Tục thách cưới là một trong những nghi lễ truyền thống từ xưa được cho là vẫn còn tồn tại trong các lễ cưới Việt cho đến hôm nay.
Phong tục cưới hỏi truyền thống của Việt nam có rất nhiều phong tục và nghi lễ khác nhau. Có những nghi lễ được cho là đậm đà bản sắc dân tộc và còn giữ đến ngày hôm nay như lễ dặm ngõ, lễ hỏi, rước dâu … Có những nghi lễ được đơn giản hóa hoặc không còn tồn tại trong lễ cưới của người Việt thời đại ngày nay.
Thách cưới là gì?
Thách cưới là một tục lệ cổ xưa trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Thời xưa, muốn lấy được vợ, nhà trai phải đáp ứng được đòi hỏi về lễ vật mà nhà gái đưa ra. Nếu không đáp ứng được thì nhà gái sẽ không gả con gái cho.
Vào ngày cưới, nhà gái sẽ yêu cầu nhà trai phải mang sang một số lễ vật nhất định để qua đón dâu. Tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của nhà trai, mà bên nhà trai sẽ “Cò kè bớt một thêm hai” với bên nhà gái để có thể bớt được một phần lễ vật. Sau khi thương lượng, hai nhà sẽ thống nhất về số lượng và chủng loại lễ vật mà nhà trai phải mang sang trước khi đón dâu về.
Về ý nghĩa thì số lễ vật nhà trai mang sang nhà gái như là một phần đóng góp của nhà trai dành cho nhà gái. Lễ vật này để cám ơn nhà gái đã sinh ra và dạy dỗ người con gái, người sẽ trở thành con dâu của họ sau ngày cưới.
Nó còn thể hiện tấm lòng của nhà trai dành cho người con dâu của họ. Nhà trai lo đầy đủ về mọi thứ cho con dâu để đảm bảo người con dâu có cuộc sống đầy đủ khi về bên nhà trai.
Phong tục thời xưa
Thời xưa, khi mà quyền tự do yêu được chưa được tôn trọng. Luật hôn nhân gia đình cũng chưa co thì tục thách cước trở thành tục lệ gò bó và trói buộc các cặp nam nữ yêu nhau khi muốn tiến đến hôn nhân.
Lý do là nhà gái đòi hỏi những lễ vật cưới quá sức đối với chú rể và nhà trai. Do đó, chú rể và nhà trai không thể lo nổi và quyết định hủy hôn.
Thật sự mà nói, việc hủy hôn sẽ là nổi thiệt thòi nhất đối với thân phận của người con gái. Vì dù có hủy hôn, nhưng người con gái vẫn mang tiếng một đời chồng, dẫu sao cũng làm cho những chàng trai khác phải ngại, xui nên phận hẩm duyên hiu.
Đó là không kể đến một số nhà gái yêu cầu quá cao, nhà trai vì muốn lấy được vợ cho con nên đã phải chạy đi vay mượn để có thể sắm đủ sính lễ đáp ứng. Sau lễ cưới, tiền bạc vay mượn phải trả và người phải trả không ai khác chính là bản thân của cô dâu và chú rể. Từ nợ nần gây ra từ việc cưới hỏi dẫn đến cải vả và hôn nhân bất hòa cũng từ đấy.
Lễ vật thách cưới bao gồm những gì?
Thời xưa, lễ vật nhà gái yêu cầu bao gồm nhiều thứ khác nhau. Nhưng thông thường gồm những thứ là: trầu cao, gạo nếp, gà vịt, trâu bò, quần áo, nón dép, rượu trà, bánh trái, nữ trang, tiền mặt … và cả những bàn tiệc cưới mà nhà trai dành cho bên nhà gái nữa.
Cũng có một số gia đình khá giả, có trí thức họ yêu cầu không phải bằng hiện vật mà bằng chữ nghĩa. Chú rể phải qua được vòng thách thức bằng văn chương, nếu không sẽ không được gả con cho. Họ làm vậy để có thể chọn được người con rể có tri thức cho con gái mình. Hy vọng tương lai con mình còn được “Lộng anh đi trước võng nàng theo sau” chứ không đến nỗi phải rơi vào những anh chàng “Vai u thịt bắp” nơi “Nước mặn đồng chua“
Thời nay, lễ vật thường được đặt trên những mâm quả hay những tráp được phủ vải đỏ và mang sang phía nhà gái. Lễ vật ngày này cũng có một ít khác biệt so với thời xưa. Tùy vùng miền nhưng lễ vật lúc nào cũng phải có trầu cau, bánh phu thê, các loại trái cây. Ngoài ra còn có bộ nữ trang dành cho cô dâu và tiền nạp tài cho nhà gái nữa.
>>> Xem thêm: Bê tráp cưới hỏi và những điều cần biết
>>> Xem thêm: Cách tự trang trí bàn thờ gia tiên đẹp trong ngày cưới
Thách cưới quá đáng sẽ bị phạt tiền. VN Có luật rồi đó
Thời này vẫn còn tục này nữa hả ta. Tưởng bị bãi bỏ từ lâu rồi chứ