Hoa trang trí bàn thờ gia tiên kiêng kị dùng 5 loài hoa này.

Hoa trang trí bàn thờ gia tiên là không thể thiếu trong bất kỳ đám cưới nào. Ai cũng muốn trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới một cách thật trang trọng nhưng cũng không kém phần đẹp mắt. Tuy nhiên có 5 loài hoa mang ý nghĩa không hay cho đám cưới. Vì thế bạn nên lưu ý không nên dùng 5 loài hoa này để trang trí gia tiên hay trang trí đám cưới.

Bên cạnh những vật dụng như là phông màn, bộ lư đồng, bát hương, chân đế, chữ Song Hỷ thì các loài hoa trang trí là phần không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày cưới. Tuy nhiên không phải loài hoa nào cũng thích hợp dùng để trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới. Có những loại hoa rất đẹp, mặc dù vậy do kiêng kỵ nên không ai dùng nó để trang trí gia tiên ngày cưới cả.

Chúng ta sẽ cùng tham khảo qua 5 loài hoa trang trí bàn thờ gia tiên bị kiêng kỵ và không bao giờ được sử dụng trong đám cưới cùng với ý nghĩa của nó.

Hoa trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới không dùng hoa dâm bụt

Đặc điểm, màu sắc và ý nghĩa của hoa dâm bụt

Còn trong y học dân gian thì cho rằng hoa dâm bụt kết hợp với lá trầu, lá thồm lồm là một bài thuốc để đối phó với mụn nhọt gây đau thốn.

Hoa dâm bụt là loài hoa rất phổ biến ở nước ta. Rất nhiều nhà sử dụng hoa dâm bụt để trang trí sân vườn, ban công, hàng rào trước cửa nhà, đặc biệt là các nhà ở vùng nông thôn. Ngoài trồng dùng để trang trí thì hoa dâm bụt còn được xem là một bài thuốc được ứng dụng vào trong y học khá nhiều. Trong đó một số chất trong hoa dâm bụt có thể giải sốt, chống viêm niêm mạc, giảm đau hiệu quả. Các nhà khoa học phát hiện ra chất polyphenol có trong hoa dâm bụt có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường nữa.

hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt

Còn trên phương diện quốc tế, hoa dâm bụt chính là quốc hoa của nước Malaysia. 5 cánh của hoa dâm bụt đại diện cho 5 nguyên tắc và triết lý của quốc gia này.

Lý do không dùng hoa dâm bụt trang trí gian tiên, trang trí đám cưới

Cũng giống như nhiều loại hoa khác, hoa dâm bụt có khá nhiều màu. Nhưng phổ biến nhất là 2 màu đỏ và hồng. Ngoài ra nó còn có những màu khác như là màu trắng, màu tím, màu vàng nữa. Mặc dù đẹp và có nhiều màu sắc như vậy nhưng hoa dâm bụt không bao giờ được người dân sử dụng trong trang trí cưới hỏi.

Không biết phải là tên loài hoa này có chữ “dâm” không tốt hay không mà người ta không sử dụng loại hoa này để trang trí gia tiên hay trang trí đám cưới. Một số người lại cho rằng hoa dâm bụt không nên xuất hiện trong các đám cưới vì loài hoa này mang ý nghĩa thiếu đứng đắn.

Hoa trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới không dùng hoa lài

Đặc điểm, ý nghĩa, màu sắc của hoa lài

Hoa lài hay còn được nhiều người gọi là hoa nhài là loài hoa rất thích hợp với khí hậu của Việt Nam. Do đó nó được trồng rộng rãi ở khắp 3 miền Bắc Trung Nam của nước ta. Nếu Việt Nam chọn bông sen là quốc hoa thì hoa lài được các nước Philippines, Indonesia, Pakistan và Tunisia chọn là quốc hoa của họ.

Hoa lài
Hoa lài

Màu trắng là màu phổ biến nhất của hoa lài. Ngoài vẻ ngoài trắng tinh, dịu dàng thì hoa lài còn mang mùi hương cuốn hút nữa. Tên quốc tế của loài hoa này là Jasmine. Tên này có nguồn góc từ ngôn ngữ của Ả Rập. Trong tiếng Ả Rập thì “Jas” có nghĩa là tuyệt vọng, còn “mine” có nghĩa là “nói dối”.

Lý do không sử dụng hoa lài để trang trí gia tiên đám cưới

Người Việt chúng ta cho rằng hoa lài mặc dù rất xinh đẹp, tinh khiết và nhẹ nhàng, tuy nhiên nó mang ý nghĩa cuộc đời long đong, mang nhiều nghịch cảnh. Lý do này chính khiến cho người ta không bao giờ sử dụng hoa lài để trang trí đám cưới hay trang trí gia tiên.

Hoa trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới không dùng hoa Phù Dung

Đặc điểm, màu sắc và ý nghĩa của hoa phù dung

Hoa Phù Dung còn có những tên gọi khác là hoa Mộc Liên, địa Phù Dung, Mộc Phù Dung, hoa Cẩm Quỳ. Loài hoa này có lá dạng hình sao, cuống lá hình tim. Hoa Phù Dung khi nở thì sẽ xòe to, loài hoa này có 5 cánh đan xen lẫn nhau.

Hoa phù dung
Hoa phù dung

Đặc điểm chính của hoa Phù Dung là hoa có màu trắng, nở vào buổi sáng. Đến chiều tối sẽ đổi màu thành đỏ hồng và lụi tàn dần. Vì thế người ta gọi hoa phù dung là loại hoa sáng nở, tối tàn

Sự tích hoa phù dung

Hoa phù dung có một sự tích được lưu truyền trong dân gian mấy ngàn năm nay. Sự tích kể rằng hồi xưa trên thiên cung có một cô tiên nữ tên là Phù Dung. Cô tiên nữ này sở hữu một khuôn mặt rất xinh xắn nhưng lúc nào cũng đượm buồn. Với tính cách hiền lành nên nàng phù dung được Vương Mẫu nương nương thương yêu nhất trong tất cả các nàng tiên nên nàng được Vương Mẫu cho phép được ngao du sơn thủy dưới trần gian để giải tỏa nổi buồn.

Cô tiên nữ Phù Dung được xuống trần gian thì trở nên rất vui. Nàng đi thăm thú, ngắm cảnh khắp nơi đến nổi đánh rơi lá bùa, thứ mà giúp nàng có thể quay trở lại thiên cung. Khi phát hiện ra mình làm rơi lá bùa, nàng Phù Dung trở nên rất lo lắng, buồn bã và khóc nức nở. Lúc này có một chàng trai tên là Đông Tâm, chàng trai này là thợ săn và bắt gặp một cô gái đang ngồi khóc. Khi hỏi sự tình thì chàng cảm thấy thương tình quyết định đưa nàng Phù Dung về nhà mình ở đỡ vài ngày. Nhà của Đông Tâm rất nghèo. Nhà chỉ có 2 người là chàng và một người mẹ đang bị bệnh nằm liệt giường mà thôi.

Mỗi một sáng sớm, chàng thợ săn đều phải vào rừng để săn thú rừng ra chợ bán lấy tiền để mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. Nàng Phù Dung thấy ngày nào Đông Tâm cũng sát sinh nên nói với chàng rằng thuốc chữa bệnh để nàng lên núi hái về. Vì có một ít kiến thức về y thuật nên nàng có thể tìm đúng loại thuốc có thể chữa bệnh cho mẹ chàng. Từ đó, ngày nào Phù Dung cũng lên núi hái thuốc về. Đông Tâm và mẹ chàng rất biết ơn tấm lòng của Phù Dung, còn Đông Tâm thì đã đem lòng yêu mến cô tiên nữ này từ đó.

Lại nói về trên thiên đình, Vương Mẫu nương nương thấy đã lâu mà Phù Dung vẫn chưa quay lại thiên cung. Bà cho người tìm kiếm và biết được rằng Phù Dung đang sống chung nhà với một gia đình người trần gian. Vương Mẫu nổi giận yêu cầu Phù Dung quay về thiên đình, không nên vì tình cảm với người trần mà đánh mất thân phận tiên nữ của mình. Phù Dung cho rằng tình cảm của Đông Tâm dành cho mình là trường nên không chấp nhận quay lại thiên cung. Vương Mẫu đánh cược với Phù Dung là sẽ cho nàng đầu thai thành người trần gian. Nếu sau 20 năm Đông Tâm vẫn giữ được tình cảm với nàng thì Vương Mẫu sẽ chấp nhận mối tình của 2 người.

Phù Dung đầu thai xuống trần nhưng lại là nam nhi chứ không phải là nữ, tuy mang hình hài là của một đấng mày râu nhưng trái tim và tâm hồn vẫn là nhi nữ. Nàng rất buồn và nuốt lệ cay đắng ráng tìm cho được Đông Tâm, nhưng số trời đã định nên mãi tới 20 năm nàng Phù Dung mới tìm được Đông Tâm.

Khi gặp lại thấy nàng trong hình dáng nam nhi Đông Tâm vô cùng ngạc nhiên nhưng vì có viên ngọc lô ngày xưa giúp hai người nhận ra nhau. Họ vui mừng hạnh phúc, nước mắt ngọt, đắng, chát cứ không ngừng rơi. Thế nhưng trớ trêu thay vì Đông Tâm đã có vợ và hai con thơ dại. Nàng nghe xót xa nhưng vì cố gắng vượt qua thử thách do Vương mẫu sắp đặt nên đành ngậm ngùi chấp nhận.

Hai người phải lén lút gặp nhau mỗi tháng vài lần để được hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên cuối cùng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, vợ Đông Tâm đã phát hiện. Chuyện vỡ lỡ nhưng với thân xác này giải thích mấy ai tin được, mọi chuyện đều do Đông Tâm quyết định. Vì vợ chàng bắt buộc chỉ được chọn một trong hai mà thôi. Đông Tâm yêu Phù Dung nhưng vì hai con thơ dại đang than khóc não lòng nên chàng đành buông xuôi phụ bạc nàng để trở về với gia đình của mình.

Trái tim Phù Dung tan nát vụn vỡ tung mạch máu trong cơ thể, viên ngọc lô cũng vì thế mà hóa thành tro bụi. Thế nên nàng đau buồn, uất ức mà chết đi, linh hồn nàng nương theo cây cỏ thành hoa Phù Dung. Đông Tâm hay chuyện muốn chết theo nàng nhưng vì còn gánh nặng hai con nhỏ trên vai nên không thể. Chàng nuốt lệ vào trong làm kẻ vọng phu. Đêm đêm than thở với hoa Phù Dung, nhưng Vương mẫu không muốn nàng vì quyến luyến mà không được siêu thoát nên chỉ cho hoa nở vào ban ngày và hoàng hôn xuống phai tàn và phải tự rụng để tránh cho Phù Dung phải đau lòng khi nhìn thấy Đông Tâm.

Nguyên nhân không chọn hoa Phù Dung để trang trí đám cưới

Loài hoa này được gán ghép với sự tích buồn bả của hoa phù dung là lý do chính người ta không bao giờ sử dụng loài hoa này khi trang trí đám cưới. Ngoài ra cái tên Phù Dung thôi cũng đã gợi đến sự buồn bã, nó hoàn toàn không thích hợp với những sự kiện tràn đầy niềm vui như cưới hỏi.

Một nguyên nhân không chọn hoa phù dung để trang trí là do đặc điểm loại hoa này sáng nở tối tàn vì thế không thể giữ lâu được.

Hạn chế sử dụng hoa ly ly để trang trí đám cưới

Đặc điểm, màu sắc và ý nghĩa của hoa ly ly

Hoa Ly ly còn có được người ta gọi bằng nhiều tên gọi khác như là hoa lys, hoa lily, hoa bách hợp hay hoa huệ tây. Hoa ly ly được người ta đánh giá là 1 trong 10 loài hoa đẹp nhất thế giới. Chúng là loài hoa được ưu tiên hàng đầu để trang trí các bàn tiệc trong những sự kiện quan trọng.

Hoa ly ly
Hoa ly ly

Hoa ly ly thường có 6 nhị 6 cánh, bên trong nhụy gồm một bao phấn dài. Khi hoa nở nó có độ bền từ 6 đến 10 ngày. Hoa ly ly mọc đơn lẻ có 3 dạng khác nhau là: dạng chúc xuống, dạng nướng lên hoặc dạng vươn ngang. Hoa ly ly có nhiều màu sắc khác nhau như là màu vàng, màu trắng, màu đỏ.

Lý do hạn chế hoặc không dùng hoa ly ly để trang trí đám cưới

Lý do đầu tiên người ta hạn chế hoặc không dùng hoa ly ly để trang trí đám cưới là do cái tên của loài hoa này. Chữ ly khiến người ta liên tưởng đến ly biệt, chia ly … những từ mang ý nghĩa không hay trong đám cưới.

Tuy nhiên, hoa ly ly còn có nhiều tên gọi khác, trong đó tên hoa bách hợp là một cái tên thường hay nghe mọi người nhắc đến. Cái tên hóa bách hợp lại mang ý nghĩa hòa hợp, vì thế một số người vẫn chọn loài hoa này kết hợp với các loài hoa khác để tạo nên bó hoa cầm tay cô dâu trong ngày cưới. Hoặc sử dụng hoa ly ly để cắm trang trí trên các bàn tiệc tại những nhà hàng sang trọng.

Không sử dụng hoa cúc vàng để trang trí đám cưới, trang trí gia tiên

Đặc điểm, màu sắc và ý nghĩa của hoa cúc

Hoa cúc là loài hoa vô cùng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Theo văn hóa phương Đông thì hoa cúc được xếp vào hàng tứ quý bao gồm: Mai – Lan – Cúc – Trúc.

Hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng

Hoa cúc có khá nhiều loại, phổ biến nhất là các loại: hoa cúc vàng, cúc họa mi, cúc thạch thảo, hoa cúc chi, cúc bất tử, cúc đồng tiền … Ứng với mỗi loại đều có màu sắc khác nhau nhưng màu vàng là màu phổ biến nhất. Ngoài màu vàng thì còn có nhiều loại cúc mang màu sắc khác là màu hồng, màu trắng, màu tím, màu đỏ, màu cam…

Lý do không sử dụng hoa cúc vàng để trang trí gia tiên, trang trí đám cưới.

Theo dân gian thì hoa cúc vàng là loài hoa sử dụng để đưa tiễn những người lìa xa trần gian. Người ta chỉ sử dụng hoa cúc vàng trong đám ma, đám tang. Còn trong đám cưới, người ta không bao giờ sử dụng hoa cúc vàng để trang trí hay cắm trên các bình hoa.

Ngược lại, vẫn có 2 loại hoa cúc  là cúc họa mi, cúc thạch thảo vẫn được nhiều người sử dụng phối hợp với nhau để tạo nên bó hoa cưới cầm tay cho cô dâu.

Như vậy, chúng ta đã tham khảo qua đặc điểm, ý nghĩa, nguồn góc và lý do để không sử dụng 5 loại hoa này để trang trí đám cưới. Khi bạn có thuê dịch vụ trang trí gia tiên, trang trí đám cưới nhớ yêu cầu họ liệt kê danh sách các loại hoa dùng để trang trí. Nếu có sử dụng một trong 5 loại hoa này thì bạn hãy yêu cầu họ đổi qua loài hoa khác mang ý nghĩa may mắn hơn, cát tường hơn cho đám cưới của bạn nhé.

>>> Xem thêm: Có nên kết hôn vào năm tuổi không?

>>> Xem thêm: Gợi ý những món quà tặng cho khách dự tiệc cưới lạ và ý nghĩa

,

3 bình luận trong “Hoa trang trí bàn thờ gia tiên kiêng kị dùng 5 loài hoa này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *