưới kiêng kỵ không nên tặng trong đám cưới.
>>> Xem thêm: 6 loại quà cưới kiêng kỵ không nên tặng trong đám cưới
Chữ tiếp theo là chữ R: Rước dâu
Rước dâu là một nghi thức không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam. Chú rể và gia đình nhà trai phải mang sính lễ cưới sang bên nhà gái để rước cô dâu về nhà chồng.
Cô dâu sau khi làm lễ gia tiên tại nhà mình sẽ theo chú rể về nhà chồng. Chú rể và gia đình nhà trai sẽ phải dùng xe hoa để rước cô dâu về.
Mọi người có thể tham khảo chi tiết về lễ rước dâu ở bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem thêm: Lễ rước dâu tại Việt Nam và những đều cần biết về lễ rước dâu
Chữ tiếp theo là chữ S: Sính lễ cưới
Như đã nói trên, để rước được cô dâu về nhà chồng thì bên nhà trai sẽ phải chuẩn bị nhiều loại sính lễ cưới khác nhau. Các sính lễ cưới này sẽ được đặt vào những mâm quả được sơn son thếp vàng. Bên ngoài còn được phủ thêm một tấm vải đỏ có viền ren màu vàng thêu hình rồng phục.
Sính lễ cưới có thể có sự khác nhau ở mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam. Dước đây là một số sính lễ cưới phổ biến:
– Trầu cau
– Trà rượu
– Bánh phu thê
– Bánh cốm
– Bánh pía
– Nữ trang, trang sức
– Tiền nạp tài
– Các loại trái cây
– Heo quay, gà luộc
– Xôi gấc ….
Mọi người có thể xem qua một số sính lễ cưới phổ biến của người Việt qua bài viết ngay bên dưới đây:
>>> Xem thêm: Sính lễ cưới truyền thống của người Việt Nam
Chữ tiếp theo là chữ T: Tráp cưới
Chữ S chúng ta nói về Sính Lễ Cưới. Đến chữ T chúng ta sẽ nói đến tráp cưới. Tráp cưới chính là những hộp đựng sính lễ cưới mà nhà trai đã chuẩn bị sẵn và mang sang nhà gái. Tùy theo mỗi vùng miền mà số lượng tráp cưới có thể khác nhau.
Khi mang tráp cưới qua nhà gái, nhà trai phải chọn ra một đội bê tráp là nam giới. Đội bê tráp này sẽ mặc trang phục tương đối giống nhau và phụ trách mang sính lễ sang phía nhà gái.
Bên nhà gái cũng chuẩn bị sẵn một đội nhận tráp là nữ giới. Đội nhận tráp cũng mặc trang phục tương đối giống nhau và nhận tráp từ bên phía nhà trai.
Hãy xem thêm về phong tục bê tráp trong cưới hỏi ở bài viết ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về nghi thức này nhé
>>> Xem thêm: Bê tráp trong lễ cưới hỏi và những điều bạn chưa biết
Chữ tiếp theo là chữ U: Uống, thức uống trong bữa tiệc
Tiệc cưới ngoài thức ăn thì luôn luôn đi kèm với thức uống. Những loại thức uống phổ biến nhất trong tiệc cưới bao gồm 3 loại sau đây:
– Nước ngọt
– Nước suối
– Bia
Trong 3 loại thức uống này thì bia chính là thức uống được sử dụng khá nhiều trong các tiệc cưới trước đây. Một tiệc cưới hoành tráng, vui vẻ không thể thiếu bia. Bia gần như là loại thức uống tạo chất xúc tác giúp cho buổi tiệc cưới trở nên náo nhiệt hơn. Ai uống bia cũng 100%, cụng ly, cạn ly, 1 2 3 Zô Zô Zô…
Tuy nhiên, từ khi có luật phòng tránh tác hại của rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông có hiệu lực thì những người khách mời sử dụng xe cá nhân khi dự tiệc đều phải cân nhắc khi uống bia trong đám cưới. Mức phạt khá nặng nếu điều khiển phương tiện mà cơ thể có nồng độ cồn làm cho họ không dám uống bia nữa.
Từ đó, những tiệc cưới không bia rượu cũng dần dần xuất hiện. Vậy nếu là bạn, bạn có chọn đãi tiệc cưới không bia rượu hay không? Hay là bạn vẫn đãi tiệc cưới với bia bình thường, khách sợ bị dính nồng độ cồn thì đi taxi, còn đi xe cá nhân thì không nên uống.
Hãy xem qua vấn đề đãi bia rượu trong đám cưới qua bài viết bên dưới để có những quyết định riêng cho mình nhé.
>>> Xem thêm: Có nên đãi tiệc cưới không bia rượu?
Chữ kế tiếp là chữ V: Vu quy
Vu Quy hay lễ Vu Quy chính là nghi lễ tiễn đưa cô dâu về nhà chồng sau khi cử hành hôn lễ tại nhà gái. Lễ Vu Quy chỉ được tổ chức tại nhà gái nên chỉ có nhà gái mới treo bảng Vu Quy khi đám cưới thôi. Còn bên nhà trai thì họ thường treo bảng là Thành Hôn hoặc Tân Hôn.
Trong lễ Vu Quy, cô dâu và chú rễ cũng thực hiện lễ gia tiên để bái lại tổ tiên họ nhà gái. Để hiểu rõ hơn về các nghi thức trong lễ Vu Quy, mọi người có thể đọc qua bài viết Nghi Thức Cử Hành Lễ Vu Quy ngay bên dưới đây:
>>> Xem thêm: Nghi thức cử hành lễ Vu Quy
Chữ tiếp theo nữa là chữ W: webdamcuoi
Lại thêm một ký tự của tiếng Anh nữa mà tiếng Việt không có. Đó chính là chữ W. Trong bài viết này thì chúng tôi sẽ cho chữ W đại diện cho http://www.webdamcuoi.com , trang web mà bạn đang xem.
Webdamcuoi.com là trang web chuyên về các thông tin, kinh nghiệm, phong tục tập quán cưới hỏi của người Việt Nam chúng ta. Chúng tôi mong muốn với những thông tin được chia sẽ trên webdamcuoi, mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ đang chuẩn bị kết hôn sẽ có được những kiến thức, kinh nghiệm thiết thực để tổ chức một lễ cưới vừa long trọng, vừa hiện đại, nhưng vẫn đậm đà bản sắc, truyền thống dân tộc của người Việt chúng ta.
Chữ gần cuối là chữ X: Xe hoa
Khi rước dâu, gia đình nhà trai sẽ dùng xe hoa để rước cô dâu về nhà chồng. Trừ khi gia đình nào khá giả có xe hơi riêng, còn không thì đa số các đám cưới người ta đều thuê xe hoa.
Các loại xe được sử dụng làm xe hoa khá đa dạng. Giá thuê của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như là loại xe, đời xe, hoa trang trí trên xe, thời gian sử dụng xe ….
Mọi người có thể xem qua bài viết về giá tiền thuê xe hoa ngay bên dưới đây để biết thêm nhé:
>>> Xem thêm: Thuê xe hoa tốn bao nhiêu tiền?
Chữ kế cuối là chữ Y: Yến tiệc
Yến tiệc hay tiệc cưới là phần chiếm ngân sách đám cưới của bạn nhiều nhất. Nó thường chiếm đến khoảng 50% tổng ngân sách dành cho đám cưới. Chính vì thế, bạn cần phải xác định rõ ngân sách dành cho yến tiệc là bao nhiêu, từ đó tính ra được chi phí này có thể chiêu đãi được bao nhiêu khách mời, đãi được bao nhiêu bàn.
Tùy thuộc vào mức độ sang trọng, nổi tiếng của các nhà hàng tiệc cưới và thực đơn tiệc cưới mà bạn đặt, sẽ có mức giá khác nhau. Do đó, dựa vào ngân sách mình đã lập ra cho yến tiệc, mọi người có thể cân nhắc mức giá thực đơn phù hợp với mình.
Dưới đây là bài viết về kinh nghiệm đặt nhà hàng tiệc cưới mà mọi người nên đọc để nắm rõ hơn cách đặt tiệc, và đặt được bữa tiệc phù hợp với ngân sách và sở thích của mình.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm đặt tiệc cưới tại nhà hàng tiệc cưới mà không phải ai cũng biết.
Chữ cuối cùng trong bảng chữ cái tiếng Anh là chữ Z: Zen
Z chính là ký tự cuối cùng trong bảng chữ cái tiếng Anh. Nó cũng là chữ cái cuối cùng mà bảng chữ cái tiếng Việt không có. Do vậy, webdamcuoi xin mượn 1 từ của tiếng Anh để nói về nội dung chữ cái này. Đó chính là chữ Zen.
Zen là từ tiếng Anh, khi dịch sang tiếng Việt nghĩa là thiền. Hiện nay, thiết kế phòng tân hôn theo kiểu Zen kiểu Nhật Bản đang là xu hướng thiết kế đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ hiện nay.
Phòng tân hôn được thiết kế theo phong cách Zen Nhật Bản thật sự tạo ra một sự khác biệt rất lớn so với những phòng tân hôn được thiết kế với phong cách phổ thông. Phong cách này gắn liền với sự tối giản, mang lại không gian thanh tịnh, gần gũi với thiên nhiên với những đôi vợ chồng mới cưới.
Để khám phá phong cách Zen trong thiết kế phòng tân hôn, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé:
>>> Xem thêm: Thiết kế phòng tân hôn theo phong cách Zen kiểu Nhật Bản.
Lời kết
Như vậy là webdamcuoi đã giới thiệu xong đến mọi người kinh nghiệm chuẩn bị đám cưới từ A đến Z rồi đây. Rất hy vọng những thông tin trong bài viết này có thể giúp cho các bạn trẻ chuẩn bị được cho mình một đám cưới thật hoàn hảo, một lễ cưới thật ấn tượng, một tiệc cưới thật vui và đông đủ.
Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết về chủ đề cưới hỏi đang được webdamcuoi chia sẻ trên website này nhé.
>>> Xem thêm: 10 cách đơn giản kiểm tra sức khỏe trước ngày cưới
>>> Xem thêm: 6 sai lầm chú rể cần tránh trong đám cưới
Đám cưới nên có kế hoạch chuẩn bị trước. Đặc biệt là phẩm tiền bạc