Chọn lọc khách mời đám cưới như thế nào?

Chọn lọc khách mời đám cưới là việc bạn cần phải thực hiện khi lên danh sách khách mời. Chọn lọc càng chi tiết càng giúp tiệc cưới của bạn thêm đông đủ.

Danh sách khách mời đám cưới là gì?

Danh sách khách mời đám cưới hay khách mời dự tiệc cưới chính là danh sách liệt kê ra tất cả những người mà bạn dự định mời họ đến dự tiệc cưới của bạn. Thường thì nhà trai sẽ có 1 bản danh sách khách mời riêng và nhà gái sẽ có 1 bản danh sách khách mời riêng.

Tại sao phải lập danh sách khách mời đám cưới?

Trước khi đặt tiệc cưới, bạn cần phải có được số lượng khách mời dự kiến cho tiệc cưới của mình để cung cấp cho nhà hàng. Để có được con số này, bạn cần phải lập ra danh sách những người mình sẽ dự định mời dự tiệc. Có 2 danh sách khách mời đám cưới là danh sách của phía nhà trai và danh sách của phía nhà gái. Sau khi có được số lượng khách mời của cả 2 nhà thì bạn cộng lại sẽ được số lượng khách mời dự kiến.

Trong danh sách khách mời đám cưới không chỉ có người thân, bạn bè, đồng nghiệp … của cô dâu và chú rể. Nó còn có những người như bạn bè, đối tác của cha mẹ cô dâu chú rể nữa. Những người này thường là cô dâu, chú rể không quen biết nên cần hỏi cha mẹ sẽ mời bao nhiêu khách riêng để đặt chỗ cho những vị khách này.

Nên lên danh sách khách mời đám cưới khi nào?

Danh sách khách mời dự tiệc cưới nên được lên càng sớm càng tốt. Việc chốt được số lượng khách mời giúp bạn có thể quyết định được số lượng bàn tiệc cần đặt tại nhà hàng tiệc cưới.

Thời điểm tốt nhất nên bắt đầu lập danh sách khách mời đám cưới chính là sau khi đã chọn được ngày cưới. Có nhiều ý kiến cho rằng lập danh sách khách mời dự tiệc cưới trong thời gian này là quá sớm. Tuy nhiên, không phải như vậy. Bạn biết đó, sau khi chọn được ngày cưới thì bạn nên bắt đầu đặt nhà hàng tiệc cưới để sớm có chỗ đãi tiệc. Nếu bạn không có được số lượng khách mời dự kiến, bên nhà hàng họ sẽ không chấp nhận ký hợp đồng đặt chỗ cho bạn.

Danh sách khách mời đám cưới
Danh sách khách mời đám cưới nên lập càng sớm càng tốt

Tại sao phải chọn lọc khách mời đám cưới?

Ngoại trừ những đối tượng là khách mời của ba mẹ thì cô dâu, chú rể không nên tác động vào vì không quen biết. Đối với danh sách khách mời của mình, cô dâu và chú rể nên cố gắng chọn lọc ra để rút gọn danh sách. Chúng ta không nên mời tràn lan đại hải, dẫn đến khách được mời không đi dự tiệc trong khi tiệc đã đặt rồi gây ra lãng phí, tốn tiền.

Trong danh sách khách mời mà chúng ta liệt kê ra ban đầu có khá nhiều người. Có những người rất thân, có người quen sơ sơ, có người đã lâu không gặp hoặc là không liên lạc. Vậy, đối với những đối tượng này có nên mời hay không, liệu mời thì họ có đi dự tiệc cưới của ta hay không?

Đây chính là lý do chính ta phải lọc danh sách khách mời đám cưới để chọn mời những người thân nhất, xác suất dự tiệc cao nhất. Bỏ qua những đối tượng có xác suất đi dự tiệc thấp.

>>> Xem thêm: Cách lập danh sách khách mời đám cưới

Cách chọn lọc khách mời đám cưới

Từ danh sách khách mời ban đầu bạn đã liệt kê chi tiết ra, chúng ta bắt đầu sử dụng những câu hỏi để chọn lọc khách mời đám cưới. Danh sách khách mời sau khi được chọn lọc sẽ rút ngắn lại, số lượng người được mời sẽ ít đi nhưng chắc chắn họ sẽ là những người thân thiết nhất của bạn. Xác suất họ dự tiệc cưới của bạn cũng rất cao. Ngay sau đây, chúng ta sẽ sử dụng các câu hỏi để lọc danh sách khách mời đám cưới từ danh sách khách mời ban đầu.

Trong danh sách khách mời, có những người bạn không biết là nên mời hay không thì hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

Bạn có thường xuyên gặp mặt họ?

Câu hỏi đầu tiên khi chọn lọc khách mời chính là bạn có thường xuyên gặp mặt họ hay không? Hoặc cụ thể hơn là trong vòng 12 tháng qua hay trong năm vừa qua, bạn có từng gặp mặt họ hay không?

Nếu câu trả lời là không thì loại ngay người này ra khỏi danh sách khách mời. Lý do là bạn với họ đã quá lâu không liên lạc rồi thì không nên mời họ dự đám cưới.

Nếu câu trả lời là có thì chúng ta sẽ đến câu hỏi chọn lọc tiếp theo bên dưới.

Họ đã gặp qua người vợ/chồng tương lai của bạn chưa?

Vị khách mời này đã từng gặp qua người vợ hoặc người chồng tương lai của bạn hay chưa? Nếu chưa từng gặp qua thì bạn có thể loại họ ra khỏi danh sách khách mời.

Ngược lại, nếu gặp qua thì chúng ta tiếp tục bước qua câu hỏi sản lọc tiếp theo.

Vị khách mời này có từng mời bạn dự đám cưới của họ không?

Nếu vị khách mời này đã lập gia đình thì trước đó họ có mời bạn dự tiệc cưới của họ không. Nếu trước đó họ tổ chức tiệc cưới không mời bạn thì bạn có thể loại họ ra danh sách khách mời.

Ngược lại, trước đó họ có mời bạn dự tiệc cưới của họ thì chúng ta bước qua câu hỏi sàn lọc tiếp theo.

Bạn có thấy khó chịu nếu không mời họ hoặc bạn có cảm thấy họ sẽ trách bạn nếu bạn không mời họ?

Giả sử bạn không mời họ dự tiệc cưới thì bạn có cảm thấy khó chịu không. Nếu không mời họ dự tiệc cưới của bạn, sau khi đám cưới kết thúc, nếu gặp lại họ, bạn có nghĩ là họ sẽ trách bạn tại sao không mời họ. Nếu câu trả lời là bạn sẽ cảm thấy khó chịu, cảm thấy sẽ bị trách vì không mời thì hãy điền tên vị khách này vào danh sách khách mời.

Còn nếu câu trả lời là không cảm thấy khó chịu, họ cũng chẳng trách móc hay quan tâm đến lễ cưới của bạn đâu thì bạn có thể loại vị khách này ra khỏi danh sách.

Như vậy, mỗi khi phân vân đối với một người khách có nên mời hay không mời, thì bạn hãy sử dụng 4 câu hỏi chọn lọc này. Nếu vị khách này vượt qua được 4 câu hỏi trên thì ta điền tên họ vào danh sách, còn không vượt qua được thì ta sẽ loại họ ra khỏi danh sách khách mời đám cưới của bạn.

Sau khi chọn lọc khách mời đám cưới xong, bạn sẽ có một danh sách khách mời chất lượng, thân thiết với bạn. Và điều quan trọng nhất là những khách này có xác suất dự tiệc khá cao, giảm thiểu được rủi ro lãng phí do đặt tiệc nhưng không có khách đến dự của bạn.

>>> Xem thêm: Đám cưới tối giản, xu hướng cưới mới của giới trẻ Việt

>>> Xem thêm: 6 bí quyết tiết kiệm tiền để cưới vợ

https://webdamcuoi.com/6-bi-quyet-tiet-kiem-tien-de-lam-giau-cua-cac-ti-phu/
, , , , ,

1 bình luận trong “Chọn lọc khách mời đám cưới như thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *