Lễ vu quy là gì? Nghi thức cử hành lễ Vu Quy.

Lễ Vu Quy nghĩa là gì? Tại sao phải treo bảng Vu Quy khi người con gái trong nhà đi lấy chồng? Các nghi thức cử hành lễ Vu Quy.

Lễ Vu Quy là gì?

Theo phong tục của người Việt thì khi người con gái kết hôn thì bao giờ trước cửa nhà đều treo bảng Vu Quy hoặc lễ Vu Quy. Vậy Vu Quy nghĩa là gì? Tại sao phải treo bảng Vu Quy khi người con gái trong nhà đi lấy chồng?

Thật ra, lễ Vu Quy hay Vu Quy chính là nghi lễ tiễn đưa người con gái về nhà chồng sau khi tổ chức đám cưới. Do vậy, lễ Vu Quy phải được tổ chức tại nhà gái. Từ đó, nó trở thành một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả lễ cưới được tổ chức tại nhà gái.

Lễ vu quy
Lễ vu quy

Trong lễ Vu Quy, người con gái trước khi đi lấy chồng phải lạy xuất giá để tạ ơn cha mẹ đã sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ mình nên người.

Các nghi thức tiến hành lễ Vu Quy

Thật ra không có một nghi thức chung giống nhau cho tất cả các lễ Vu Quy. Ngược lại, mỗi lễ Vu Quy tại mỗi vùng miền của đất nước lại có một sự khác biệt riêng. Tuy nhiên, nhìn chung thì một số nghi thức tiến hành lễ Vu Quy được mọi người cử hành bao gồm những nghi thức sau:

Nghi thức nhập gia

Khi đoàn nhà trai sang rước dâu đã đến nhà của họ nhà gái. Họ sẽ cử một người báo cho họ nhà gái biết để xin được vào gặp mặt.

Nghi thức trình sính lễ

Khi đoàn nhà trai sang nhà gái để rước dâu, họ mang theo rất nhiều sính lễ cưới. Các sính lễ cưới này được đựng trong những tráp cưới, mâm quả cưới được sơn son thếp vàng. Phía trên được phủ những tấm vải đỏ thêu hình rồng phụng uốn lượn.

Sính lễ cưới của người Việt rất đa dạng và có sự khác nhau tùy theo phong tục của mỗi vùng miền. Mặc dù vậy, trầu cau là loại sính lễ mà hầu như không thể thiếu trong bất kỳ đám cưới nào. Ngoài ra sính lễ cưới còn có các loại bánh cưới, trái cây, trà rượu, heo quay, gà luột, hạt sen, mức, xôi gấc, đèn long phụng, ….

Sính lễ cưới
Sính lễ cưới

Đoàn nhà trai chọn ra một đội bê mâm quả gồm những người nam giới chưa kết hôn. Tương tự như vậy nhà gái cũng chọn ra một đội nhận mâm quả gồm những người nữ chưa kết hôn. Sính lễ sẽ được đội bê mâm quả họ nhà trai trao cho đội bê mâm quả của họ nhà gái. Đội bê tráp nhà gái sau khi nhận quả sẽ mang vào trong nhà và đặt lên chiếc bàn đặt mâm quả được chuẩn bị sẵn. Nhà gái cũng sẽ mời nhà trai vào nhà để cử hành các nghi lễ.

Đại diện họ nhà trai sẽ phát biểu và giới thiệu qua những sính lễ cưới mà nhà trai mang sang. Người này sẽ mở nắp những mâm quả sính lễ trong quá trình giới thiệu. Sau đó đến lượt người đại diện của nhà gái phát biểu. Sau khi có sự đồng ý của nhà gái thì nhà trai xin phép mời cô dâu ra mắt để cùng chú rể thực hiện những nghi lễ.

Nghi thức bái gia tiên

Người đại diện hoặc chủ hôn sẽ hướng dẫn cô dâu, chú rể cùng thắp hương lên bàn thờ gia tiên và thực hiện nghi thức lễ gia tiên.

Lễ gia tiên
Lễ gia tiên

Nghi thức trình sinh nghi

Chú rể sẽ lấy cặp nhẫn cưới ra và đeo cho cô dâu, cô dâu cũng đeo nhẫn lại cho chú rể.

Mẹ chồng hoặc người đại diện sẽ tặng nữ trang cho cô dâu. Các loại nữ trang bao gồm: đôi bông tai, dây chuyền vàng, vòng tay, kiềng vàng … Các loại nữ trang này có thể được mẹ chồng hoặc chú rể đeo cho cô dâu.

Nghi thức yết kiến

Đây là nghi thức chú rể sẽ ra mắt cha mẹ vợ và bà con họ hàng của bên nhà gái. Kể từ thời điểm nay, chú rể và cô dâu sẽ được phép gọi thân sinh của hai bên là cha mẹ.

Nghi thức rước dâu

Nghi thức rước dâu là nghi thức cuối cùng trong lễ Vu Quy. Sau khi hoàn tất các nghi thức trong lễ Vu Quy, người đại diện của nhà trai sẽ xin phép nhà gái được phép thực hiện nghi thức rước dâu chính thức đưa cô dâu về nhà chồng.

Rước dâu
Rước dâu

Họ nhà trai sẽ chuẩn bị sẵn xe hoa để rước cô dâu về nhà chồng. Ngoài ra họ còn chuẩn bị những chiếc xe khách khác nữa để những người họ hàng của nhà gái có thể tham gia lễ đưa dâu và dự tiệc tại nhà trai.

>>> Xem thêm: 10 cách đơn giản để kiểm tra sức khỏe trước ngày cưới

>>> Xem thêm: Tại sao bánh cưới 3 tầng được nhiều bạn trẻ lựa chọn cho đám cưới

, , , , , , , , , , , ,

10 bình luận trong “Lễ vu quy là gì? Nghi thức cử hành lễ Vu Quy.

  1. Ɲhìn em vu quу bên ai
    Lòng anh nhói đau
    Rồi anh vội quaу bước mau
    Đắng caу nàу liệu ai thấu
    Ϲhỉ là che giấu
    Đằng sau bờ mi sắp tuôn
    Đằng sau của những nỗi buồn
    Phải buông dù không muốn
    Ɲgàу mai anh sẽ không bên cạnh em nữa đâu
    Xin chôn vùi nơi đáу sâu
    Lãng quên chuуện tình dãi dầu
    Ɗù sao thì ta
    Ϲũng đã уêu nhau hết lòng
    Đã mơ mộng
    Đã hi vọng để rồi thất vọng

    Từ giờ chẳng còn bên nhau
    Gửi nhau câu chào
    Mà lòng đau biết bao
    Vì còn mẹ già em thơ
    Đáp ơn sinh thành
    Ɗù lòng như mâу lững lờ

  2. Khi đi dự lễ cưới, nếu ở bên nhà cô dâu chúng ta sẽ thấy biển đề: Lễ Vu quy. Vậy xuất xứ của từ vu quy như thế nào?
    Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chủ chú: “vu 于: đi; quy 歸: con gái về nhà chồng”. Như vậy vu quy 于歸 có nghĩa là con gái đi về nhà chồng. Trong Kinh thi, từ vu quy xuất hiện ở bài Đào yêu thiên Chu nam: Đào chi yêu yêu/ Chước kì hoa/ Chi tử vu quy/ Nghi kì thất gia. Nghĩa là “Cây đào tơ xanh mơn mởn, hoa đỏ hồng rực rỡ. Cô ấy về nhà chồng, hòa hợp với gia đình nhà chồng của cô”.
    Từ vu quy đã hình thành nên thành ngữ gốc Hán Nạp thái vu quy, có nghĩa là “đưa đồ sính lễ qua nhà gái để xin rước dâu về”. Thành ngữ này cũng đã được dùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Định ngày nạp thái vu quy/ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong. Hay ca dao Nam Bộ có câu: Chữ rằng chi tử vu quy/ Làm thân con gái phải đi theo chồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *