Lập ngân sách cho đám cưới là công việc đầu tiên 2 bạn phải làm ngay từ đầu nếu muốn có một kế hoạch đám cưới hoàn hảo và chu đáo.
Chi phí cho đám cưới làm cho 2 bạn nhức cả đầu, nào là tiền ảnh cưới, tiền đãi tiệc, xe hoa, bông cưới, trang sức cưới … hãy kết thúc nổi lo lắng khi bạn xem bài viết lập ngân sách cho đám cưới dưới đây được thực hiện bởi webdamcuoi. Mọi chi phí đều được xác định và dự trù một cách khoa học và chính xác. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát mọi chi phi liên quan đến đám cưới của mình mà không phải lo lắng thiếu hụt trước sau. Cùng khám phá ngay nhé.
Có 2 phương pháp lập ngân sách đám cưới, cả 2 phương pháp này đều được thiết kế và chia sẻ với mọi người bởi webdamcuoi . Tùy vào hoàn cảnh và khả năng của mình, 2 bạn có thể chọn một trong hai phương pháp này để xác định ngân sách cho đám cưới của mình.
Phương pháp đầu tiên: gọi là PHƯƠNG PHÁP LẬP NGÂN SÁCH ĐÁM CƯỚI TỪ SỐ LƯỢNG KHÁCH MỜI DỰ KIẾN.
Phương pháp thứ hai: gọi là PHƯƠNG PHÁP LẬP NGÂN SÁCH ĐÁM CƯỚI CỐ ĐỊNH
Trong bài viết này, webdamcuoi sẽ giới thiệu với các bạn phương pháp đầu tiên là:
Phương pháp lập ngân sách cho đám cưới từ số lượng khách mời dự kiến
Ưu điểm của phương pháp lập ngân sách đám cưới từ số lượng khách mời dự kiến
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp lập ngân sách cho đám cưới từ số lượng khách mời chính là chỉ cần bạn xác định được số lượng khách mời chính xác cho tiệc cưới của mình, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và dự trù được hết toàn bộ chi phí cho đám cưới của mình theo từng hạng mục.
Cách lập ngân sách này giúp cho bạn thấy rõ toàn bộ chi phí, không sợ bị thiếu trước hụt sau khi chuẩn bị tiền để làm đám cưới.
Nó chỉ rõ cho bạn thấy bạn cần phải chi bao nhiêu tiền cho dịch vụ nào. Khoản ngân sách tối đa mà bạn dành cho mỗi dịch vụ cưới là bao nhiêu để có thể chi tiêu trong khoảng đó.
Nhược điểm của phương pháp lập ngân sách đám cưới từ số lượng khách mời dự kiến
Nhược điểm chính của phương pháp này chính là bạn không thể cố định được ngân sách đám cưới ngay từ ban đầu mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng khách mời nhiều hay ít.
Số lượng khách mời càng nhiều thì ngân sách dành cho đám cưới của bạn càng to ra, và ngược lại số lượng khách mời ít thì ngân sách cưới của bạn cũng thu hẹp lại.
Do không cố định được ngân sách cưới từ ban đầu nên đòi hỏi bạn phải có một nguồn tài chính dành cho đám cưới tương đối nhiều.
Khi nào nên sử dụng phương pháp lập ngân sách cho đám cưới từ số lượng khách mời.
Do phương pháp lập ngân sách đám cưới từ số lượng khách mời không cố định được ngay ngân sách đám cưới từ ban đầu, chính vì vậy nó chỉ phù hợp với những bạn có khả năng tài chính tương đối tốt. Có khả năng chi trả cho những dịch vụ cưới có chất lượng cao.
Cách lập ngân sách cho đám cưới này cũng chỉ phù hợp cho những tiệc cưới có số lượng khách mời từ 150 người trở lên (khoảng 15 bàn tiệc). Vì nếu ít hơn thì sẽ dẫn đến ngân sách dành cho các dịch vụ cưới khác như chụp ảnh cưới, nữ trang, lễ vật cưới, xe hoa … bị kéo xuống rất thấp không đủ để chi trả cho các dịch vụ này.
Phương pháp lập ngân sách cho đám cưới từ số lượng khách mời có tổng cộng 6 bước.
Nếu các bạn làm theo đủ 6 bước hướng dẫn như của bài viết này bạn hoàn toàn có thể xác định được ngân sách đám cưới của mình một cách chi tiết và đầy đủ nhất
Bước 1: Ước lượng số lượng khách mời dự tiệc cưới
Bạn nên biết rằng số lượng khách mời dự tiệc cưới ảnh hưởng cực kỳ lớn đến chi phí đãi tiệc của bạn. Bạn mời càng nhiều khách trong tiệc cưới thì chi phí đám cưới nói chung, chi phí đãi tiệc cưới nói riêng của bạn sẽ càng phình to lên. Việc tính toán và lên danh sách khách mời thật cẩn thận sẽ giúp bạn kiểm soát được chi phí đãi tiệc cũng như ngân sách dành cho đám cưới của bạn.
Không nên bất kỳ ai cũng mời, mà phải chọn lọc danh sách khách mời thật cẩn thận. Chỉ nên mời những người thật sự thân thiết với mình mà thôi. Nếu lên danh sách khách mời tràn giang đại hải, thì có thể những người quen biết sơ sơ với bạn họ sẽ không đi và cũng không gửi lì xì chúc mừng. Trong khi đó, bàn tiệc của họ bạn đã đặt rồi thì sẽ gây ra lãng phí và đội ngân sách cưới của bạn lên.
Chính vì thế, bạn cần phải ước lượng chính xác số lượng khách mời dự kiến sẽ được mời tham dự tiệc cưới của bạn, trước khi sang bước 2 của phương pháp xác định ngân sách cưới này.
Ví dụ: Sau khi tính toán cẩn thận, bạn có thể xác định được số lượng khách mời của nhà trai là khoảng 175 người, còn của nhà gái là 122 người. Tổng danh sách khách mời khoảng 300 người.
>>> Xem thêm: Cách lên danh sách khách mời dự tiệc cưới
Bước 2: Tính số bàn tiệc cần đặt
Thường trong tiệc cưới, người ta sẽ tính tiền theo số bàn tiệc mà bạn đặt.
Ví dụ: bạn đặt bàn tiệc là 3 triệu đồng/bàn, bạn đặt 10 bàn thì sẽ là 30 triệu.
Đa số các nhà hàng tiệc cưới đều tính tiền theo số bàn tiệc như vậy. Chỉ có một số ít nhà hàng họ tổ chức tiệc cưới theo dạng khác như buffet hay tiệc đừng … thì họ tính tiền theo đầu người. Những trường hợp như vậy rất hiếm nên chúng ta sẽ không sử dụng cách tính toán chi phí tiệc cưới theo đầu người, mà tính theo bàn tiệc như phần lớn các nhà hàng đang tính.
Như vậy, từ số lượng khách mời dự kiến, bạn có thể tính ra được số bàn tiệc cần đặt trong tiệc cưới của mình. Thông thường các nhà hàng tiệc cưới đều set up 1 bàn tiệc ngồi khoảng 10 người (cũng có một số nhà hàng set up 1 bàn tiệc là 12 người, tuy nhiên để dễ tính và thống nhất ta sẽ sử dụng số lượng 10 người cho 1 bàn tiệc)
Ta lấy số lượng khách mời dự kiến chia cho 10 sẽ cho ra số lượng bàn tiệc cần đặt.
Ví dụ trong bài viết này: ta sẽ lấy 300 khách chia cho 10 khách/bàn sẽ ra số lượng bàn tiệc cần đặt là 30 bàn.
300 khách : 10 khách/bàn = 30 bàn
Bước 3: Xác định giá dự kiến chi cho 1 bàn tiệc
Bước này ta sẽ xác định giá dự kiến 1 bàn tiệc mà ta sẽ đặt để chiêu đãi khách mời. Tùy thuộc vào nhà hàng và các món ăn trong thực đơn mà đơn giá cho mỗi bàn tiệc sẽ cao hay thấp khác nhau.
Bạn có thể tham khảo thực đơn của vài nhà hàng tiệc cưới mà bạn dự định đặt tiệc trước khi xác định giá 1 bàn tiệc dự kiến sẽ là bao nhiêu.
Trong bài viết này, webdamcuoi sẽ chọn mức giá thực đơn ví dụ cho 1 bàn tiệc là khoảng 3.500.000 đồng/bàn.
Từ giá bàn tiệc dự kiến, ta tính được chi phí cho việc đãi tiệc:
30 bàn x 3.500.000/bàn = 105.000.000 đồng
Lưu ý: 105.000.000 đồng này chỉ là chi phí cho thực đơn của tổng cộng 30 bàn tiệc. Vì ngoài chi phí thực đơn, bạn còn phải chi trả thêm chi phí thức uống và một số chi phí dịch vụ cưới khác nữa tại nhà hàng tiệc cưới. Ví dụ như chi phí cho MC, vũ đoàn múa khai mạc, pháo kim tuyến, màn chiếu máy chiếu …
Các nhà hàng tiệc cưới thường tính riêng tiền thức uống và tiền thực đơn món ăn, có một số nhà hàng tiệc cưới có chương trình khuyến mãi tặng bia rượu hoặc nước ngọt suốt tiệc cho khách đặt tiệc, nếu số lượng bàn tiệc thỏa điều kiện nhà hàng đưa ra. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta sẽ giả sử không được tặng nước uống, mà phải trả tiền riêng cho khoảng này.
Vì vậy, ta phải cộng thêm 10% cho chi phí thức uống:
100.500.00 đ x 10%= 10.500.000đ.
Thường các nhà hàng tiệc cưới có nhiều dịch vụ cộng thêm để cho buổi tiệc của bạn thêm sôi động và lãng mạn, các dịch vụ này có thể là: MC giới thiệu, ban nhạc và ca sĩ, múa khai mạc, pháo kim tuyến, pháo sáng …. Cũng giống như thức uống, các dịch vụ này nhà hàng sẽ tặng cho người đặt tiệc. Số lượng dịch vụ cộng thêm được nhà hàng tặng nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng bàn tiệc mà khách đặt tại nhà hàng tiệc cưới. Đặt càng nhiều bàn thì được tặng càng nhiều dịch vụ.
Ta cũng sẽ tính luôn chi phí dự trù cho các dịch vụ cộng thêm này, và ta tính chi phí này chiếm khoảng 5% giá thực đơn :
105.000.000 đ x 5% = 5.250.000 đồng
>>> Xem thêm: Danh sách 15 nhà hàng tiệc cưới giá tốt tại Sài Gòn
Bước 4: Tính tổng chi phí dành cho việc tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng
Ở bước 3 ta tính được chi phí tổ chức tiệc cưới sẽ bao gồm tổng 3 khoảng phí sau:
– Chi phí thực đơn đãi tiệc.
(30 bàn x 3.500.000/bàn = 105.000.000 đồng)
– Chi phí thức uống đãi tiệc.
(100.500.00 đ x 10%= 10.500.000 đồng)
– Chi phí dịch vụ cộng thêm của nhà hàng tiệc cưới.
(105.000.000 đ x 5% = 5.250.000 đồng)
Cộng 3 chi phi trên ta có tổng chi phí dành cho việc tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng là 120.750.000 đồng
(105.000.000 + 10.500.000 + 5.250.000 = 120.750.000)
Ta làm tròn số thành 120.000.000 triệu đồng.
Trước khi bước qua bước 5, chúng tôi sẽ liệt kê ra 7 nhóm ngân sách chi phí phổ biến nhất khi tổ chức đám cưới:
>>> Tham khảo thêm: Tổng chi phí đám cưới trung bình
Bước 5: Phân bổ ngân sách tổ chức đám cưới
Một đám cưới trọn vẹn và hoàn hảo được cấu thành từ nhiều dịch vụ cưới khác nhau. Một kết luận được đưa ra thông qua một kết quả nghiên cứu về việc phân bổ ngân sách cưới tại Việt Nam rất đáng để chúng ta tham khảo.
Theo đó, họ phân các dịch vụ cưới ra làm 7 nhóm từ A đến G. Và tùy thuộc và tính chất của mỗi nhóm dịch vụ, họ rút ra được tỉ lệ phần trăm ngân sách mà mỗi nhóm này chiếm so với tổng ngân sách của đám cưới.
Sau đây là danh sách cụ thể của mỗi nhóm và tỉ lệ phần trăm ngân sách dành cho mỗi nhóm:
– Nhóm A là nhóm ngân sách tiệc cưới chiếm tỉ lệ cao nhất 50%
– Nhóm B là nhóm ngân sách mua lễ vật cưới chiếm 10%
– Nhóm C là nhóm ngân sách trang phục cưới và trang điểm chiếm 10%
– Nhóm D là nhóm ngân sách chụp ảnh cưới và quay phim cưới chiếm 10%
– Nhóm E là nhóm ngân sách trang trí và hoa cưới chiếm 5%
– Nhóm F là nhóm ngân sách nhẫn cưới và trang sức chiếm 10%
– Nhóm G là nhóm ngân sách thiệp cưới và xe hoa chiếm 5%
Bảng dưới đây tóm tắt ngân sách từng nhóm cụ thể.
Sau đây chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng nhóm bao gồm những chi phí chi cho những dịch vụ gì:
Nhóm A là nhóm ngân sách tổ chức tiệc cưới
Nhóm này chiếm đến 50% tổng ngân sách dành cho đám cưới. Nhóm này bao gồm các loại chi phí sau đây:
– Chi phí trả cho thực đơn tiệc cưới
– Chi phí trả cho thức uống tại tiệc cưới
– Chi phí trả cho các dịch vụ cộng thêm khi tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng. Nó bao gồm: MC, ban nhạc, ca sĩ, pháo kim tuyến, màn chiếu máy chiếu, múa khai mạc ……
– Chi phí dành cho bàn phát sinh, bàn dự bị.
Nhóm B là nhóm ngân sách mua các lễ vật cưới, tráp cưới:
Nhóm này chiếm khoảng 10% tổng ngân sách dành cho đám cưới. Nhóm này bao gồm các chi phí mua các lễ vật sau đây:
– Chi phí thuê người bê tráp
– Chi phí mua trầu cau, bánh trái, trà rượu, heo quay, xôi chè …. Và các lễ vật cưới khác.
– Chi phí thuê tráp cưới
– Chi phí lì xì cho đội bê tráp.
>>> Xem thêm: Chi phí thuê dịch vụ bê tráp
Nhóm C là nhóm ngân sách thuê trang phục cưới và trang điểm cô dâu:
Nhóm C cũng chiếm khoảng 10% tổng ngân sách dành cho đám cưới. Nhóm này bao gồm các chi phí sau đây
– Chi phí thuê hoặc mua váy cưới cho cô dâu
– Chi phí thuê hoặc mua áo Vest cho chú rể
– Chi phí trang điểm cô dâu
– Các loại chi phí dành cho phụ kiện của cô dâu và chú rể
Nhóm D là nhóm ngân sách chụp ảnh cưới và quay phim cưới:
Nhóm D cũng chiếm ngân sách khoảng 10 % tổng ngân sách dành cho đám cưới. Nhóm này bao gồm những chi phí sau:
– Chi phí chụp ảnh cưới, album cưới.
– Chi phí chụp ảnh và quay film trong ngày cưới.
Nhóm E là nhóm ngân sách dành cho trang trí :
Nhóm E chiếm 5% tổng ngân sách dành cho đám cưới. Chi phí cụ thể của nhóm E gồm có:
– Mua vật dụng trang trí để trang trí nhà cửa
– Trang trí lễ gia tiên, bàn thờ gia tiên.
>>> Tham khảo: Các mẫu trang trí gia tiên đẹp cho ngày cưới
Nhóm F là nhóm ngân sách nhẫn cưới và nữ trang cưới:
Nhóm F chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng ngân sách dành cho đám cưới. Chi phí của nhóm này bao gồm:
– Mua cặp nhẫn cưới cho hai vợ chồng
– Mua bộ nữ trang cưới cho cô dâu. Nó bao gồm bông tai, lắc tay, dây chuyền hoặc có thể có thêm kiềng vàng nữa.
Nhóm G là nhóm ngân sách cho thiệp cưới, xe hoa:
Nhóm F cũng chỉ chiếm khoảng 5% tổng ngân sách dành cho đám cưới. Nhóm này bao gồm những chi phí sau:
– Thiết kế và in thiệp cưới
– Thuê xe hoa
– Thuê xe chở khách đi rước dâu
– Quà cưới cho khách nếu có.
>>> Xem một số mẫu thiệp cưới đẹp
Bước 6: Phân bổ ngân sách đám cưới cho từng hạng mục
Chúng ta đã xác định được ngân sách cưới cho nhóm A là nhóm ngân sách tiệc cưới qua việc xác định số lượng khách mời dự kiến. Tiếp theo, dự vào tỉ lệ phần trăm của các nhóm còn lại, ta dễ dàng tính ra ngân sách cho các nhóm C,D,E,F,G.
Trong ví dụ trên, ta xác định được ngân sách dành cho nhóm A chính là tổng chi phí dành cho việc tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng là 120.000.000 đồng.
Ta dễ dàng tính được ngân sách các nhóm còn lại theo tỉ lệ phần trăm của nó. Kết quả cụ thể ngân sách của từng nhóm sẽ được tính ra cụ thể như bảng bên dưới. Trong đó ngân sách nhóm A là ô tô màu xanh đã được xác định là 120.000.000 đồng.
Kết luận
Như vậy bạn đã lập ra được ngân sách đám cưới chi tiết cho riêng mình thông qua phương pháp lập ngân sách đám cưới từ số lượng khách mời dự kiến. Theo ví dụ trên thì ta có thể thấy rõ ngân sách cưới của bạn như sau:
– Bạn dự kiến mời :300 khách
– Với 300 khách bạn cần đặt khoảng 30 bàn tiệc.
– Thực đơn cho 1 bàn tiệc của bạn khoảng 3.500.000 đồng/bàn
– Chi phí dành cho thực đơn tiệc của 30 bàn là: 105.000.000 đồng
– Cộng thêm 10% thức uống và 5% phí dịch vụ cưới tại nhà hàng, thì tổng chi phí đãi tiệc của bạn là khoảng 120.000.000 đồng. Nó chiếm 50% tổng ngân sách cưới.
Từ đó bạn tính ra được ngân sách cho từng hạng mục dịch vụ cưới khác như sau:
– Ngân sách mua lễ vật cưới (10%): 24.000.000 đồng
– Ngân sách cho áo cưới và trang điểm (10%): 24.000.000 đồng
– Ngân sách chụp ảnh và quay phim cưới (10%): 24.000.000 đồng
– Ngân sách trang trí và hoa cưới (5%) 12.000.000 đồng
– Ngân sách nhẫn cưới và nữ trang cưới (10%): 24.000.000 đồng
– Ngân sách thiệp cưới và xe hoa (5%): 12.000.000 đồng
Cộng tất cả các khoảng lại thì tổng ngân sách dành cho đám cưới của bạn là 240.000.000 đồng (cho tiệc cưới 300 khách – 30 bàn – mỗi bàn có giá thực đơn là 3.500.000 đồng)
Bạn có thể tải File Excel có sẵn công thức tính toán ngân sách đám cưới theo phương pháp xác định số lượng khách mời dự kiến ngay tại phía dưới bài viết này.
Trong file Excel này, bạn chỉ cần điền vào 2 ô màu vàng là ô số lượng khách mời và ô giá thực đơn 1 bàn tiệc thì công thức sẽ tự động tính toán cho bạn toàn bộ các khoản ngân sách của từng dịch vụ và tổng ngân sách đám cưới của bạn.
>>> Xem thêm: 6 điều không nên nói khi lập kế hoạch cưới
>>>Xem thêm: Lấy chồng bằng tuổi có nên không?
Giá vàng lên có thể làm cho ngân sách dành cho nhẫn và nữ trang cưới bị thiếu hụt nếu chỉ dành 10% cho khoản này
Cưới mà theo dõi giá vàng từng ngày luôn hả bạn
Hoa cưới và trang trí mà đến 12 triệu. Có nhiều quá không?
Nhiều hơn chút đỡ hơn thiếu bạn à. Bạn được quyền dùng không hết ngân sách nhưng không được quyền dùng vượt ngân sách. Đó mới là vấn đề quan trọng
Thiếu thì lấy cái dư bù qua cũng được mà bạn
Quan trọng là chi tiêu vừa đủ trong khoản ngân sách mỗi nhóm, tránh dùng quá thì sẽ kiểm soát được, không sợ bị đội chi phí lên
Lập được cái bảng ngân sách chi tiết như thế này cũng bớt lo lắng , chứ chuẩn bị cưới mà thấy cái gì cũng tiền tiền chóng cả mặc
Lên danh sách 300 khách là 30 bàn. Mà bữa cưới người ta đi khoảng 10 mấy 20 bàn là chỉ có khóc luôn vì lỗ vốn
Bởi vì thế người ta mới yêu cầu chúng ta lên danh sách khách mời thật cẩn thận, đừng đụng đâu mời đó vì không thân thiết người ta không dự tiệc đâu
Có bao giờ lập xong ngân sách thấy tốn nhiều tiền quá nên huỹ đám cưới luôn không ta
Nếu nhiều tiền quá người ta sẽ cắt giảm lượng khách mời xuống sẽ giảm được chi phí ngay mà bạn
Nói câu này vợ chồng sắp cưới dễ xa nhau lắm đó bạn
Cứ lập xong bảng ngân sách cưới rồi cầm lên cho ba mẹ và nói: cha mẹ muốn con lấy vợ thì chuẩn bị cho con số tiền này. Không thì con FA Forever nhé
Ông bà già trả lời, thôi cho mày FA luôn
Bản Excel này tốt quá, mình nhập lượng khách và giá thực đợi nó tính được ngay tổng ngân sách cưới cho mình luôn. Cám ơn admin đã share.
Muốn cưới em thì anh chuẩn bị sẵn 250 củ đi nha. Không đủ thì em không chịu đâu
Ngân sách cho tuần trăng mật thì cho vào phần nào?
Trăng mật là sau đám cưới mà bạn
Trăng mật chắc cho vào ngân sách sau khi cưới thì hợp lý
Mình thấy theo cách tính này thì giá bàn tiệc càng cao, càng đẩy ngân sách lên cao chứ không chỉ liên quan đến số lượng khách mời đâu
Giờ đám cưới tốn nhiều tiền quá nhở
Hồi đó cưới là cưới thôi, có lập kế hoạch gì đâu. Cưới xong chẳng nhớ tốn bao nhiêu tiền luôn. Chỉ nhớ tiền người ta lì xì được 20 mấy triệu, vừa đủ trả tiền nhà hàng
Tiền lì xì mà đến 20 triệu nhiều vậy hả
Giờ làm cái đám cưới khoảng 25 bàn ở Biên Hoà tốn khoảng nhiêu tiền vậy mọi người
Mình lên ngân sách được 1 năm rồi xong để đó luôn, covid ảnh hưởng làm đám cưới mình trì hoãn cả năm trời rồi