Lễ Ăn Hỏi trong đám cưới Việt

Lễ Ăn Hỏi còn được gọi làm Đám Hỏi hay Lễ Đính Hôn. Đây là một trong những lễ quan trọng trong đám cưới của người Việt. Nó được diễn ra trước lễ cưới.

Lễ vật truyền thống trong Lễ Ăn Hỏi theo phong tục Việt Nam

Theo tục lệ từ xưa của dân gian, nhà trai phải mang sang tặng nhà gái những những tráp gỗ có chứa lễ vật bao gồm trầu cau, các loại bánh, trái cây, rượu, trà, … tùy theo từng vùng miền mà có thêm heo quay, xôi, thuốc lá, đèn long phụng nữa. Những lễ vật này thường là do nhà gái yêu cầu về chủng loại và số lượng

lễ vật cưới
Các lễ vật trong lễ ăn hỏi

Lễ vật sau khi được mang sang nhà gái sẽ được nhà gái dùng nó để làm lễ cúng bàn thờ gia tiên. Sau đó số lễ vật này sẽ được chia ra thành từng phần, và tặng cho họ hàng người thân để báo tin vui cho họ biết là đám cưới sắp diễn ra.

Các lễ vật trước khi đem sang nhà gái đều được nhà trai sắp xếp và bố trí rất đẹp mắt. Tất cả lễ vật đều được đặt trong các tráp trang trọng, bánh hoặc trái cây trong tráp được xếp theo trình tự. Sau khi đóng nấp, các tráp lễ vật còn được phủ lên những tấm vải đỏ, có thuê hình long phụng.

tràu cau được kết thành hình Long Phụng
tràu cau được kết thành hình Long Phụng

Người bê tráp được lựa chọn kỹ lượng, với độ tuổi và chiều cao tương đương nhau. Đôi bê tráp có khoảng từ 5 đến 8 người và thường mặc đồng phục giống nhau. Đồng phục của đội bê tráp có thể là áo dài truyền thống hoặc là áo sơ mi quần tây lịch sự.

Đội bê tráp
Đội bê tráp với trang phục áo dài

Khi sang nhà gái, đoàn nhà trai thường đi bằng xe hơi. Khi đến nhà gái, nhà trai xuống xe và đi bộ thành 1 đoàn người mang lễ vật theo thứ tự một cách trang trọng.

Những lễ vật truyền thống trong lễ hỏi là trầu cau, trà, rượu, bánh và trái cây. Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế tại Việt Nam, những lễ vật cưới trong lễ hỏi cũng được đa dạng hơn. Người ta còn sử dụng rượu tây, bánh kem, các loại xôi đặc sản của vùng miền, ngoài ra trầu cau được kết và trang trí thành hình long phụng rất đẹp mắt.

Phong tục và nghi lễ trong Lễ Ăn Hỏi

Khi đoàn nhà trai chính thức đến nhà của bên nhà gái để làm Đám Hỏi thì mỗi bên sẽ cử ra một người đại diện bên mình để ra thưa chuyện.

Đại diện bên nhà trai sẽ đứng ra giới thiệu các thành viên trong đoàn nhà trai qua nhà gái. Sau đó, người đại diện sẽ trình bày các lễ vật mang theo để tặng bên nhà gái và thay mặt cho bên nhà trai xin hỏi cưới người con gái của bên nhà gái.

Sau phần người đại diện của bên nhà trai thì người đại diện của bên nhà gái cũng đứng ra đáp lời và chào mừng bên nhà trai.

>>> Lễ Vấn Danh là gì?

Phần thưa chuyện kết thúc, cha mẹ nhà trai và nhà gái cùng chú rể và cô dâu tương lai sẽ tiến hành nghi thức thắp nhanh bàn thờ gia tiên của bên nhà gái. Sau khi kết thúc nghi lễ, bên nhà gái sẽ mời đoàn nhà trai ở lại và cùng dùng bữa cơm thân mật.

Kết thúc Đám Hỏi và chuẩn bị cho Đám Cưới

Việc nhận lễ vật của bên nhà trai trong lễ hỏi có nghĩa là bên nhà gái đã chính thức đồng ý gả con gái cho bên nhà trai. Sau đám hỏi, bên nhà gái chỉ giữ lại một nữa các lễ vật mà bên nhà trai mang sang để tặng lại cho bà con thân thích của bên nhà gái. Một nữa số lễ vật còn lại nhà gái sẽ biếu lại cho nhà trai mang về. Tục lệ này gọi là “Lại Quả”.

sính lễ cưới
Nhà gái sẽ tặng lại nhà trai một nữa số lễ vật cưới , gọi là lại quả

Lễ vật nhà gái tặng cho bà con thân thích thường được tặng theo số lẻ là 1 hoặc 3, chứ không tặng theo số chẵn vì mang ý nghĩa thô tục. Khi tặng lễ vật, bên nhà gái cũng kèm theo đó 1 tấm thiệp báo hỷ để chính thức báo tin mừng cho bà con của mình.

Từ sau Đám Hỏi đến Đám Cưới, vào mỗi dịp lễ tết như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Tết Đoan Ngọ, Tết Thanh Minh và những ngày đám giỗ của bên nhà gái, chàng rể tương lai đều sẽ mang quà sang tặng và thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của bên nhà gái.

Ngày xưa, sau Đám Hỏi, ở một vài nơi tại Việt-Nam còn có phong tục “gửi rể”. Nghĩa là chàng rể tương lai sẽ đến ở nhà gái và đi học trong vòng bốn năm năm để thi đỗ rồi mới được cưới vợ.

Chính vì thế mà ta mới có câu tục-ngữ: “Phi cao đẳng bất thành phu phụ.” Sau đám hỏi, nhà trai phải bàn bạc và đề nghị với nhà gái đề ấn định ngày làm đám cưới.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa của bánh phu thê trong đám cưới

>>> Xem thêm: Lễ đen là gì? Tiền lễ đen bao nhiều thì hợp lý

, , , , ,

2 bình luận trong “Lễ Ăn Hỏi trong đám cưới Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *