Quy tắc 50/30/20 là một trong những quy tắc quản lý tiền bạc đơn giản nhất. Nó giúp người mới bắt đầu có thể kiểm soát chi tiêu và tích lũy tiền cho bản thân.
Quy tắc 50/30/20 để quản lý tiền bạc là gì?
Quy tắc 50/30/20 là một trong những quy tắc quản lý tiền bạc nhắm giúp người quản lý có thể kiểm soát được mức độ chi tiêu và tiết kiệm tiền. Theo đó, quy tắc này sẽ chia thu nhập hàng tháng của bạn thành 3 phần với tỉ lệ 50%, 30% và 20%. Mỗi một phần thu nhập sẽ dành để chi tiêu cho một hạng mục khác nhau:
– Phần thu nhập tỉ lệ 50%: phần thu nhập này dùng để chi trả cho các hoạt động thiết yếu trong cuộc sống như là: ăn uống, đi lại, chi phí sinh hoạt điện nước, cước điện thoại, internet…
– Phần thu nhập tỉ lệ 30%: phần thu nhập này dùng để chi trả cho nhu cầu mua sắm cá nhân, các vật dụng trong nhà.
– Phần thu nhập tỉ lệ 20%: phần thu nhập này dùng để tích lũy, tiết kiệm để sau này đầu tư.
Nguồn góc của quy tắc 50/30/20 về tài chính
Quy tắc 50/20/30 để quản lý tài chính được Elizabeth Warren – nhân vật được Tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2017 đề cập trong cuốn sách của “All your worth: The ultimate lifetime money plan” xuất bản năm 2005 của bà.
Elizabeth Warren là một học giả và là chính trị gia người Mỹ, thượng nghị sĩ bang Massachusetts. .
Cách sử dụng quy tắc 50/30/20 để quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền
Nếu bạn chưa bao giờ nghỉ về các khoản chi tiêu mà mình chi ra trong 1 tháng, thì ngay bây giờ hãy bỏ thời gian theo dõi thói quen chi tiêu của mình thử xem. Có thể bạn không biết, một thay đổi nhỏ trong quá trình mua sắm cũng có thể giúp bạn giàu lên được 1 chút. Để kiểm soát được mức độ chi tiêu của mình trong một tháng, bạn cần nắm rõ và phân loại từng loại chi tiêu. Chỉ có như thế, chúng ta mới kiểm soát được và hiểu về nó.
Có rất nhiều quy tắc giúp chúng ta kiểm soát chi tiêu. Nhưng đối với những người đang bắt đầu học cách lập kế hoạch quản lý tài chính đang loay hoay, không biết bắt đầu từ đâu thì quy tắc 50/30/20 về chính là quy tắc quản lý tài chính dành cho bạn.
Như đã đề cập bên trên, quy tắc này chia thu nhập của bạn thành 3 khoản với các tỉ lệ là 50%, 30% và 20% để quản lý. Chúng ta sẽ phân tích rõ từng chi tiết từng khoản này.
Khoản thu nhập chiếm 50% chi cho các hoạt động thiết yếu
Khoản thu nhập chiếm 50% là khoản thu nhập lớn nhất được chia theo quy tắc này. Đây là khoản thu nhập dành để chi trả cho những hoạt động thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Hoạt động thiết yếu ở đây được hiểu là những dịch vụ chúng ta cần sử dụng để duy trì cuộc sống của chúng ta.
Nếu bạn tìm hiểu qua tháp nhu cầu của Maslow thì nó là các nhu cầu nằm ở từng dưới cùng của tháp. Nó bao gồm các nhu cầu về ăn uống, lưu trú, ăn mặc, đi lại, … đây là những nhu cầu cơ bản để duy trì sự sống của một con người.
Đối với những người có mức thu nhập cao thì khoảng thu nhập chiếm 50% chi cho các hoạt động thiết yếu có thể thấp hơn. Nó có thể tuột xuống còn khoảng 40% hoặc 30% nhưng đại đa số người có mức thu nhập trung bình khá đều vào khoảng 50% là thích hợp.
Đối với những người có mức thu nhập thấp thì khoản thu nhập chiếm 50% chi cho hoạt động thiết yếu có thể cao hơn. Nó có thể lên đến 60% hay 70%. Nếu bạn thuộc đối tượng này thì bạn phải làm mọi cách để giảm chi phí này xuống còn 50%. Việc giữ mức chi phí này ở mức 50% nhằm đảm bảo cho các 2 khoản thu nhập còn lại không bị ảnh hướng.
Làm sao để giảm bớt mức chi cho hoạt động thiết yếu từ 70% hay 60% xuống còn 50%.
Hãy suy nghĩ và viết ra tất cả các mức chi tiêu mà bạn đã sử dụng trong tháng. Nhìn vào danh sách đó tìm xem có thể giảm được những chi phí nào nữa không. Bạn có thể thay loại sản phẩm bạn đang sử dụng bằng những sản phẩm có giá thành rẻ hơn.
Ví dụ: bạn có thể thay đổi loại xà bông tắm, nước rửa chén, dầu gội, giấy vệ sinh, loại mì gói bạn ưa thích, bàn chảy, kem đánh răng … sang những loại rẻ hơn. Mỗi thứ tiết kiệm 1 chút hoàn toàn có thể giúp bạn đẩy chi phí từ 70% xuống còn 50% đấy.
Những người có mức thu nhập thấp để có thể đẩy được chi phí cho hoạt động thiết yếu xuống còn 50% cần một sự cố gắng và kiên trì rất lớn. Bạn phải quyết tâm làm cho bằng được, phải chịu đựng thì mới thành công.
Giữ được mức chi tiêu cho hoạt động thiết yếu về con số 50% thu nhập có thể nói là thành công lớn của bạn rồi. Tiếp theo chúng ta sẽ phân tích khoản tiếp theo.
Khoản thu nhập chiếm 30% chi cho nhu cầu mua sắm và giải trí cá nhân.
Dành 30% thu nhập trong tháng để chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân. Các nhu cầu cá nhân được hiểu là những nhu cầu phục vụ cho cá nhân của bạn. Nó có thể là những nhu cầu về giải trí, hưởng thụ như là vé xem phim, xe ca nhạc, đi ăn món đặc sản mà bạn thích, mua túi xách, quần áo thời trang, đi cà phê với bạn bè hoặc là các chuyến du lịch, tham quan …
Ví dụ thực tế người có thu nhập 10 triệu/tháng:
Một ví dụ thực tế cho một cá nhân có mức lương là 10 triệu đồng/tháng. Theo quy tắc 50 30 20 thì người này sẽ dùng 5 triệu để dành cho chi tiêu hoạt động thiết yếu của cuộc sống. 3 triệu dành cho nhu cầu mua sắm và giải trí cá nhân. Chúng ta chia ví dụ này thành vài trường hợp:
– Nếu trong tháng, người này sử dụng 3 triệu để dẫn gia đình đi ăn nhà hàng thì trong tháng đó người đó sẽ không được chi bất kỳ thứ gì cho nhu cầu mua sắm và giải trí cá nhân nữa.
– Nếu trong tháng người này mua vé xem phim và đi ăn uống với cả nhà hết 2 triệu, trong ngân sách còn 1 triệu. Người này vẫn có thể dùng 1 triệu còn lại chi cho việc uống cà phê với bạn bè hay mua sắm quần áo. Nhưng chỉ dừng lại ở mức 1 triệu thôi.
– Nếu người này có kế hoạch mua tour du lịch đi chơi ở 1 nơi nào đó có chi phí là 9 triệu đồng/tour thì người này không được sử dụng số tiền 30% trong 3 tháng. Mà số tiền này phải tích lũy trong 3 tháng để đạt được 9 triệu mới chính thức chi cho chiếc vé du lịch. Bạn phải tích lũy trước và chi sau, không bao giờ được phép chi trước 9 triệu từ khoản thu nhập khác và tích lũy 3 tháng sau bù vào. Làm như vậy sẽ phá hũy kế hoạch chi tiêu của bạn.
Như vậy, mặc dù quy tắc này khuyến khích chúng ta tiết kiệm tiền và kiểm soát chi tiêu nhưng vẫn mở ra một khoản để phục vụ cho nhu cầu giải trí và hưởng thụ của con người. Khoảng này chính là khoản 30% thu nhập mà ta đề cập bên trên. Chúng ta cùng đến với khoản cuối cùng 20% thu nhập của quy tắc này.
Khoản thu nhập 20% là khoản tiết kiệm không phải khoản chi
Hai khoản thu nhập 50% và khoản thu nhập 30% đều là khoản thu nhập dùng để chi cho các nhu cầu khác nhau của con người, thì khoản thu nhập 20% được phân ra với mục tiêu là để dành, là để tiết kiệm.
Đối với người thu nhập 10 triệu/tháng thì họ để 2 triệu. Người thu nhập 5 triệu/tháng thì cần để lại 1 triệu. Cứ như vậy tùy theo thu nhập cao hay thấp mà số tiền được để dành cũng tương ứng.
Số tiền này được để dành qua từng năm, từng tháng nó sẽ từ từ nhiều lên. Khi để dành được khoản ít bạn nên gửi ngân hàng số tiền này. Mặc dù lãi suất ngân hàng rất thấp, nhưng mỗi tháng bạn lại tăng số tiền gửi lên, số lãi của bạn mỗi tháng cũng sẽ tăng lên từ từ.
Khi số tiền đã tích được nhiều, bạn có thể lấy ra để kinh doanh, đầu tư hoặc là gửi ngân hàng dài hạn để có mức lãi suất cao hơn. Như vậy tiền của bạn sẽ chính thức đẻ ra thêm tiền cho bạn.
Bạn có kế hoạch gì cho tương lai? Làm đám cưới, kinh doanh, đầu tư tài chính … Bạn có thể dùng số tiền tích lũy này để chi cho các khoản đó
Bản tính toán tiết kiệm mỗi tháng 2 triệu đồng gửi vào ngân hàng trong 24 tháng
Đây là bản mô tả mỗi tháng bạn gửi vào ngân hàng 2 triệu đồng. Với mức lãi suất ngân hàng là 3.5% một năm chia cho 12 tháng thì lãi suất mỗi tháng là 0.29%.
Thời gian sẽ là 2 năm tương ứng với số tháng là 24 tháng. Sau 2 năm bạn chỉ sẽ thu được 1.789.767 đồng tiền lãi nhưng số tiền bạn tiết kiệm được sẽ lên đến 51.434.737 đồng. Số tiền này bạn có thể tiếp tục gửi ngân hàng thời hạn dài 6 tháng hoặc 12 tháng để hưởng lãi suất cao và tiếp tục tích lũy. Hoặc bạn có thể rút ra đầu tư tài chính vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc mang ra kinh doanh để tiếp tục sinh lợi.
Dưới đây là bảng tính toán phân tích số tiền lãi sau 24 tháng nếu mỗi tháng bạn gửi vào ngân hàng 2 triệu mức lại suất 1 tháng là 3.5% chia cho 12 tháng mỗi tháng lãi suất là 0.29%
>>> Xem thêm: 6 bí quyết tiết kiệm tiền để làm giàu của các tỉ phú
>>> Xem thêm: Cưới vợ cần phải có bao nhiêu tiền?
Cách ly xã hội vì covid bị thất nghiệp không có thu nhập thì làm sao mà chia đây híc hic
Thu nhập hàng tháng 5 đến 6 triệu thì hơi khó để chia theo kiểu 50 30 20