Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Có nên cưới vào Tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Có nên cưới vào Tết Đoan Ngọ? Cùng webdamcuoi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé

Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

Tết Đoan Ngọ là ngày nào?

Tết Đoan Ngọ được người ta tính theo âm lịch như Tết Nguyên Đán hay Tết Trung Thu chứ không theo dương lịch. Cụ thể Tết Đoan Ngọ chính là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam mùng 5 tháng 5 trùng vào Đoan Ngọ được gọi là ngày Tết diệt côn trùng. Người ta cho rằng mùa này côn trùng sinh sôi nảy nỡ nhiều nên dịp mùng 5 tháng 5 được chọn là ngày diệt côn trùng. Người dân không chỉ diệt côn trùng, sâu bọ phá hoại mùa màng, mà còn diệt cả các loại sâu bọ ký sinh trong cơ thể người bằng cách ăn cơm rượu, uống rượu nếp và ăn các loại trái cây có vị chua chát để tẩy diệt các loại sâu bọ trong cơ thể.

Nguồn góc của Tết Đoan Ngọ

Trong quan niệm của người Phương Đông thì mùa hè cũng giống như đầu năm mới. Đây là thời kỳ giao thời, chuyển tiếp của sinh thực khí, thời gian luân đổi âm dương. Vì hế những lễ tiết mùa hè đều thể hiện ý nguyện cân bằng những lực lượng thiên niên đó, xua đi những bệnh tật, chết chóc để hướng tới một mùa gặt hái bội thu. Ngày lễ tiết đầu tiên và quan trọng của mùa hè là ngày tết Đoan Ngọ.

Theo sách phong thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Từ Đoan nghĩa là khởi đầu, còn từ Ngọ nghĩa là giữa trưa. Đoan Ngọ được hiểu theo ý nghĩa là lúc giữa trưa. Từ Dương trong Tết Đoan Dương có nghĩa là mặt trời, là dương khí. Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ

Thật ra có rất nhiều truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ khác nhau nhưng nổi tiếng nhất vẫn là truyền thuyết về vị trung thần Khuất Nguyên tại thời kỳ Xuân Thu của Trung Quốc.

Khuất Nguyên là ai?

Khuất Nguyên là một đại thần của nước Sở phục vụ cho vua nước sở lúc bấy giờ là Sở Hoài Vương. Ông sống trong thời kỳ Xuân Thu chiến quốc trong lịch sử của Trung Quốc. Ngoài ra ông còn là một nhà chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nữa. Ông được đánh giá là một người rất giỏi về chính trị, lại có tài về văn chương.

Truyền thuyết Đoan Ngọ của Khuất Nguyên

Vào thời Xuân Thu chiến quốc thì có 7 nước xưng bá thiên hạ tại Trung Quốc, trong đó nước Tần là nước mạnh nhất có khả năng thôn tính 6 nước còn lại để làm bá chủ thiên hạ. Các quốc gia khác đều biết đều đó nên tìm mọi cách để củng cố sức mạnh bảo vệ đất nước của mình. Khuất Nguyên là một đại thần của nước Sở cũng sớm nhận ra được điều đó. Ông đề xướng với Sở Hoài Vương là vua nước Sở lúc đó nhiều chính sách chọn hiền tài để làm nước giàu binh mạnh. Ông còn đưa ra kiến nghị liên kết với nước Tề để chống lại nước Tần hùng mạnh. Tuy nhiên, những đề xướng của ông bị phản đối kịch liệt bởi những nhóm quý tộc trong nước Sở. Những người này tìm cách hãm hại ông làm cho ông bị cắt chức và bị đuổi ra khỏi kinh thành, đày đến lưu vực sông Nguyên, sông Tương.

Vì không thực thi những khởi xướng cũng cố lực lượng làm cho nước giàu binh mạnh nên cuối cùng nước Sở bị quân Tần đánh đến tận kinh đô của Sở vào năm 278 trước công nguyên. Nhìn cảnh đất nước mình bị xâm lược, tàn phá bởi quân Tần, lòng ông đau đớn. Vào ngày mùng 5 tháng 5 sau khi hoàn thành bài thơ Hoài Sa nói về lòng yêu nước, Khuất Nguyên đã nhảy xuống sông Mịch La tự tử

Theo người xưa kể lại thì, sau khi Khuất Nguyên mất, bách tính nước Sở vô cùng đau buồn, lũ lượt kéo đến bên sông Mịch la điếu Khuất Nguyên. Ngư phủ chèo thuyền trên sông tìm vớt thi thể của ông. Có một người vì Khuất Nguyên đã dùng cơm nắm, trứng gà chuẩn bị trước, quăng xuống sông, hi vọng giao long ăn no không làm hại đến thi thể Khuất Nguyên. Mọi người nhìn thấy cũng bắt chước theo. Lại có một vị thầy thuốc lấy một vò rượu Hùng hoàng rót xuống sông, nói rằng để cho giao long thuỷ thú say, tránh làm hại đại phu Khuất Nguyên. Về sau vì sợ cơm nắm bị giao long ăn, mọi người lại nghĩ ra cách dùng lá gói lại, bên ngoài cột dây tơ màu, sau phát triển thành bánh ú.
Hàng năm vào ngày mồng 5 tháng 5, có đua thuyền rồng, ăn bánh bá trạng, uống rượu Hùng hoàng, lấy đó để kỉ niệm thi nhân yêu nước Khuất Nguyên.

Tết Đoan Ngọ phổ biến ở những quốc gia nào?

Tết Đoan Ngọ được xem là một ngày lễ tết truyền thống tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đông Á như là Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản, Hongkong, Ma Cau.

Bên cạnh đó ngày lễ này còn được phổ biến tại những quốc gia Đông Nam Á có nhiều người Hoa sinh sống hay ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như là Việt Nam, Malaysia, Singapore.

Lễ Đoan Ngọ tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc hoạt động nổi trội nhất trong ngày này chính là tổ chức lễ hội đua thuyền rồng. Chèo thuyền rồng trên sông không chỉ thể hiện sự thương tiếc nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên (nước Sở, gieo mình trên sống Mịch La), mà còn cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cơ thể khỏe mạnh.

Họ ăn bánh bá trạng (粽子).Đây là tương tự bánh ú mặn ở Việt Nam, được làm từ gạo nếp. Ngoài ra, người ta còn treo cây trúc, cây ngải cứu trước cửa nhà để đuổi muỗi, ruồi bay đi, thanh lọc không khí. Trẻ em đeo túi thơm trừ tà ma và dây lụa ngũ sắc đỏ, vàng, xanh, trắng, đen là những màu sắc mang ý nghĩa may mắn. 

Bánh bá trạng là bánh gì?

Bánh Bá Trạng tiếng Hoa gọi là 粽子.Ở Việt Nam còn được nhiều người gọi bánh Bá Trạng bằng một cái tên khác là bánh Ú. Thật ra nếu gọi chính xác thì phải gọi là bánh Ú mặn mới đúng để phân biệt với các loại bánh ú có nhân đậu xanh ngọt.

Trước đây rất nhiều gia đình giữ truyền thống gói bánh bá trạng vào ngày mùng 5 tháng 5 cho gia đình ăn và tặng cho người thân bạn bè.  Do bánh bá trạng không được bán đại trà như các loại bánh khác nên thường gần đến ngày Tết Đoan Ngọ thì mới thấy xuất hiện bánh bá trạng.

Về hình dáng bánh bá trạng thường được gói thành hình ngũ giác với phần thân bánh u lên như kim tự tháp. Nó khác hẳn với hình dáng bánh trưng vuông vức của người Việt.

Bánh bá trạng được làm từ gạo nếp. Phần nhân của bánh được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như là tôm khô, nấm đông cô, trứng muối, thịt heo, đậu xanh. Bên ngoài bánh được gói bằng lá cây.

Lễ Đoan Ngọ tại Nhật Bản

Trong ngày mùng 5 tháng 5, những gia đình Nhật Bản có bé trai trong ngày này sẽ treo cờ cá chép với ý nghĩa cầu chúc các bé luôn mạnh mẽ, có lòng dũng cảm và phát triển khỏe mạnh. 

Trong ngày này người Nhật cũng ăn bánh bá trạng, tuy nhiên loại bánh này được làm từ gạo tẻ thay vì gạo nếp. Họ uống rượu ngâm cây thạch xương bồ để chống lại những ảnh hưởng xấu từ ma quỷ.  

Người Nhật cũng sử dụng cây cỏ ngọt như một phần quan trọng trong lễ hội, chúng biểu tượng cho lòng dũng cảm. Họ treo cỏ ngọt nơi mái hiên, phơi trên mái nhà, kê dưới gối, dùng để tắm hay ngâm rượu. Mọi người tin rằng điều này có thể giúp xua đuổi bệnh dịch và linh hồn ma quỷ.

Lễ Đoan Ngọ tại Hàn Quốc

Đoan Ngọ tại Hàn Quốc được gọi là lễ hội Gangneung Danoje. Lễ hội trong ngày này ở Hàn Quốc rất phong phú và đặc biệt nhiều màu sắc trong các hoạt động. Lễ hội Gangneung Danoje tại Hàn Quốc kéo dài hơn 20 ngày.

Trong thời gian diễn ra Gangneung Danoje, sẽ có các hoạt động mang tính đặc trưng địa phương như ném niêu, đấu vật, đu dây, thi đấu taekwondo, làm quạt Dano, múa với mặt nạ truyền thống… Người dân cũng làm mâm lễ với cây ngải đắng và bánh nướng để dâng cúng tổ tiên. Gangneung Danoje là một hoạt động dân gian quy mô lớn để người dân cầu mong mùa màng bội thu và sung túc.

Tết Đoan Ngọ tại Singapore

Ở Singapore, nơi rất nhiều người Phúc Kiến – Trung Quốc sinh sống, họ tổ chức nhiều lễ hội khác nhau để xua đuổi tà ma và cầu bình an. Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, họ sẽ luôn nhớ ăn bánh bá trạng với rất nhiều loại nhân bánh khác nhau.

Trong đó, tổ chức các cuộc đua thuyền rồng là hoạt động không thể thiếu. Xung quanh lễ hội Thuyền rồng hàng năm, một giải đấu thử thách thuyền rồng tuyệt vời sẽ được tổ chức tại Công viên Bờ biển phía Đông của Singapore.

Lễ Đoan Ngọ tại Malaysia

Malaysia là một quốc gia theo hồi giáo tuy nhiên lại có rất nhiều người Hoa sinh sống tại đất nước này. Những người Hoa này họ sinh sống và tổ chức các lễ hội theo phong tục của họ. Mọi người cũng ăn bánh bá trạng vào ngày này. Cuộc thi làm bánh bá trạng cộng đồng người Hoa tổ chức hầu như hàng năm vào dịp Đoan Ngọ. Có rất nhiều người ở mọi lứa tuổi tham gia cuộc thi. Cuộc đua thuyền rồng cũng là một sự kiện thường niên.

Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Riêng tại Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ còn được người dân gọi là Tết diệt sâu bọ tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng tháng. Đây cũng là thời gian được cho rằng kết thúc vụ lúa chiêm và bước vào đầu vụ mùa hè thu. Thời điểm này rơi vào tiết khí hạ chí, thời gian ban ngày dài nhất năm. Người xưa cũng có câu ca dao để nói về thời gian ban ngày rất dài của tháng năm:

“Tháng năm chưa nằm đã sáng, tháng mười chưa cười đã tối”

Do thời gian ban ngày dài cũng chính là thời điểm nắng nóng gay gắt nhất trong năm nên côn trùng gây hại cho cây trồng sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Các loại côn trùng không những làm hại mùa màng mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mang theo những loại bệnh truyền từ côn trùng sang con người như sốt xuất huyết, sốt rét từ loài muỗi hay các bệnh liên quan đến tiêu hóa từ ruồi … Do đó, trong thời điểm này, mọi người có tập tục giết sâu bọ ngoài đồng và các loại côn trùng trong nhà.

Ngoài ra họ còn diệt cả các loại sâu bọ trong cơ thể nữa. Theo quan niệm của người xưa, trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không diệt đi sẽ sinh sôi càng ngày càng nhiều. Từ đó có thể gây hại cho con người. Tuy nhiên diệt sâu bọ trong người hồi xưa không phải là chuyện dễ dàng và không phải bất cứ lúc nào giết chúng cũng được như ngày là đi mua thuốc xổ lãi, thuốc xổ giun uống là xong. Quanh năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mùng 5 tháng 5 là chúng ngoi lên. Nhân dịp chúng ngoi lên thì chúng ta phải tiêu diệt chúng. Đây thật sự là một quan niệm thời xưa của dân gian về một ngày lễ tiết mà giờ đây thật sự nhiều người cảm thấy khó hiểu và khó lý giải được.

Còn theo quan điểm về thiên văn học ngày này thì Đoan Ngọ trùng vào những ngày Hạ Chí. Hạ Chí chính là khoảng thời gian giao tiếp của hai nữa năm, đất nước bước vào mùa hạ. Đó là thời gian oi ả, nóng đến cực độ, hoa trái chín mộng đỏ nhưng cũng là lúc sâu bọ, bệnh tật sinh sôi và lan truyền mạnh nhất. Người dân cảm nhận được điều này mỗi năm và họ tiến hành những nghi thức nhằm tránh những hậu quả không cần thiết của lúc giao thời này. Những nghi thức đó dần dần trở thành tục lệ, tập quán trong ngày lễ Đoan Ngọ

Có nên cưới vào Tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam gọi là tết diệt sâu bọ hay tết giữa năm. Đây là thời gian chia một năm ra thành nữa đầu năm và nữa cuối năm. Xét về mặt ý nghĩa thì nó không tốt cho việc cưới hỏi. Cưới hỏi cần gắn kết, đồng tâm, không chia cắt nhưng Đoan Ngọ lại chia cắt 1 năm thành 2 khoảng thời gian. Chính vì vậy không nên cưới vào tháng Đoan Ngọ.

Xét về mặt thời tiết thì Đoan Ngọ rơi vào thời kỳ giao mùa, thời tiết nắng nóng oi ả chứ không dịu mát như mùa xuân. Vì thế chọn tháng Đoan Ngọ để tổ chức cưới hỏi sẽ không thuận lợi như là chọn những tháng mùa xuân.

Ngoài ra, do tháng Đoan Ngọ là thời điểm giao mùa nên con người dễ bị nhiễm các loại bệnh do thời tiết và nắng nóng gây ra. Tổ chức cưới hỏi mà chẳng may cô dâu hoặc chú rể bị bệnh thì thật không hay phải không?

Theo webdamcuoi thì thời điểm giữa năm hay Đoan Ngọ là thời điểm mọi người nên chú trọng đến sức khỏe, tụ họp gia đình là hợp lý nhất. Còn việc cưới hỏi có thể dời qua thời điểm khác tổ chức sẽ phù hợp hơn.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm đặt thiệp cưới.

>>> Xem thêm: Cách trang trí phòng tân hôn lãng mạn và hợp phong thủy

, , , , , , , , , , , , , ,

5 bình luận trong “Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Có nên cưới vào Tết Đoan Ngọ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *