Lễ đính hôn là gì? Có bắt buộc làm lễ đính hôn trước ngày cưới không? Đây là những thắc mắc của nhiều bạn chuẩn bị kết hôn. Hãy cùng webdamcuoi tìm hiểu những thông tin về lễ đính hôn ngay sau đây nhé.
Lễ đính hôn là gì?
Lễ đính hôn là gì? Lễ đính hôn là một nghi lễ được tổ chức trước lễ cưới. Lễ đính hôn mang ý nghĩa như một lời hứa chấp nhận cho đôi trai gái tiến đến hôn nhân của cả hai gia đình nhà trai và nhà gái.
Tại Việt Nam lễ đính hôn còn được người ta gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như là: lễ hỏi, đám hỏi, lễ ăn hỏi, lễ hứa hôn.
Sự khác nhau giữa lễ đính hôn và lễ cưới
Lễ đính hôn
Lễ đính hôn là một nghi lễ chấp nhận thực hiện hôn lễ cho con cái của cả hai gia đình nhà trai và nhà gái. Đây là một bước trung gian trước khi tiến đế nghi lễ cưới chính thức. Sau lễ đính hôn, chàng trai được gọi là chồng sắp cưới, còn cô gái được gọi là vợ sắp cưới chứ chưa chính thức trở thành vợ chồng chính thức.

Lễ cưới
Lễ cưới là nghi lễ chính thức thừa nhận mối quan hệ hôn nhân giữa chàng trai và cô gái. Sau lễ cưới, hai người đã được xem như là vợ chồng và được sự thừa nhận của gia đình hai họ.
Tuy vậy, để được thừa nhận trên cơ sở luật pháp thì họ còn phải đi đăng ký kết hôn nữa.
Đính hôn có phát sinh quan hệ hôn nhân không?
Sau lễ đính hôn, mặc dù mối quan hệ hôn nhân gần như đã được cả hai gia đình chấp nhận. Tuy nhiên chàng trai và cô gái sẽ chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn sau lễ đính hôn. Vì thế, đính hôn không phát sinh quan hệ hôn nhân và cũng không được pháp luật thừa nhận chàng trai và cô gái đó có quan hệ vợ chồng.
Quan hệ hôn nhân chỉ được phát sinh và được luật pháp Việt Nam thừa nhận khi cả 2 người đăng ký kết hôn thành công tại các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.
Có bắt buộc thực hiện lễ đính hôn không?
Theo phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam thì lễ đính hôn là nghi lễ không thể thiếu khi tổ chức các nghi lễ cưới hỏi. Tùy theo mỗi vùng miền mà lễ đính hôn có thể thực hiện theo những cách khác nhau nhưng về mặt ý nghĩa thì nó lại giống nhau.
Mặc dù vậy, không có một quy định nào bắt buộc trước khi thực hiện lễ cưới phải thực hiện lễ đính hôn. Ngày nay, sau lễ dạm ngõ và xác định được ngày cưới, người ta có xu hướng thực hiện gộp lễ hỏi (lễ đính hôn) và lễ cưới vào chung 1 ngày để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Đính hôn có trao nhẫn cưới không?
Trong phong tục cưới hỏi thì ngoài cặp nhẫn cưới còn có một loại nhẫn khác gọi là nhẫn đính hôn. Trong lễ đính hôn, người ta không trao nhẫn cưới mà trao nhẫn đính hôn. Khác với nhẫn cưới, nhẫn đính hôn thường chỉ có 1 chiếc và được chú rể trao cho cô dâu. Khi cô dâu chấp nhận và đeo chiếc nhẫn đính hôn lên tay thì có nghĩa là cô gái ấy đã đồng ý chấp nhận lời cầu hôn của chàng trai.
Nhẫn đính hôn là gì?
Nhẫn đính hôn là chiếc nhẫn mà chú rể trao cho cô dâu trong ngày lễ đính hôn. Nhẫn đính hôn chỉ có 1 chiếc và thường được làm bằng vàng đính kim cương rất có giá trị. Kim cương có tính chất cứng cáp, bền bỉ cùng năm tháng. Do đó nó tượng trưng cho sự bền chặt trong tình yêu của chàng trai dành cho cô gái mà mình hỏi cưới.
Cũng cần nói thêm là những chiếc nhẫn đính hôn thường có kích thước lớn hơn so với nhẫn cưới. Nó được chế tác cầu kỳ, tỉ mĩ với kiểu dáng rất sang trọng.

Nguồn góc của chiếc nhẫn đính hôn
Nhẫn đính hôn có nguồn góc xuất xứ từ phương Tây. Ngày xưa ở phương Tây khi các chàng trai muốn ngỏ lời cầu hôn với các cô gái thì họ thường tìm quà tặng các nàng trong khoảng khắc ngỏ lời. Chiếc nhẫn kim cương chính là một món quà thích hợp nhất. Chiếc nhẫn càng đẹp, càng đắt tiền thì càng dễ thuyết phục các nàng đồng ý.
Thời gian từ khi làm lễ đính hôn đến lễ cưới là bao lâu?
Không có một quy định ràng buộc bao lâu thì phải tổ chức lễ cưới sau lễ đính hôn. Tuy nhiên, thường khoảng thời gian giữa lễ đính hôn và lễ cưới là từ 6 đến 18 tháng. Đây cũng chính là khoảng thời gian đủ để gia đình 2 bên chuẩn bị lễ cưới cho đôi bạn trẻ sau khi làm lễ đính hôn.
Ngày này nhiều gia đình gộp lễ đính hôn và lễ cưới vào cùng 1 ngày để cử hành để tiết kiệm chi phí và thời gian.
Lễ đính hôn có mặc váy cưới không?
Theo người xưa thì các cô gái chỉ nên mặc váy cưới 1 lần trong đời. Lần đó chính là khi cô gái ấy chính thức làm lễ cưới lên xe hoa theo chú rể về nhà chồng. Như vậy, các cô dâu chỉ mặc váy cưới trong ngày cưới chính thức mà thôi. Trong lễ đính hôn thì cô gái sẽ không mặc váy cưới nhé.
Lễ đính hôn mặc trang phục gì?
Trang phục của các cô gái trong ngày lễ đính hôn có thể là trang phục áo dài truyền thống, một chiếc đầm trang nhã hoặc cũng có thể là một bộ quần áo công sở lịch thiệp.

Đối với chú rể có thể mặc áo Veston hoặc mặc áo quần tây áo sơ mi là thể hiện được nét thanh lịch của mình rồi.
Như vậy webdamcuoi trả lời câu hỏi lễ đính hôn là gì, cũng như liệt kê ra những thông tin quan trọng nhất của lễ đính hôn rồi đấy. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho những bạn trẻ chuẩn bị tổ chức đám cưới cho mình.
Bạn có thể xem thêm cách thực hiện lễ ăn hỏi bằng cách click vào link bài viết ngay bên dưới đây nhé.
>>> Xem thêm: Lễ ăn hỏi và cách cử hành lễ ăn hỏi
>>> Xem thêm: 10 địa điểm chụp ảnh cưới tại Đà Lạt siêu lãng mạn
>>> Xem thêm: 10 điều cần làm để có mái tóc đẹp cho cô dâu trong ngày cưới
Theo mình thì nên làm lễ đính hôn trước khi làm lễ cưới, phong tục người Việt như vậy mà