Dân gian Việt Nam tổ chức hôn lễ hoặc cưới vợ, gả con thì có tục chọn ngày cưới gả, chọn tuổi, chọn ngày và giờ. Khi cưới gả chọn tuổi cô dâu, câu tục ngữ: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”.
Tục chọn ngày cưới gả tránh tuổi Kim Lâu
Theo tục chọn ngày cưới gả dân gian, con gái khi cưới gả tránh vào năm có tuổi Kim lâu. Nếu tổ chức lễ cưới vào năm Kim lâu có khả năng xảy ra những tình huống sau:
– Sinh con một bề (sinh toàn con gái, hoặc toàn con trai, thông thường thì sinh toàn con gái).
– Dễ hiếm muộn con.
– Vợ chồng thường xảy ra bất hoà.
– Vợ chồng thường xa nhau, kẻ Nam, người Bắc, người trong nước, người nước ngoài.!.
Song vì lý do nào đó phải tiến hành cưới gả, như cưới chạy tang, người con gái tuổi 25 trở lên hoặc đã qua cao thì năm Kim lâu vẫn tiến hành, nhưng nên chọn tháng đại lợi, ngày tốt giờ tốt. Theo kinh nghiệm dân gian, năm Kim lâu đối với ai tuổi cao, nếu đám cưới sẽ không ảnh hưởng gì lớn đến hạnh phúc gia đình.
Chọn ngày cưới gả không phạm Kim Lâu
Người xưa khi tổ chức cưới gả cho con gái, rất kỵ phạm phải năm Kim lâu. Để biết năm tổ chức cưới gả đối với nữ giới có phải là năm Kim lâu hay không, người xưa lấy tuổi tính theo năm Âm lịch chia cho 9, nếu không dư (chia hết) hoặc có số dư là: 2, 5, 7 thì năm đó có tuổi không Kim lâu. Còn nếu phép chia có sô dư là: 1,3,6,8 là năm đó Kim lâu.
Ví dụ: cô gái sinh năm 1981, năm 2005 có tuổi tính theo lịch Âm là 25 tuổi. Theo cách tính trên ta có: 25: 9 =2 d 7, vậy năm này không phạm Kim lâu, cưới gả được. Đến năm 2006 là 26 tuổi âm, ta có: 26: 9 = 2 dư 8, vậy năm này là năm Kim lâu đối với cô gái đó, do đó không nên tổ chức cưới gả. Năm 2007 cô gái này 27 tuổi âm, đem chia cho 9 không dư, vậy năm này đối với cô không Kim lâu, cưới gả được.
(Lưu ý: tính tuổi Kim lâu để làm nhà đối với nam giới khác hẳn với cách tính tuổi năm Kim lâu cho nữ giới khi tổ chức cưới gả).
Những người có tuổi sau là năm không Kim lâu
Bằng cách tính trên, những cô gái có tuổi theo lịch âm như sau không phạm vào năm Kim lâu:
16 tuổi, 18 tuổi, 23 tuổi, 25 tuổi, 27 tuổi, 29 tuổi, 32 tuổi, 34 tuổi, 36 tuổi”
Để vẹn toàn cho hạnh phúc gia đình mai sau, dù cho cưới gả phạm vào năm Kim lâu, người xưa có tục chọn ngày và giờ Cát (tốt) cho ngày đón dâu, ngày tổ chức đám cưới, người xưa thường chọn giờ Hoàng đạo
Giờ Hoàng Đạo nghĩa là giờ tốt. Người ta thường chọn giờ Hoàng Đạo để làm những việc mang tính chất quan trọng cao như xây nhà, đám cưới, đón dâu, nhập học, lễ tang, khai trương, tân gia, thành hôn, … Những việc này nếu được tiến hành trong giờ Hoàng Đạo sẽ có được những thuận lợi và giảm thiểu những rủi ro.
>>> Xem thêm: Bí quyết chọn được bạn đời tâm đầu ý hợp
>>> Xem thêm: 6 lời nói tuyệt đối không nên nói khi tổ chức đám cưới
Mình không tin phạm tuổi thì không có hạnh phúc. Quan trọng là mối quan hệ vợ chồng có tốt và có yêu thương và hy sinh cho nhau không
Thà tin là có vẫn hơn. Có kiêng cữ thì có lành, mình cũng không mất mác gì to lớn
Đã thử lén lén lấy năm sinh bạn gái, tính năm kim lâu bạn gái mình. Tính loạn cả lên mà chẳng ra được gì. May mà cô ấy không biết