Người Việt có rất nhiều kiêng kị trong cưới hỏi. Những điều kiêng kị này đa số đều có nguồn góc từ thời xưa truyền lại cho đến thời nay.
Nguồn góc những điều kiêng kị trong cưới hỏi của người Việt
Cưới xin ở nước ta được coi là việc hệ trọng của cả đời người. Vì thế, khi tổ chức đám cưới, ngoài những nghi lễ truyền thống bắt buộc phải thực hiện còn có cả những điều kiêng kị. Những điều kiêng kị trong cưới hỏi này theo phong tục tập quán từ thời xưa truyền lại cho đến ngày hôm nay, vẫn được rất nhiều người xem trọng và thực hiện.
Do ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc từ thời phong kiến, cho nên các nghi lễ về cưới hỏi của nước ta có rất nhiều nghi lễ có nguồn góc xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi áp dụng tại Việt Nam đã giảm từ lục lễ (lễ nạp thái, lễ vấn danh, lễ nạp cát, lễ nạp tệ, lễ thỉnh kỳ, lễ thân nghênh) sang chỉ còn lại 3 lễ mà thôi. Đó chính là 3 lễ sau:
– Lễ chạm ngõ
– Lễ ăn hỏi
– Lễ cưới.
Trước đây, việc cưới hỏi của các đôi trai gái đều do cha mẹ định đoạt. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Con cái không có quyền quyết định. Có khi, để chọn được vợ hoặc chồng cho con của mình, các bậc cha mẹ còn phải nhờ đến các ông mai, bà mai tìm kiếm và giới thiệu.
Thời đại ngày nay đã có những thay đổi và tiến bộ rất nhiều so với thời xưa. Các đôi trai gái ngày nay được tự do yêu đương và tìm hiểu nhau trước khi tiến hành đám cưới. Quyền lựa chọn người yêu, lựa chọn người bạn đời tương lai hoàn toàn chủ động nằm trong quyền quyết định của chính bản thân các bạn trẻ, chứ không còn nằm trong tay ba mẹ như trước đây nữa.
Trong đám cưới ngày nay, ngoài việc thực hiện các nghi lễ cưới truyền thống thì các bạn trẻ còn phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước nữa. Điều này đảm bảo cho hôn nhân của họ sẽ được hợp pháp hóa, được pháp luật công nhận và được pháp luật bảo về quyền lợi cũng như lợi ích cho cả người vợ lẫn người chồng.
Theo thời gian, cùng với sự thay đổi lớn trong phong tục cưới hỏi thì những điều kiêng kị trong cưới hỏi cũng không còn giữ nguyên như xưa nữa. Những điều kiêng kị trong cưới hỏi cũng đã có rất nhiều thay đổi, nó giản lược hơn về thủ tục và cũng ít hơn về số lượng so với thời xưa. Mặc dù vậy, một số điều kiêng kị trong cưới hỏi vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Người ta tin rằng nếu tránh được những điều này thì hôn nhân của hai bạn trẻ sẽ trở nên thuận lợi hơn, hạnh phúc hơn.
Kiêng kỵ chọn phải ngày xui tháng xấu trong đám cưới
Có thể nói, điều kiêng kị trong cưới hỏi phổ biến nhất chính là việc chọn ngày lành tháng tốt, tránh ngày xui xẻo tháng xấu khi tổ chức đám cưới. Chọn được ngày tốt thì vợ chồng mới hòa thuận, sau đám cưới việc làm ăn của hai vợi chồng mới phát đạt.
Đối với một số người, khi làm lễ cưới, người ta còn chọn cả mùa và cả năm nữa. Họ chọn năm của con giáp nào thì hợp với cả cô dâu và chú rể để tổ chức đám cưới đúng vào năm đó. Việc chọn ngày tháng và cả năm cho đám cưới thường được người ta tính theo âm lịch (định các ngày trong tháng theo mặt trăng và định các tháng trong năm theo mặt trời) và theo hệ đếm can chi.
Người ta kiêng tổ chức lễ cưới vào những ngày: Tam chi, thụ tử, sát chủ, vãng vong, nguyệt kị, tam nương, không phỏng, quả tú … Họ cho rằng nếu cưới vào những ngày này sẽ không sinh được con cái, vợ chồng không ở với nhau được bền lâu.
Khá phổ biến trong cưới hỏi là tục so đôi tuổi. Người ta cho rằng vợ chồng có tuổi hợp nhau thì gia đình mới hòa thuận, hơn nữa, hợp tuổi còn ảnh hưởng đến cả việc sinh con và việc sống chết của đối phương nữa. Những tuổi hợp nhau giữa nam và nữa căn cứ theo bảng sau đây:
– Dần, Ngọ, Tuất
– Tỵ, Dậu, Sửu
– Thân, Tý, Thìn
– Hợi, Mão, Mùi
Những người tuổi xung khắc nhau thì kiêng lấy nhau. Sau đây là những tuổi xung khắc khau:
– Tý, Ngọ, Mão, Dậu
– Dần, Thân, Tỵ, Hợi
– Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
Đã không ít trường hợp vì tin theo thầy tướng số mà nhiều đôi lứa tuy hợp nhau về tình cảm, văn hóa, sức khỏe mà đành không lấy được nhau vì tuổi của hai người xung khắc với nhau.
Kiêng kỵ kết hôn với gia đình không môn đăng hộ đối
Dưới thời phong kiến, người ta coi trọng “môn đăng hộ đối” nên kị lấy vợ cho con trai hoặc gả chồng cho con gái thuộc gia đình làm mõ. Những gia đình này thường là những gia đình nghèo khổ nhất, gia đình ngụ cư, bị buộc phải rời bỏ quê hương mình mà tìm đến sinh sống tại nơi khác.
Kiêng kỵ kết hôn với những gia đình có gia cảnh hoặc địa vị thấp kém
Do thành kiến xã hội, người ta kiêng không lấy cô đồng, gái nhảy, gái phường ca hát hoặc con của kẻ trộm cắp, kẻ lừa đào. Không làm lễ cưới với con của những người bị tù đày, tù tội hoặc là con hoang không có cha mẹ.
Kiêng kỵ kết hôn với những người có người thân có bệnh tật nan y
Cũng trong thời xưa, do y học chưa phát triển, nhiều căn bệnh hiện nay có thể chữa trị hoàn toàn khỏi nhưng đối với thời xưa, nó là những bệnh nan y, không có thuốc chữa như bệnh phong, bệnh lao, … Vì thế, người xưa kiêng kị gã con cho những người có gia đình bị mắc những chứng bệnh này như là bệnh hủi, bệnh lao, bệnh phong.
Ngoài ra, người xưa còn kiêng kị cho con mình kết hôn với những người bị dị tật như sứt môi, khoèo chân, khoèo tay, mắt lé, nói ngọng, méo miệng, răng sún .. Người ta cho rằng người bị dị tật như vậy, nếu kết hôn với họ, con cái sinh ra sẽ bị di truyền những dị tật này, từ đó ảnh hưởng xấu đến nồi giống của họ.
Kiêng kị kết hôn với người có tính xấu
Khi tìm vợ cho con trai, người ta kị chọn con gái mắc những tính xấu như lăng loàn, ăn cắp vặt … Khi gả chồng cho con gái cũng kị con trai cờ bạc, rượu chè, hung bạo …
Kiêng kị kết hôn với người có chung huyết thống
Một điều kiêng kị trong cưới hỏi nữa chính là kiêng kị người chung huyết thống. Nghĩa là người chung huyết thống không được kết hôn với nhau. Trong dân gian, nếu cùng họ bà đời mà lấy nhau thì họ hàng, bà con sẽ không chấp nhận. Luật pháp nước ta ngày nay cũng đã có quy định cùng chung huyết thống ba đời, kể bên nội hay bên ngoại đều không được kết hôn với nhau.
Trước đây, trong cưới xin, người ta cần chọn người làm mai. Người này đại diện cho nhà trai hoặc là cho nhà gái. Người làm mai mối phải là người có gia đình song toàn, đông con cháu, gia đình sung túc, hòa thuận. Kiêng kị người góa vợ, góa chồng, ít con cháu hoặc sinh con một bể, gia đình lục đục, túng thiếu. Ngày nay, việc trải chiếu lên giường cưới cũng cần chọn người theo tiêu chuẩn như trên.
Kiêng kị mẹ chồng đưa con gái về nhà chồng
Theo tục lệ xưa, cha mẹ kiêng đưa con gái về nhà chồng. Sở dĩ có tục lệ như vậy là do trong chế độ phong kiến xưa, hôn nhân cưỡng ép. Thường là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. nên ngày vu quy, đáng lẽ là ngay vui nhất trong đời của người con gái thì họ lại khóc lóc, buồn bã. Điều này xuất phát từ việc ép buộc của gia đình, có những cô gái thì sợ cảnh làm dâu, làm vợ. Những cô gái này từ thời còn nhỏ đã sống trong vòng tay yêu thương của mẹ, nay mẹ con sắp phải cách xa nhau nên cả mẹ lẫn con đều khóc lóc.
Có nhiều trường hợp, sau khi tàn tiệc cưới thì người ta phát hiện hai mẹ con cô dâu trốn đi từ bao giờ. Do đó, rút kinh nghiệm, người ta đặt ra tục lệ mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu. Bố của cô gái cũng kiêng không đi đưa vì họ cho rằng một khi con gái đã gã đi cũng giống như là con của người khác rồi.
Hôn nhân ngày này được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, do đó nhiều đám cưới cũng đã bỏ tục lệ kiêng kị cha mẹ cô dâu chú rể không đi đưa dâu rồi.
Kiêng kị kết hôn khi nhà có đám tang
Gia đình có người mất, có đám tang là chuyện buồn, chuyện thương tâm trong gia đình và dòng họ. Chính vì vậy mà sau lễ ăn hỏi, nếu nhà trai hay nhà gái có ông, bà, cha, mẹ hoặc chú, bác bị bệnh nặng có thể chết thì gia đình phải lo làm lễ cưới cho con trước khi nhà có người chết. Không chỉ người xưa, mà cả những người thời nay rất kiêng kị kết hôn trong lúc nhà có tang hoặc đang để tang.
Khi gặp trường hợp bất đắc dĩ, gia đình phải làm lễ cưới ngay sau khi có ông, bà, cha, mẹ chết bất thình lình. Việc làm lễ cưới vội vã trước khi làm đám tang có tên là cưới chạy tang. Đám cưới chạy tang rất giản dị và nhanh đối với cả hai gia đình nhà trai và nhà gái vì mọi người còn phải dành thời gian để lo đám tang cho thân nhân.
>>> Xem thêm: Những điều không nên làm trước khi cưới
>>> Xem thêm: Phong tục lễ rước dâu của người Việt xưa
>>> Xem thêm: Phong tục đám cưới của người Huế
Kị kết hôn khi nhà có tang đến ngày nay vẫn còn duy trì nha
Rước dâu kị trời mưa
Mình thì không kỵ gì hết. Bác sỹ kêu cưới là cưới à.
Kỵ không có xiềng mà nàng đòi làm đám cưới hoành tráng. Ngồi suy nghĩ cho đám cưới mà rầu thúi ruột