6 lời nói tuyệt đối không nên nói khi lên kế hoạch cưới

Khi lên kế hoạch cưới, có rất nhiều chuyện phải tính tới dẫn đến đôi khi xảy ra tranh cãi. Hãy lựa lời mà nói để vừa lòng nhau bạn nhé.

Đó không phải là chuyện của tôi

Bạn nên hiểu đám cưới là chuyện của cả hai người, chứ không phải chuyện riêng của bạn và cũng không phải là chuyện riêng của người bạn đời của bạn.

Có thể trong khi lên kế hoạch cưới, mọi chuyện được phân công rõ ràng, mỗi người một việc để đám cưới được tổ chức suông sẻ. Mặc dù vậy trong quá trình thực hiện, có thể xuất hiện những vấn đề ngoài ý muốn. Người bạn đời của bạn có thể cần sự hỗ trợ hoặc giúp đỡ của bạn để giải quyết vấn đề đó.

Ví dụ: Việc chọn và đặt in thiệp cưới được giao cho người vợ tương lai của bạn phụ trách. Tuy nhiên trong quá trình đặt in thiệp cô ta lại đặt nhầm lẫn số lượng, thay vì đặt 300 thiệp thì cô ta nhớ nhầm nên chỉ đặt in có 200 thiệp thôi. Sai sót này làm cho số lượng thiệp mời được đặt in không đủ phát cho số lượng khách mời. Cô ta thật sự lo lắng, không biết phải giải quyết ra sao và hỏi bạn phải làm sao đây.

Những vấn đề sai sót như thế là những vấn đề thường xuyên xảy ra khi chuẩn bị đám cưới. Nếu câu trả lời của bạn là: “Em tự giải quyết đi, việc đó giao cho em rồi mà, đó không phải là chuyện của tôi thì bạn đang khiến cho người bạn đời tương lại của mình căng thẳng và cảm thấy không được hỗ trợ và giúp đỡ.

đám cưới
Lên kế hoạch cưới và đám cưới là chuyện của cả hai người

Thay vì thoái thác, bạn hãy đưa ra những ý kiến, những gợi ý của mình có để giúp họ giải quyết được vấn đề. Làm được điều này không những sẽ giúp cho tình cảm vợ chồng thêm gắn kết, mà còn giúp bạn triển khai được kế hoạch đám cưới của mình vẹn toàn hơn.

Cha mẹ của anh/em thật là phiền toái

Trong khi chuẩn bị cho đám cưới, có rất nhiều việc phải làm. Hai bạn sẽ phải lên kế hoạch và ý tưởng cho mọi công tác chuẩn bị cho lễ cưới của mình. Với kinh nghiệm sống của mình, cha mẹ của hai bên thường góp ý và đưa ra ý kiến riêng của mình cho đám cưới của bạn. Đôi khi những ý kiến này trái ngược với ý tưởng cưới của bạn, điều này làm cho bạn thật khó chịu.

Ví dụ: bạn muốn mặt một chiếc áo cưới cúp ngực trắng tinh thật quyến rũ trong ngày cưới của mình, còn bố mẹ lại cho rằng mặc như thế là quá hở hang. Họ yêu cầu bạn nên mặc áo dài theo đúng truyền thống của dân tộc. Điều này, làm cho bạn cảm thấy rất khó chịu vì bị can thiệp vào chuyện lựa chọn áo cưới của mình.

Những kiểu váy cưới ngoại nhập với chất liệu xịn luôn rất đắt
Những kiểu váy cưới ngoại nhập với chất liệu xịn luôn rất đắt

Tuy nhiên, cha mẹ là bậc trưởng bối, dù họ có đưa ra những ý kiến hay yêu cầu làm cho bạn cảm thấy khó chịu đi nữa thì bạn cũng không nên liên tục phàn nàn với người bạn đời của mình. Việc này thể hiện sự thiếu tôn trọng của bạn đối với phụ mẫu, nó còn chứng tỏ bạn là một người xấu tính nữa.

Nên có những suy nghĩ tích cực là cha mẹ đang cố gắng dùng kinh nghiệm mà họ đã từng trải qua để giúp bạn có được hôn lễ hoàn hảo hơn. Nếu bạn cảm thấy không đồng ý với những ý kiến của cha mẹ, hãy ngồi xuống bên họ, thảo luận với họ, giải thích cho họ hiểu về những nhược điểm trong ý kiến của họ và quan điểm của mình để tạo được sự hiểu rõ nhau trong ý kiến của hai bên.

>>> Xem thêm: 10 Cách để trở thành cô dâu tự tin trong ngày cưới

Anh/em sử dụng hết tiền rồi.

Ngân sách đám cưới là điều quan trọng nhất khi lên kế hoạch tổ chức một lễ cưới. Có thể nói không ngoa là nếu không có ngân sách thì không thể làm đám cưới được. Chính vì thế, mọi chi tiêu trong kế hoạch cưới đều phải phân chia ngân sách rõ ràng.

Nếu chỉ vì một chiếc váy cưới ngoại nhập bằng chất liệu đẳng cấp hay một đôi nhẫn cưới đính kim cương với giá rất cao mà bạn chi tiêu vượt mức ngân sách cho phép thì sẽ mang đến cho bạn nhiều phiền phức.

Theo ngân sách cưới, bạn sẽ phải chi tiêu cho những việc khác nữa như đãi tiệc cưới, chụp hình cưới, thuê xe hoa, trang trí nhà cửa, mua các loại nội thất cưới … Một khi đã chi quá tay cho 1 mục, những mục khác sẽ bị thiếu tiền. Và khi bạn nói với người vợ hoặc chồng tương lai của mình là: “anh/em đã sử dụng hết tiền rồi. Không đủ tiền để trả cho dịch vụ này nữa”. Có thể đó sẽ là phát súng đầu tiên khai hỏa cho những cuộc cãi vã gay gắt và căng thẳng trước khi cưới.

Nếu không muốn điều đó xảy ra, hãy đảm bảo mọi chi tiêu cho đám cưới điều theo ngân sách đã lập ra, đừng chi tiêu tùy tiện. Mạnh dạng bỏ quả những dịch vụ giá cao vượt quá tầm với của mình.

kế hoạch cưới
Nên có kế hoạch và ngân sách cưới thật chi tiết

Tôi sẽ không mời người thân của anh/em đến dự đám cưới

Có những trường hợp, sau thời gian tiếp xúc với những người thân của vợ hoặc chồng tương lai của mình, họ nhận ra mình không hợp với những người thân này. Hoặc thậm chí đôi khi có mâu thuẫn gay gắt với họ.

Mặc dù vậy, cũng đừng vì thế mà trong khi lên kế hoạch cưới, bạn tuyên bố với người bạn đời tương lai của mình là: “Tôi sẽ không mời người thân của anh/em dự đám cưới”.

Bạn nên nhớ là đám cưới là chuyện của cả 2 gia đình chứ không phải chỉ là chuyện riêng của 2 người. Nếu muốn là chuyện riêng của 2 người thì thật đơn giản, chỉ cần lên phường xã, điền vào tờ đơn đăng ký kết hôn là xong. Hai người đã chính thức trở thành vợ chồng của nhau và được pháp luật công nhận.

Một lễ cưới sở dĩ được tổ chức long trọng, với nhiều nghi thức truyền thống dân tộc và dưới sự chứng kiến của những người thân bạn bè là do muốn chính thức thông báo đến tất cả mọi người hai bạn chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Tiệc cưới chính là buổi tiệc mừng dành cho khách mời, những người đã dành thời gian quý báo của họ đến đây và chúc phúc cho hai bạn.

>>> Xem thêm: 10 bí quyết duy trì hôn nhân hạnh phúc sau khi cưới

Vì thế, dù thế nào đi nữa, hãy gác lại những mâu thuẫn qua một bên. Họ dù sao cũng là những thành viên trong gia đình của hai bạn. Bạn mời họ dự đám cưới không những chứng tỏ bạn đang đối xử với họ như những thành viên trong gia đình thực sự mà còn là một cơ hội để mọi người có thể hóa giải những mâu thuẫn trước đây.

Anh/em có bị khùng không hả?

Có ai thích nghe câu người khác nói mình bị khùng. Lo toan cho đám cưới thật là bù đầu bù cổ, trong tình trạng như vậy bạn sẽ dễ nổi nóng với bất kỳ ai, bất kỳ sự việc nào, kể cả đối với người bạn đời tương lai của mình.

Nhưng xúc phạm người ấy bằng một câu nói như thế thì thật là không nên. Một trái bóng khi được bạn ném vào tường, nó sẽ nảy ra ngay về phía bạn. Tương tự như thế, một lời nói xúc phạm đến người khác, người đó chắc chắn sẽ phản ứng lại với thái độ giận dữ. Tiếp theo đó là những tranh cải không đáng có sẽ nổ ra.

Lời nói xúc phạm người khác thật không hay
Lời nói xúc phạm người khác thật không hay

Mọi vấn đề đều có cách giải quyết, thay vì nói những lời khó nghe hãy tạm thời lặng im một chút, bình tâm lại một chút để ngọn lửa trong đầu nguội bớt, khi đó hai bạn sẽ tìm ra được hướng giải quyết thôi mà.

Đây là đám cưới của chúng con

Như đã đề cập bên trên, đám cưới không phải là chỉ riêng của 1 người hay 2 người, nó là ngày vui lớn của cả 2 gia đình. Nó có sự khác biệt với hôn nhân vì hôn nhân chỉ là mối quan hệ ràng buộc của 2 người.

Do đó, trong lễ cưới, mặc dù cô dâu và chú rể luôn là tâm điểm chính, tập trung sự chú ý của mọi người nhưng hãy dành thời gian để nghe lời khuyên từ những bậc làm cha làm mẹ, những bậc anh chị, chú bác. Những người đã có nhiều kinh nghiệm, trải qua những lần tổ chức hôn lễ cho con cháu của họ.

Đám cưới không thể thiếu những lời khuyên thiết thực của bậc cha chú
Đám cưới không thể thiếu những lời khuyên thiết thực của bậc cha chú

Sự giúp đỡ của họ trong đám cưới không những giúp cho lễ cưới của bạn nhẹ nhàng hơn mà còn giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có nhiều khả năng sẽ xảy ra trong đám cưới.

>>> Xem thêm: 9 bước tuyệt vời để tiết kiệm chi phí đám cưới

>>> Xem thêm: 4 cách để có bờ vai mịn màng trong ngày cưới

, ,

3 bình luận trong “6 lời nói tuyệt đối không nên nói khi lên kế hoạch cưới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *