Phong tục đám cưới của người Huế

Phong tục đám cưới của người Huế cũng khá giống như phong tục cưới của người miền Trung. Đám cưới người Huế diễn ra đơn giản và tiết kiệm, không quá phô trương.

Phong tục đám cưới của người Huế cũng có đủ các bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ, lễ hỏi cho đến tân hôn, vu quy … Nhìn tổng thể, các đám cưới ở Huế thường diễn ra một cách tiết kiệm và đơn giản. Đám cưới người Huế Không quá phô trương, những trong mỗi chi tiết của buổi lễ lại khá cầu kỳ. Với người Huế, họ quan niệm rằng “Trọng lễ nghi, khinh tài vật”. Nghĩa là coi trọng các phong tục lễ nghi, không coi trọng lễ vật, tiền tài.

Lễ chạm ngõ trong đám cưới của người Huế

Lễ chạm ngõ hay lễ dạm ngõ của người Huế được tổ chức rất giản đơn. Bên nhà trai chọn ngày sang thăm bên nhà gái để biết nhà cửa, thường không có nghi thức đặc biệt gì trong lễ này. Trong lúc gặp mặt, hai nhà sẽ cho biết ngày tháng năm sinh của người con trai và con gái để từ đó tìm ra ngày lành, tháng tốt để cưới.

Sau khi có được ngày tháng năm sinh, nhà trai sẽ tìm thầy tướng số để xem ngày lành. Người Huế rất coi trọng ngày cưới, có khi họ còn lên chùa hỏi ý kiến của những vị cao tăng đắc đạo để tìm ra ngày cưới tốt cho con cháu của mình.

Sau khi chọn được ngày giờ, hai bên thông gia sẽ thông báo cho nhau bằng một cuộc thăm hỏi đơn giản. Việc này cũng đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện, nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.

Lễ hỏi của người Huế

Lễ hỏi còn gọi là lễ đính hôn được người Huế tổ chức trước đám cưới một thời gian. Người Huế chỉ xem lễ hỏi là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và họ hàng thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ.

lễ đính hôn
Lễ đính hôn

Sau khi hai bên nhà trai và nhà gái thống nhất được việc dựng vợ gã chồng cho con cháu của mình, họ sẽ tổ chức lễ hỏi cho hai bạn trẻ. Trong lễ hỏi lúc nào cũng phải có khay trầu cau và khay rượu để làm lễ vật trình bày lý do tổ chức buổi lễ. Người Huế có phong tục “Trầu cau là đầu câu chuyện” nên họ lúc nào cũng phải chuẩn bị sẵn trầu cau. Mặc dù hiện nay, phong tục được giản lượt hóa nhưng trầu cau, bánh trái và trà rượu vẫn là những lễ vật không thể thiếu mà nhà trai mang sang biếu bên nhà gái trong lễ hỏi.

Ngoài trầu cau, chú rể cũng cần phải chuẩn bị một chiếc nhẫn để đeo cho cô dâu trong lễ hỏi, chiếc nhẫn này gọi là nhẫn đính hôn. Đám cưới của người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong đám cưới tối thiểu chỉ gồm có mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu nhà trai có khả năng tài chính tốt thì có thể có thêm các mâm bánh kem, báo dẻo … tuy nhiên sẽ không có mâm heo quay như phong tục cưới của những địa phương khác.

Hồi xưa, sau khi tổ chức lễ hỏi, theo phong tục của người Huế, người con trai phải đến nhà của người con gái để làm rể một thời gian. Thời gian làm rể có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm thì nhà gái mới đồng ý gã con gái cho. Trong thời gian làm rễ, người con trai phải phụ giúp nhà gái làm ruộng, cày cuốc, …

Các nghi thức trong phong tục cưới của người Huế

Đám cưới người Huế có các lễ: xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, lễ rước dâu diễn ra ở nhà gái và lễ đón dâu. Đám cưới ở Huế luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ rước đèn đi trước. Hai đứa trẻ thường là 1 trai 1 gái, tuổi tương đương nhau, tay cầm lồng đèn hay cầm hoa.

Lễ cúng tơ hồng trong đám cưới của người Huế

Lễ cúng tơ hồng thường được tổ chức ở nhà gái. Bàn thờ Tơ Hồng có thể lập ở trong nhà hay ngay giữa sân. Trên bàn thờ Tơ Hồng có lư hương, đèn, nến, trái cây, xôi gà, rượu và cơi trầu. Cô dâu chú rể đứng hàng ngang trên chiếu trải trước hương án để lạy 4 lạy, vái 3 vái, rồi quỳ nghe người đại diện đọc văn tế Tơ Hồng. Khi người đọc xong văn tế, chú rể và cô dâu lại lễ tạ Nguyệt Lão rồi cùng uống chung một ly rượu và ăn một miếng trầu đã có sẵn trên bàn thờ Tơ Hồng. Uống chung ly rượu này có nghĩa là hai người sẽ là một và sống tới khi đầu bạc răng long.

Lễ bái tơ hồng
Lễ bái tơ hồng

Sau khi hoàn tất lễ cúng tơ hồng, gia đình sẽ tổ chức lễ gia tiên. Đôi trai gái theo sự hướng dẫn của các vị trưởng bối vái bàn thờ gia tiên và chính thức ra mắt tổ tiên bên nhà gái.

Lễ tơ hồng và lễ gia tiên của người Huế đều được thực hiện trong ngày cử hành lễ cưới.

Lễ rước dâu trong đám cưới của người Huế

Sau khi hoàn tất lễ tơ hồng và lễ gia tiên bên nhà gái xong, sẽ làm lễ rước cô dâu về nhà chồng. Cô dâu về nhà chồng phải đúng giờ, gọi là giờ nhập trạch hay còn gọi là giờ tốt. Có về đúng giờ thì chuyện làm dâu sẽ thuận lợi và tốt đẹp. Nếu rước dâu để trễ mất giờ tốt sẽ sinh ra những chuyện không hay sau khi cưới.

Lễ cưới của người Huế
Lễ cưới của người Huế

Sau khi rước dâu về nhà trai, cô dâu và chú rể một lần nữa lại làm lễ gia tiên tại nhà trai. Lễ gia tiên tại nhà trai mang ý nghĩa là bên nhà trai giới thiệu đến tổ tiên của mình người con dâu là thành viên mới trong gia đình.

Trong đêm tân hôn, đôi bạn trẻ phải làm lễ giao bôi, hợp cẩn. Người Huế có tập tục để trong phòng hoa chúc một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Đôi bạn trẻ phải nhai hết 12 miếng trầu ấy, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm. 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối, ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Còn rượu giao bôi thì theo đúng với lễ giáo phong kiến của phương Đông.

sính lễ cưới
lễ vật cưới của người Huế

Tính cầu kỳ của người Huế tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không hề có chuyện ồn ào thái quá trong các lễ và tiệc cưới, Trao đổi ngôn từ giữa hai bên thông gia và giữa bà con thân thích đều rất thận trọng. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên đều rất khuôn sáo và không bỏ sót ai.

Trang phục cưới trong của người Huế

Áo dài truyền thống được xem là trang phục cưới chủ yếu của người Huế. Chiếc áo dài được xem là được xuất thân từ mảnh đất kinh thành Huế trước khi trở thành chiếc quốc phục của Việt Nam. Vì thế, trong đám cưới của người Huế, họ đều rất ưa chuộng chọn trang phục áo dài trong lễ cưới. Những bộ váy Soiree, váy cưới kiểu Tây, váy cưới hiện đại cũng được các cô dâu người Huế mặc khi thực hiện những Album ảnh cưới. Những kiểu váy này giúp họ có những tấm ảnh cưới đầy phong cách và hiện đại hơn so với việc chỉ mặc những bộ áo dài và chụp tại những cố đô cổ kính.

Trang phục cưới áo dài truyền thống trong đám cưới của người Huế
Trang phục cưới áo dài truyền thống trong đám cưới của người Huế

Ngoài ra, để thay đổi phong cách, một số bạn trẻ đã cho thiết kế lại những bộ cổ phục của triều Nguyễn và mặc nó trong lễ cưới của mình.

Cô dâu sẽ chọn áo Nhật Bình. Áo Nhật Bình là trang phục ngày thường của Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu và Hoàng Quý Phi trong triều đình Huế thời phong kiến. Tùy theo phẩm cấp màu áo Nhật Bình có màu sắc và hoa văn khác biệt.

áo Nhật Bình
Áo Nhật Bình

>>> Xem thêm: Cô dâu chú rể diện trang phục triều Nguyễn trong lễ cưới

Chú rể sẽ mặc áo tấc để phối với chiếc áo Nhật Bình của cô dâu. Áo tấc loại lễ phục cổ đứng năm thân, tay thụng, mặc bởi cả phái nam và phái nữ thời Nguyễn. Mọi tầng lớp từ dân đen đến quốc chủ đều có thể mặc trong các dịp trang trọng.

Áo Nhật Bình và ào Tấc trong lễ cưới người Huế
Áo Nhật Bình và ào Tấc trong lễ cưới người Huế

>>> Xem thêm: Áo Nhật Bình và áo Tấc, cơ sốt trang phục cưới của giới trẻ

Áo Nhật Bình cho cô dâu và áo Tấc dành cho chú rể được xem là trang phục cưới cổ truyền độc đáo của thời phong kiến triều đình nhà Nguyễn tại kinh thành Huế. Các bạn trẻ người Huế chọn trang phục này trong ngày cưới vừa thể hiện sự mới lạ vừa hướng đến cội nguộn của các vua chúa thời xưa của vùng đất mình sinh sống

>>> Xem thêm: Hôn lễ truyền thống của người Việt

>>> Xem thêm: Phong tục cưới hỏi của người Hoa ở Sài Gòn

, , , , , , , , , , ,

3 bình luận trong “Phong tục đám cưới của người Huế

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *