Hôn nhân đồng tính luôn là điều tranh cãi diễn ra giữa rất nhiều người. Đã có những quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới. Mặc dù vậy, hiện nay trên thế giới hầu hết các quốc gia đều chưa hoặc không công nhận loại hôn nhân này.
Hôn nhân đồng tính là gì?
Hôn nhân đồng tính được hiểu đơn giản là hôn nhân giữa hai người cùng giới tính với nhau như là nam – nam hoặc nữ – nữ. Hôn nhân đồng tính là vấn đề gây ra tranh cãi gây gắt giữa bên ủng hộ và bên phản đối.
Những người phản đối cho rằng hôn nhân đồng tính là hôn nhân kỳ dị. Nó không được tồn tại vì hai giới tính giống nhau sẽ không duy trì được nồi giống của loài người. Nó đi ngược lại với quy luật tự nhiên và có thể phá vỡ gia đình.
Còn quan niệm của người ủng hộ lại cho rằng mọi người đều được bình đẳng giới tính với nhau. Nếu họ mang một giới tính dị biệt khác với hai giới tính cơ bản là nam và nữ thì họ vẫn phải có quyền bình đẳng như bất kỳ một con người nào khác hay một giới tính nào khác.
Những người thuộc một giới tính khác với giới tính cơ bản là nam và nữ thường được gọi là người thuộc giới LGBT.
LGBT là gì?
LGBT là chữ cái đầu tiên của 4 cụm từ được cho là 4 loại giới tính khác ngoài nam và nữ.
– G: Gay – đồng tính nam. Đồng tính nam là người bị thu hút bởi 1 người cùng giới tính nam.
– L: Lesbian – đồng tính nữ. Đồng tính nữ là người bị thu hút bởi 1 người cùng giới tính nữ.
– B: Bisexual – người lưỡng giới. Là người có giới tính nam hoặc nữ, nhưng người này bị thu hút cả với người cùng giới tính và khác giới tính, tùy theo cảm xúc.
– T: Transgender– Người chuyển giới. Là người có giới tính nam hoặc nữ, những sinh lý lại mang giới tính ngược lại. Điều này làm cho họ giống như bị thượng đế đặt nhầm giới tính của mình vào cơ thể của một giới tính khác. Do đó họ có xu hướng sống đúng với giới tính của họ bằng cách mặc trang phục hoặc sống với bản chất của giới tính đó. Người chuyển giới có thể là người không thực hiện hoặc có thực hiện những cuộc phẩu thuật trên cơ thể để giống với giới tính trong sinh lý của họ.
Các quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng tính
Cho đến ngày hôm nay, số lượng các quốc gia hợp pháp hóa và chấp nhận hôn nhân đồng tính vẫn rất ít. Phần lớn họ đều cho rằng hôn nhân đồng tính sẽ phá hũy hệ thống gia đình và đi ngược lại với chức năn cơ bản của con người là duy trì nồi giống.
Hà Lan quốc gia đầu tiên công nhận hôn nhân đồng tính
Vào năm 2001, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thừa nhận hôn nhân đồng tính. Để được uốc hội Hà Lan thông qua, những nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính đứng đầu là Henk Krol đã đấu tranh và yêu cầu chính phủ đồng ý từ những năm 1980.
Năm 1995, quốc hội Hà Lan thành lập ủy ban đặc biệt để nghiên cứu về vấn đề kết hôn đồng giới. Đề án nghiên cứu này được kết thúc vào năm 1997. Nhưng đến tận năm 2000, dự thảo luật cuối cùng mới được thảo luận và thông qua. Luật chấp nhận hôn nhân đồng tính chính thức có hiệu lực tại Hà Lan vào ngày 1 tháng 4 năm 2001.
Theo Luật Hôn Nhân Đồng Tính của Hà Lan thì một trong 2 người đồng tính đăng ký kết hôn phải có quốc tịch Hà Lan hoặc sở hữu nhà tại Hà Lan. Độ tuổi cho phép kết hôn đồng tính cũng giống như độ tuổi kết hôn giữa khác giới là từ 18 tuổi trở lên. Luật còn quy định hôn nhân đồng giới chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ châu Âu của Hà Lan và trên quần đảo Caribe Bonaire, saint Eustatius và Saba. Những vùng đất khác thuộc Vương Quốc Hà Lan ngoài những vùng đất trên đều không áp dụng.
Trong 6 tháng đầu tiên đạo luật hôn nhân đồng giới được thông qua tại Hà Lan thì có đến gần 4% hôn nhân đồng giới được thực hiện. Trong đó, hôn nhân đồng tính nam chiếm 55% và đồng tính nữ chiếm 45%.
Đã có thêm nhiều quốc gia công nhận hôn nhân đồng tính, kể từ khi Hà Lan cho phép hôn nhân đồng tính được thực hiện tại nước này.
Những nước Châu Âu công nhận hôn nhân đồng giới sau Hà Lan.
Sau Hà Lan, hàng loạt nhiều nước Châu Âu đều công nhận hôn nhân đồng giới. Họ giải thích cho điều này chính là sự công nhận quyền bình đẳng của những người thuộc về LGBT.
Vương Quốc Bỉ công nhân hôn nhân đồng giới
Vương Quốc Bỉ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào năm 2003, nghĩa là sau Hà Lan 2 năm. Tiếp theo, hàng loạt các loại luật được nước này đưa ra để bảo vệ người LGBT trong vấn đề việc làm, vấn d962 cung cấp hàng hóa, dịch vụ và phân biệt đối xử.
Tây Ban Nha công nhận hôn nhân đồng giới
2005, Tây Ban Nha trở thành nước thứ 3 tại Châu Âu hợp pháp hóa hôn nhân của những người đồng giới trên toàn bộ quốc gia này. Điều luật này thông qua được sự ủng hộ của hơn 66% dân số xứ bò tót. Mặc dù vậy, cũng có nhiều chức trách tôn giáo phản đối điều luật này.
Thụy Điển và Na Uy cùng công nhận hôn nhân cho người đồng tính
Đến lượt các quốc gia Bắc Âu là Na Uy và Thụy Điển chấp nhận hôn nhân của người đồng tính. Cả 2 quốc gia này đều thông qua điều luật này vào năm 2009. Theo khảo sát ý kiến của người dân thì hầu hết mọi người đều cho rằng nên tạo sự bình đẳng với người đồng tính.
Nhiều quốc gia Châu Âu khác bắt đầu công nhận hôn nhân đồng giới
Đến năm 2010 có thêm Bồ Đào Nha, Iceland chấp nhận hôn nhân đồng tính. Các quốc gia chấp nhận điều luật này còn có Đan Mạch vào năm 2012, Pháp năm 2013, Vương Quốc Anh 2014, Luxambourg và cộng hòa Ireland năm 2015. Ngoài ra còn có Đức, Phần Lan, Malta vào năm 2017, Áo vào năm 2019.
Các quốc gia Châu Úc chấp nhận hôn nhân đồng giới
Hai quốc gia lớn nhất của Châu Úc là New Zealand và Australia đều đã công nhận hôn nhân đồng giới lần lượt vào năm 2013 và 2017.
Các quốc gia Châu Mỹ chấp nhận hôn nhân đồng giới.
Tại khu vực Châu Mỹ cũng đã có vài quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng giới. Ở khu vực Nam Mỹ có các quốc gia Argentina 2010, Uruguay và Brazil 2013, Colombia 2016, Ecuador 2019, Costa Rica 2020.
Tại khu vực Bắc Mỹ thì Canada là quốc gia sớm chấp nhận điều luật này nhất vào năm 2005, nghĩa là chỉ sau 4 năm quốc gia đầu tiên Hà Lan chấp nhận luật kết hôn đồng tính. Riêng tại Mỹ, chỉ một số ban công nhận hôn nhân đồng giới mà thôi chứ không phải chấp nhận trên phạm vi toàn lãnh thổ.
Đài Loan quốc gia đầu tiên Châu Á chấp nhận hôn nhân đồng giới
Cho đến hiện nay năm 2021 thì Châu Á mới chỉ có Đài Loan là nơi duy nhất chấp nhận hôn nhân đồng giới. Đài Loan đồng ý cho phép kết hôn giữa những người cùng giới vào 25 tháng 5 năm 2019. Ngay ngày hôm đó có ngay một cặp đôi nam tiến hành tổ chức hôn lễ của họ.
Nam Phi quốc gia đầu tiên của Châu Phi chấp nhận hôn nhân đồng tính
Nếu Đài Loan là nơi đầu tiên của Châu Á chấp nhận hôn nhân đồng giới thì Nam Phi lại là quốc gia đầu tiên chấp nhận đạo luật này vào năm 2006. Nhờ vào chính xác thân thiện với người đồng tính Nam Phi đã được hưởng lợi rất nhiều từ những tour du lịch đến đất nước này của giới LGBT.
Việt Nam có công nhận hôn nhân đồng tính không?
Như đã đề cập bên trên, cho đến năm 2021 thì Đài Loan là nơi đầu tiên và duy nhất của Châu Á đang chấp nhận hôn nhân đồng tính. Điều này nghĩa là Việt Nam vẫn không thuộc những quốc gia công nhận.
Theo thông tin của một số trang về pháp luật chỉ rõ là: “Trước đây, nếu theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì việc kết hôn giữa những người đồng giới bị cấm. Từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực Quốc hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng điều 8, khoản 2 là: “ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn đồng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8). Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng pháp luật sẽ không xử lý khi giữa họ có tranh chấp xảy ra.
Không thừa nhận có nghĩa rằng pháp luật không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ – chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng.”
Theo thông tin trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm. Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng dưới con mắt pháp luật thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng kí kết hôn với cơ quan nhà nước.
Sự nhìn nhận của thế giới về hôn nhân đồng tính
Theo thống kê ở bên trên thì hiện tại trên thế giới có khoảng 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận hôn nhân đồng tính. Điều này có nghĩa là những người chung giới tính được phép kết hôn và được luật pháp của nước sở tại bảo vệ.
Nếu nhìn sâu hơn thì đa số các quốc gia này thuộc những nước Châu Âu, Châu Mỹ và 2 quốc gia lớn nhất của khu vực Châu Úc. Những quốc gia này đều là những quốc gia phương tây, có phong tục và tư tưởng thoáng hơn rất nhiều so với những nước truyền thống như Châu Á hay Châu Phi. Tư tưởng thoáng và đề cao sự bình đẳng của người LGBT đã mở cửa cho đạo luật hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Nhiều quốc gia khác không công nhận hôn nhân của những người đồng tính, nghĩa là pháp luật không công nhận và xử lý nếu xảy ra tranh chấp. Lý do vì hôn nhân đồng tính có thể đi ngược lại với quy luật sinh sản nồi giống tiếp nối các thế hệ sau của con người. Mặc dù vậy, cũng có những quốc gia không thừa nhận trên pháp luật nhưng không cấm họ tổ chức kết hôn hay sống chung. Vì thực ra LGBT không phải là một tệ nạn gây hại cho xã hội mà chỉ là một dạng giới tính khác ngoài giới tính phổ biến nam và nữ mà thôi.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quốc gia cấm tuyệt đối hình thức đồng tính. Họ có những quy định rất nghiêm khắc đối với người vi phạm và có những hình phạt rất nặng nề như là tử hình đối với những hành vi đồng tính luyến ái.
>>> Xem thêm: Săm soi sự khác nhau của thiệp cưới xưa và nay
>>> Xem thêm: Cách lập ngân sách cho đám cưới
Khi nào thì vn mới cho và chấp nhận hôn nhân đồng tính, thế giới đã chấp nhận rất nhiều rồi. Không lẻ giờ phải tìm cách sang Đài Loan để đăng ký kết hôn sao?
VN không thừa nhận hôn nhân đồng tính bạn nhé
VN rồi sau này cũng sẽ chấp nhận hôn nhân đồng tính thôi. Chỉ là sớm hay muộn
Bản thân mình không ủng hộ hôn nhân đồng tính vì nó đi ngược với quy luật tự nhiên và không có khả năng duy trì nồi giống, tạo ra những thế hệ sau cho loài người
Thật ra những người đồng tính họ sẽ tìm kiếm đối tượng của họ, Dù pháp luật có không thừa nhận họ cũng không kết hôn và sinh con với người khác giới đâu
Sai nha bạn có người vẫn kết hôn và sinh con vì áp lực gia đình. Có chăng hôn nhân của họ không hạnh phúc. Chỉ tội nghiệp người bạn đời của họ
Lâm Khánh Chi ~ Lâm Chí Khánh vẫn đám cưới đồng tính ầm ầm kìa
Nó qua Thailand chuyển giới thành nữ rồi còn đâu mà trai nữa
Thằng này nó gan thật. Quả Thái chấp chận thẻo thằng nhỏ, tiêm hocmon để từ đàn ông biến thành phụ nữ
Thẻo thằng nhỏ rồi thành Thái Giám , công công hay còn gọi là hoạn quan chứ sao thành phụ nữ được