Bàn thờ gia tiên ngày cưới của 3 miền có gì khác nhau?

Do sự khác biệt về phong tục nên có sự khác biệt không nhỏ khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới giữa 3 miền Bắc, Trung Nam.

Mỗi vùng miền của nước ta đều có phong tục, tập quán khác nhau. Những phong tục khác nhau này thể hiện trong tín ngưỡng, văn hóa, đời sống của người dân khu vực đó. Đám cưới và các nghi thức đám cưới cũng là những lĩnh vực có sự khác nhau rất lớn trong phong tục tổ chức. Mặc dù vậy, lễ gia tiên lại là một trong những phong tục hầu như được cử hành ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam của nước ta.

Bàn thờ gia tiên chính là nơi mà các bạn trẻ sẽ cử hành lễ gia tiên. Do đó trong ngày cưới, người ta thường dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ bàn thờ gia tiên trước khi tiến hành sắp xếp và trang trí. Tùy thuộc vào phong tục của mỗi nơi mà bàn thờ gia tiên được trang trí, trưng bày khác nhau.

Trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới ở miền Bắc

Bàn thờ cho lễ gia tiên ngày cưới cũng chính là bàn thờ chính của gia đình. Trước ngày cưới, mọi người sẽ phân công nhau dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ gia đình. Người miền Bắc người thường có xu hướng phủ vải đỏ và dán những câu đối ở 2 bên bàn thờ gia tiên.

Bàn thờ gia tiên người miền Bắc
Bàn thờ gia tiên ngày cưới người miền Bắc thích treo 2 câu đối 2 bên

Một số câu đối được sử dụng để trang trí trên bàn thờ gia tiên:

Sắc Cầm Hảo Hợp – Loan Phụng Hòa Minh

Trăm Năm Tình Viên Mãn – Bạc Đầu Nghĩa Phu Thê

Bên cạnh đó trên bàn thờ phải có một đĩa xôi gấc đỏ và một mâm ngũ quả nữa. Một số gia đình có điều kiện kinh tế tốt sẽ đặt các loại hoa quả, trái cây được kết thành hình long phụng cho thêm phần long trọng. Hoa tươi được dùng rất nhiều để trang trí bàn thờ, loài hoa phổ biến nhất được sử dụng là hoa lay ơn.

Trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới ở miền Trung

Khác với những phong tục cưới hỏi cầu kỳ của khu vực Bắc Bộ nước ta, những phong tục cưới hỏi của người miền Trung có phần đơn giản hơn. Người miền Trung có một quan niệm là “Trọng lễ nghi khi tài vật”. Câu nói này có nghĩa là họ xem trong các nghi thức hơn là sính lễ, lễ vật.

Tuy đơn giản, nhưng bàn thờ gia tiên ngày cưới của người miền Trung vẫn được trang trí rất đẹp mắt và tôn nghiêm. Các vật dụng trang trí có thể được tối giản bớt nhưng vẫn phải có bộ lư đồng, bát lư hương và bình bông trang trí theo đúng truyền thống dân tộc của người Việt Nam. Các loại hoa trang trí trên bàn thờ cũng không nhiều, không quá cầu kỳ điều quan trọng nhất là tạo được sự tôn nghiêm cho buổi lễ.

Bàn thờ gia tiên
Bàn thờ gia tiên người miền Trung đơn giản nhưng trang nghiêm

Các sính lễ nhà trang mang sang nhà gái để dâng lên bàn thờ gia tiên của người miền Trung có đủ các loại như trầu cau, trà rượu, trái cây … đặc biệt là không thế thiếu bánh phu thê. Một số nơi ở miền Trung không có phong tục dâng sính lễ cưới bằng heo quay, thay vào đó họ chọn các loại bánh như là bánh kem, bánh dẻo hoặc bánh hồng để làm sính lễ cưới.

Bánh phu thê

Trang trí bàn thờ gia tiên của người miền Nam

Đối với người miền Nam thì lễ lên đèn là nghi lễ cưới quan trọng nhất trong đám cưới. Chính vì thế, đám cưới của người miền Nam lúc nào cũng phải có một cặp đèn long phụng để cử hành lễ lên đèn. Cặp đèn long phụng là cặp đèn cầy màu đỏ. Một cây thì được khắc họa hình con rồng uốn lượn quanh cây đèn cầy đại diện cho chú rể và họ hàng nhà trai. Cây còn lại được khắc họa hình con phượng hoàng bay lượn quanh cây đèn cầy đại diện cho cô dâu và họ hàng nhà gái. Cặp đèn này thường được nhà trai chuẩn bị sẵn và đem qua nhà gái cùng với các sính lễ cưới khác.

Bàn thờ gia tiên miền Nam
Bàn thờ gia tiên người miền Nam lúc nào cũng có cặp đèn Long Phụng

Do lễ lên đèn rất quan trọng nên bàn thờ gia tiên của người miền Nam luôn được sắp xếp chu đáo các vật trang trí để phục vụ cho nghi thức lên đèn. Cặp lư đồng để cắm đèn được lau chùi bóng loáng, chính giữa là bát lư hương đã được tém gọn tro một cách sạch sẽ. Hai bên được trang trí thêm bình bông và cặp ngũ quả kết hình long phụng.

Đèn long phụng
Đèn Long Phụng

Một số gia đình miền Nam thích treo chữ song hỷ ở phông nền phía sau bàn thờ gia tiên. Một số khác lại để ông bà, tổ tiên của mình ở giữa bàn thờ gia tiên.

Theo phong tục của những người Nam Bộ một khi lễ lên đèn được cử hành trên bàn thờ gia tiên thì xem như hai bạn trẻ đã trở thành vợ chồng của nhau. Tình yêu của họ sẽ hạnh phúc, ấm áp như ngọn lửa đèn cầy. Thông thường, đèn cầy của người theo đạo Phật hoặc không theo đạo là đèn cầy long phụng màu đỏ, đèn cầy của người theo đạo Thiên Chúa thường là màu hồng.

>>> Xem thêm: Những món quà cưới kiêng kỵ không nên tặng trong đám cưới.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm thuê dịch vụ bưng quả đám cưới.

, , , , , , ,

3 bình luận trong “Bàn thờ gia tiên ngày cưới của 3 miền có gì khác nhau?

  1. Người Bắc có thói quen phải trang trí bàn thờ gia tiên thật chu đáo và đẹp mắt. Vì thế bàn thờ gia tiên miền Bắc luôn đẹp hơn các miền khác

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *