7 vấn đề dứt khoát phải cần thống nhất trước khi cưới.

Trước khi cưới, hai bạn cần thống nhất 7 vấn đề sau, để đảm bảo có một cuộc sống gia đình hạnh phúc và tránh được những cuộc cãi nhau không đáng có.

Sau khi đám cưới là bạn sẽ có một gia đình riêng. Hai bạn sẽ là người phụ trách xây dựng mái ấm đó thật hạnh phúc và vui tươi. Để làm được điều này, các bạn cần bàn bạc và thống nhất với nhau trước những vấn đề liên quan đến những chuyện gia đình dưới đây.

Vấn đề tiền bạc và quản lý chi tiêu

Khi bạn còn độc thân, bạn kiếm được bao nhiêu tiền thì bạn hoàn toàn có thể tự do sử dụng số tiền đó mà không cần phải đắng đo suy nghĩ nhiều. Nhưng khi đã kết hôn, đã lập gia đình, bạn không thể tiêu tiền như khi còn độc thân nữa.

Ở đây, chúng ta không bàn đến vấn đề người vợ hay người chồng làm ra được nhiều tiền hơn. Vấn đề cần bàn ở đây là tiền bạc sẽ được quản lý như thế nào? Ai là người quản lý tiền? Ai là người quản lý chi tiêu trong gia đình?

Ai là người quản lý tiền bạc và quản lý chi tiêu sau khi cưới

Có một số người chồng giao toàn bộ tiền lương của mình cho vợ giữ để quản lý các chi tiêu lớn nhỏ trong gia đình, và để dành tiết kiệm.

Còn một số cặp mới cưới lại quan niệm tiền của người nào người đó sử dụng, mỗi tháng họ đóng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung để lo cho việc chi tiêu trong gia đình hoặc lo cho con cái.

Ai là người quản lý tiền bạc?
Ai là người quản lý tiền bạc?

Cũng có trường hợp cả hai vợ chồng sẽ để tất cả tiền lương của mình vào 1 quỹ chung. Bất kỳ khoản chi tiêu lớn nào cũng cần có sự bàn bạc và thống nhất của cả 2 vợ chồng thì mới lấy số tiền trong quỹ đó ra để sử dụng.

Nên có sự thống nhất trong việc quản lý tiền bạc và chi tiêu

Tiền bạc là một vấn đề nhạy cảm, các bạn trẻ trước khi cưới nên nghĩ đến và thảo luận về vấn đề tiền bạc sau khi cưới. Khi có sự thống nhất trong việc quản lý tiền bạc giữa hai vợ chồng, thì sau này sẽ giảm thiểu được những tranh cãi không đáng có từ chuyện tiền bạc.

Chuyện hai bạn sẽ quản lý tiền bạc như thế nào thực sự không phải là vấn đề lớn. Trên thế giới có nhiều cặp vợ chồng hạnh phúc, trong đó có những cặp quản lý tiền bạc chung cũng có những cặp mà mỗi người quản lý tiền bạc riêng. Vấn đề ở đây là hai bạn có thể bình tĩnh ngồi lại và nói chuyện tiền bạc một cách thực tế hay không?

Nếu vấn đề tiền nong của hai bạn được dùng hoặc tiết kiệm như thế nào là điều gây tranh cãi trước khi kết hôn thì chuyện đó sẽ trở nên tệ hơn nữa khi hai người về sống dưới một mái nhà.

Nếu chồng/vợ tương lai của bạn không muốn nói đến vấn đề này, hoặc không nghĩ rằng thảo luận chuyện tiền bạc trước khi cưới là quan trọng, thì bạn hãy khoan bàn chuyện kết hôn cho tới khi vấn đề này được cả hai thống nhất. Quản lý tiền bạc không phải là vấn đề lớn nhưng rất dễ gây tranh cãi.

Trong thời gian mới cưới, chưa có con cái, vấn đề tiền bạc cũng tương đối dễ quản lý và giải quyết. Vì các chi phí chỉ sử dụng cho 2 vợ chồng mà thôi. Khi đã có con, nhiều khoản chi sẽ xuất hiện như là tiền sữa, tiền tã, tiền khám bệnh cho con, tiền học phí, tiền ăn của con … Khi đó nếu chuyện tiền bạc không được thống nhất thì sẽ dẫn đến những vụ cãi nhau liên quan đến tiền bạc.

Sinh con và nuôi dạy con cái

Trong thời đại ngày nay, có nhiều cặp vợ chồng lấy nhau và chỉ muốn ở như vậy chứ không muốn sinh con. Lại có những cặp vợ chồng có kế hoạch sinh con sau khi cưới 1 đến 2 năm chứ không muốn có con ngay. Cũng có những cặp vợ chồng mà một người muốn sinh con, người kia lại không muốn sinh.

Đặc biệt đối với người phụ nữ, nhiều người có tâm lý không muốn sinh con vì sợ sinh con sẽ phá hư vóc dáng cơ thể mình. Việc sinh con là chuyện quan trọng, vì thế hãy thảo luận và thống nhất với người bạn đời của mình về vấn đề con cái trước khi cưới.

Bất đồng quan điểm có thể khiến cho bạn sa vào cuộc cãi vả
Bất đồng quan điểm có thể khiến cho bạn sa vào cuộc cãi vả

Nếu quan điểm giữa hai người thống nhất với nhau thì bạn hoàn toàn yên tâm để tổ chức đám cưới và có con theo kế hoạch đã định. Nhưng nếu quan niệm của hai người khác nhau. Ví dụ như là chồng muốn có con sau 1 năm, vợ thì không muốn sinh con. Trường hợp này sẽ khá phức tạp, hai bạn cần phải bàn bạc với nhau để có kết quả trước khi tổ chức đám cưới. Vì sau khi cưới, chuyện con cái sẽ là vấn đề gây ra mâu thuẩn giữa hai vợ chồng nếu có sự khác nhau về quan niệm này.

Ngoài vấn đề sinh con cái, vấn đề giáo dục con cái cũng phải được sự thống nhất của hai vợ chồng. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục con cái có thể để sau khi có con hai vợ chồng cùng bàn bạc cũng chưa muộn. Nó không cấp bách và quan trọng bằng vấn đề sinh con.

Sống chung hay sống riêng với ba mẹ

Sống chung hay dọn ra ở riêng với ba mẹ là một trong những vấn đề cần phải bàn bạc, thống nhất trước khi cưới. Rất nhiều cha mẹ thích con cái sau khi lấy nhau sẽ sống chung với mình. Việc sống chung với ba mẹ sẽ giúp cho đôi vợ chồng trẻ có nhiều người giúp đỡ hơn. Đặc biệt là khi có con, ba mẹ có thể là người giúp đỡ một phần nào đó trông coi con cái cho họ.

Mặc dù vậy, cũng có nhiều trường hợp xảy ra tranh cãi giữa vợ chồng với cha mẹ vì những quan niệm sống khác nhau. Từ đó, nhiều đôi vợ chồng muốn dọn ra sống riêng.

Sau khi cưới thì bạn sống riêng hay sống chung với cha mẹ
Sau khi cưới thì bạn sống riêng hay sống chung với cha mẹ

Cũng có những cặp vợ chồng có điều kiện kinh tế tốt, đã mua được nhà riêng trước khi cưới, họ lên kế hoạch sống riêng với cha mẹ ngay từ lúc đầu.

Cũng cố những cặp đôi sau thời gian sống chung với cha mẹ không được, họ dọn ra và mướn nhà ở riêng.

Sống chung hay riêng với cha mẹ cũng là một vấn đề quan trọng các bạn trẻ cần dự tính trước khi tổ chức đám cưới.

Trách nhiệm đối với hai bên nội ngoại

Nếu hai vợ chồng có chung một tôn giáo thì điều này thật thuận lợi, chúng ta cũng không phải bàn tới vấn đề tôn giáo nữa.

Cả hai vợ chồng cũng cần thống nhất xem mỗi tháng trích bao nhiêu phần trăm tiền lương để chăm lo cho bố mẹ, ông bà, anh chị em nội ngoại. Bởi dạo gần đây nổi lên nhiều trường hợp trách nhiệm hai bên nội ngoại không được công bằng, người vợ dùng tiền chăm sóc cho bên ngoại thì bị nhà chồng chỉ trích. Thực ra những vấn đề như vậy cần phải được thống nhất rõ ràng và chia sẻ khéo với bố mẹ hai bên để tránh trường hợp bức xúc và tranh cãi về sau.

Vấn đề về tôn giáo

Ngược lại, nếu hai bạn có 2 tôn giáo khác nhau thì có nhiều vấn đề xảy ra. Một số tôn giáo yêu cầu người kết hôn với mình phải theo tôn giáo của mình. Một số tôn giáo khác lại không như thế. Nghĩa là đạo của ai người đó giữ.

Trong trường hợp hai người khác tôn giáo và người kia yêu cầu bạn phải theo tôn giáo của họ nếu cưới nhau. Bạn sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này. Việc trao đổi, thống nhất với nhau về vấn đề tôn giáo rất cần thiết. Rất nhiều cuộc hôn nhân đã đổ vỡ cũng chỉ vì vấn đề khác nhau về tôn giáo và không thể thỏa hiệp được.

>>> Xem thêm: Tại sao người phương Tây thích tổ chức lễ cưới tại nhà thờ

Tình dục và khả năng sinh sản

Tình dục là chuyện không thể thiếu giữa các đôi vợ chồng. Nó không chỉ là mang lại hạnh phúc mà còn liên quan đến vấn đề sinh con đẻ cái nữa. Vì thế, sức khỏe tình dục cũng như sức khỏe sinh sản là điều rất quan trọng.

Nên khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi cưới để đảm bảo việc có em bé
Nên khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi cưới để đảm bảo việc có em bé

Trước khi cưới, cả hai người có thể đều không biết gì về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản của đối phương. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là hãy đi khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi cưới. Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp bạn biết được kết quả sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản của mình cũng như đối phương. Nếu cả hai đều có sức khỏe tốt thì điều này là lý tưởng nhất. Tuy nhiên, nếu kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân cho ra kết quả không được mong muốn thì bạn vẫn có thời gian để chữa trị hoặc suy nghĩ cân nhắc việc kết hôn của mình trước khi mọi chuyện đã xong.

>>> Xem thêm: Yêu người trưởng thành như thế nào?

Chia sẻ công việc nhà

Xưa kia, chồng là người đi làm kiếm tiền. Việc nhà tất cả đều giao cho người phụ nữ đảm nhiệm. Thời đại ngày nay, người phụ nữ có nhiều tiến bộ, nhiều người có học thức cao và có thu nhập cao hơn cả chồng của mình nữa. Thậm chí có người trở thành người kiếm tiền chính của gia đình. Cũng vì thế, việc nhà đã không còn là việc riêng của người phụ nữ nữa.

Việc nhà là những công việc hàng ngày như nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, lau dọn nhà cửa … Ngoài ra khi có con, còn có thêm những công việc chăm sóc em bé nữa. Nếu bạn nữ quyết định không đi làm mà ở nhà làm nội trợ thì họ sẽ phụ trách những công việc như thế để người chồng có thể an tâm đi làm kiếm thu nhập về nuôi gia đình. Nhưng nếu người phụ nữ cũng đi làm và đóng góp thu nhập cho gia đình, thì họ cũng có rất ít thời gian rảnh để làm toàn bộ việc nhà. Trong trường hợp bạn là người phụ nữ như thế, bạn nên trao đổi để vợ chồng cùng chia sẻ việc nhà với nhau. Điều này được thống nhất trước đám cưới sẽ giúp hai vợ chồng có cuộc sống hòa thuận, êm ấm hơn.

>>> Xem thêm: 8 điều kiêng kỵ trong cưới hỏi của người Việt

>>> Xem thêm: 5 quy định tổ chức đám cưới các bạn trẻ cần biết

, , , , , , , , ,

4 bình luận trong “7 vấn đề dứt khoát phải cần thống nhất trước khi cưới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *