Phong tục cưới hỏi của người Nha Trang tương đối giản đơn, nhưng được tổ chức rất trang trọng, đầy đủ và mang nhiều nét đặc trưng riêng.
Giới thiệu về thành phố biển Nha Trang
Nha Trang là một thành phố biển, một thành phố du lịch trực thuộc tỉnh Khánh Hòa của đất nước Việt Nam. Nha Trang nổi tiếng với những bãi biển xanh như dãi lụa và phong cảnh đẹp như tranh vẽ. Ngoài ra, Nha Trang còn nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi ngon, đặc biệt là đặc sản yến sào Nha Trang.
Phong tục cưới hỏi của người Nha Trang cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những đặc điểm thiên nhiên và địa lý tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban cho thành phố du lịch này. Ngày sau đây, chúng ta sẽ cũng đến với những phong tục cưới hỏi của người Nha Trang hiện nay.
Phong tục cưới hỏi của người Nha Trang hiện nay
Phong tục cưới hỏi của người Nha Trang hiện nay được tổ chức khá đơn giản chứ không cầu kỳ và phức tạp như những vùng miền khác. Mặc dù vậy, lễ cưới vẫn được mọi làm một cách trang trọng và uy nghiêm chứ không sơ sài và qua loa.
Về nghi lễ, đám cưới người Nha Trang có đầy đủ các nghi lễ truyền thống của một đám cưới Việt như là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, trao nhận mâm quả sính lễ, lễ gia tiên, lễ đưa rước dâu… Mặc dù vậy, các nghi thức này cũng có một ít khác biệt với những địa phương khác chứ không phải giống nhau hoàn toàn.
Sính lễ cưới của người Nha Trang
Trầu cau sính lễ cưới không thể thiếu của người Nha Trang
Cũng giống như phong tục của các vùng miền khác trên khắp Việt Nam, trầu cau là sính lễ cưới không thể thiếu trong đám cưới của người Nha Trang. Trầu cau đại diện cho tình yêu, lòng chung thủy sắc son của hai vợ chồng.
Mặc dù hiện nay, rất nhiều người Việt đã không còn thói quen ăn trầu. Mặc dù vậy, theo phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt, gia đình nhà trai muốn hỏi cưới người con gái thì sính lễ cưới lúc nào cũng phải có trầu cau.
Ngoài trầu cau, theo truyền thống thì mâm quả của người Nha Trang trong lễ cưới hỏi còn có những mâm quả sính lễ cưới sau đây:
Bánh phu thê và các loại bánh khác
Bánh xu xê hay còn gọi là bánh phu thê là loại bánh không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mặc dù thời đại ngày nay có rất nhiều loại bánh cưới hiện đại, được tạo hình đẹp mắt nhưng bánh phu thê vẫn là loại bánh phổ biến nhất được nhà trai chọn đặt vào trong tráp để làm lễ vật cho nhà gái. Ngoài ra, một số gia đình còn có các mâm quả bánh khác nữa như là bánh kem, bánh tây, …
Mâm quả trà và rượu
Trà và rươu được xem là hai loại thức uống trong lễ cưới. Trà và rượu của nhà trai mang sang sẽ được nhà gái dâng lên bàn thờ gia tiên để cúng gia tiên.
Mâm quả trái cây
Trái cây cũng là một trong những mâm quả không thể thiếu trong lễ cưới hỏi. Từ xưa người ta có câu “Hoa thơm, quả ngọt” biểu thị cho ý nghĩa cuộc sống lứa đôi hạnh phúc và có nhiều hương vị ngọt ngào.
Mâm xôi gấc và gà luộc
Người ta hay gọi tắt mâm này là mâm xôi gà. Xôi gấc đỏ tượng trưng cho tấm lòng son sắc. Ngược lại, gà luộc lại mang ý nghĩa sự sung túc, đầy đủ, ấm no của một gia đình mới.
Mâm heo quay
Rất nhiều lễ cưới hỏi của người Việt Nam đều có mâm heo quay. Mâm heo quay và mâm xôi gà là 2 mâm thuộc tính mặn trong sính lễ cưới. Heo quay được quay với lớp da bên ngoài giòn rụm và đỏ tươi. Nó là biểu tượng của niềm vui, của sự may mắn. Ngoài ra, sau khi làm lễ xong, mọi người có thể xẻ heo quay ra và ăn chung với bánh mì khi kết thúc các nghi thức của lễ hỏi nữa.
Mâm trang sức và tiền nạp tài
Ngoài các sính lễ là bánh và thức ăn thì nhà trai còn phải có thêm 1 mâm quả đặc biệt khác nữa. Mâm này sẽ để nữ trang cưới cho cô dâu và bao lì xì tiền nạp tài gửi cho nhà gái.
Số lượng người bưng quả trong đám cưới của người Nha Trang
Dựa vào số lượng sính lễ nhà gái yêu cầu mà nhà trai sẽ chuẩn bị bao nhiêu mâm quả. Theo tìm hiểu thì phần lớn số lượng mâm quả trong đám cưới của người Nha Trang là từ 5 đến 7 quả. Phổ biến nhất là khoảng 7 quả. Vì thế, nhà trai và nhà gái cần bố trí mỗi nhà khoảng 7 đôi nam nữ để trao nhận quả trong lễ hỏi.
Trang phục của đội bưng quả trong phong tục cưới hỏi của người Nha Trang
Những nhà chọn người bưng quả là người nhà thì họ thường mặc trang phục áo sơ mi trắng và quần tây vì trang phục này rất phổ biến ai cũng có.
Còn đối với những nhà thuê dịch vụ bưng quả thì họ yêu cầu người bưng quả mặc trang phục theo phong cách mà họ yêu cầu. Đó có thể là trang phục áo dài cho cả nam và nữ. Hoặc là trang phục áo sơ mi thắt cà vạt đối với nam, trang phục váy hay áo đầm đối với nữ.
Khi thuê dịch vụ bưng quả thì bên dịch vụ thường có những bộ trang phục đồng bộ cho đội bưng quả. Do đó, khi lên hình sẽ đẹp hơn so với người nhà tự bưng quả cho đám cưới.
Trang phục cưới của người Nha Trang
Váy cưới theo kiểu tây đối với cô dâu và bộ comle với chú rể là trang phục ưa thích của các bạn trẻ Nha Trang trong tiệc cưới và trong những album cưới. Thậm chí, các bạn nữ còn chọn cho mình ít nhất từ 2 đến 3 bộ váy cưới với kiểu dáng và màu sắc khác nhau để thay đổi trong tiệc cưới của mình nữa.
Còn trong lễ cưới tại tư gia, các bạn nữ lại chọn cho mình những bộ áo dài truyền thống Việt Nam duyên dáng thay vì những chiếc váy cưới phức tạp theo kiểu Tây. Chú rể thì tùy người, có người vẫn mặc comle và thắt cà vạt hoặc nơ. Cũng có những chú rể mặc áo dài đồng bộ với cô dâu trong lễ cưới.
Cách xem ngày giờ cưới của người Nha Trang
Khi chọn ngày cưới, người Nha Trang thường tham khảo ý kiến của những thầy phong thủy, thầy tướng số vào nhờ họ chọn giúp. Họ sẽ lấy họ tên và ngày tháng năm sinh của cô dâu và chú rể để làm thông tin và tìm đến các thầy để họ chọn ra ngày hợp với tuổi cô dâu và chú rể.
Sở dĩ họ làm vậy vì họ tin rằng chọn ngày hợp với tuổi cô dâu và chú rể thì hôn nhân của đôi trai gái mới thuận buồm xuôi gió. Nếu không tham khảo ý kiến các thầy mà chọn bừa, nhằm phải ngày đại kỵ thì sau khi kết hôn, gia đình hay xảy ra xung đột, làm ăn thất bại hay thậm chí gặp tai họa không may.
Các thầy tướng số dựa vào thông tin mà gia đình cung cấp và chọn ra khoảng từ 3 đến 4 ngày tốt trong năm. Những ngày này là ngày hợp tuổi với cô dâu và chú rể. Gia đình sẽ xem trong những ngày đó, ngày nào tiện cho họ tổ chức thì sẽ chọn ngày đó.
Cách chọn thiệp cưới của người Nha Trang
Thiệp cưới ở Nha Trang trước kia khá đơn giản. Thiệp chủ yếu sử dụng một tong màu đỏ, hoa văn thì theo truyền thống là long – phụng hoặc là chữ song hỷ. Ngoài ra có thể có thêm hình ảnh đoàn rước dâu với cô dâu chú rể đi trước có người vác lộng che.
Ngày nay, với sự sáng tạo và công nghệ in thiệp đã cho ra đời rất nhiều loại thiệp cưới có kiểu dáng hiện đại và màu sắc khác nhau chứ không chỉ bó gọn trong một màu đỏ. Các chất liệu làm thiệp cũng đa dạng không kém, từ giấy mỹ thuật cho đến các loại việc kết hợp nhiều loại giấy khác nhau để tạo nên những lá thiệp rất ấn tượng. Các bạn trẻ Nha Trang ngày nay cũng có xu hướng thích chọn các mẫu thiệp cưới thiết kế hiện đại hơn là những mẫu thiệp truyền thống ngày xưa.
Chụp ảnh cưới tại Nha Trang
Có thể nói Nha Trang có rất nhiều địa điểm chụp ảnh cưới tuyệt đẹp. Tại đây, bạn có thể chụp được những tấm ảnh cưới với background là bãi biển, là núi đèo, là nhà thờ, là miền quê, là hải đảo, là những khu resort, là những cây cầu. Dưới đây là một vài gợi ý địa điểm chụp ảnh cưới mà người Nha Trang hay chụp:
– Các khu resort: Các khu resort tại Nha Trang được thiết kế và xây dựng rất đẹp mắt, mỗi resort là mỗi phong cách khác nhau rất đáng để bạn chọn làm nơi chụp ảnh cưới.
– Bãi biển: Nha Trang có rất nhiều bãi biển đẹp như bãi dài, dốc lếch và các bãi ngoài đảo. Các bãi này lên hình cưới cực đẹp.
– Nhà thờ: Nha Trang có 2 nhà thờ có kiến trúc đẹp thích hợp chụp ảnh cưới là nhà thờ Đá ngay trung tâm thành phố và nhà thờ cổ Hà Dừa ở khu ngoại ô.
– Ga xe lửa Nha Trang và các cây cầu như Trần Phú, cầu Xóm Bóng
– Các hòn đảo du lịch như Đảo Hòn Tằm, Đảo Vinpearl Land,…
– Các khu du lịch như Hòn Chồng, tháp bà, viện Hải Dương Học, biệt thự Bảo Đại ….
Các nghi lễ trong đám cưới của người Nha Trang
Lễ dạm ngõ của người Nha Trang
Lễ dạm ngõ của người Nha Trang cũng đơn giản giống như ở những nơi khác của Việt Nam. Khi đôi trai gái đã có ý định đi đến kết hôn thì gia đình của chàng trai sẽ hẹn với gia đình của nhà gái vào 1 ngày xác định sẽ ghé thăm và dạm ngõ cho con của mình.
Lễ dạm ngõ cũng là buổi gặp mặt đầu tiên của gia đình nhà trai và gia đình nhà gái. Trong buổi gặp mặt này, nhà trai sẽ mang theo một ít quà biếu tặng cho nhà gái trong buổi gặp mặt. Quà trong buổi dạm ngõ không quá nhiều và cũng không quá cầu kỳ. Chủ yếu là một phần bánh trái và trà rượu tượng trưng mà thôi.
Trong lễ dạm ngõ, đại diện nhà trai sẽ giới thiệu thành phần tham gia và lý do có mặt tại nhà gái ngày hôm đó. Nhà trai xin phép nhà gái chấp nhận mối quan hệ của hai bạn trẻ và cho phép hai bạn trẻ tiến đến hôn nhân. Nếu nhà gái đồng ý thì hai bên sẽ bàn bạc và thống nhất những vấn đề liên quan đến ngày cưới, ngày làm lễ ăn hỏi, sính lễ cưới, tiệc cưới …
Lễ ăn hỏi của người Nha Trang
Lễ ăn hỏi là buổi lễ mà nhà trai chính thức mang sính lễ cưới sang bên nhà gái để hỏi cưới vợ cho con trai của mình. Chủng loại và số lượng sính lễ cưới mà nhà trai mang sang theo yêu cầu của nhà gái trong buổi lễ dạm ngõ.
Tùy thuộc vào cách tổ chức mà lễ ăn hỏi và lễ cưới của người Nha Trang có thể tổ chức chung 1 ngày hoặc là lễ ăn hỏi tổ chức trước, lễ cưới tổ chức sau.
Trong lễ ăn hỏi, cả nhà trai và nhà gái đều phải bố trí đội nam nữ để trao và nhận mâm quả cưới. Các sính lễ cưới của nhà trai sẽ được đặt trong mâm quả cưới, phủ khăn đỏ có thuê rồng phượng hoặc Song Hỷ trước khi mang sang nhà gái.
Lễ cưới của người Nha Trang
Lễ trao và nhận quả
Khi đến nhà gái, nhà trai sẽ sắp xếp lại đội hình để chuẩn bị nghi thức trao và nhận sính lễ cưới với bên nhà gái. Hai đội bưng và nhận quả của nhà trai và nhà gái được sắp xếp theo đội hình hàng ngang, mặt đối mặt. Các sính lễ cưới sẽ được đội bưng mâm quả nhà trai trao cho đội bưng mâm quả bên nhà gái. Bên nhà gái sau khi nhận quả xong sẽ mang vào trong nhà và đặt lên bàn đã được chuẩn bị để nhận sính lễ của bên nhà gái.
Sau khi sính lễ được trao xong, đại diện bên nhà trai sẽ đứng ra phát biểu và giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ hôm nay. Cùng lúc đó, đại diện nhà gái cũng sẽ đáp lại lời phát biểu và mời cô dâu chính thức ra mắt gia đình hai họ.
Lễ gia tiên trong đám cưới của người Nha Trang
Lễ gia tiên trong đám cưới của người Nha Trang được tổ chức cả bên nhà trai lẫn bên nhà gái. Ở bên nhà gái, sau khi nhà gái đã nhận các sính lễ của nhà trai mang sang, thì đại diện nhà gái sẽ dâng các sính lễ lên bàn thờ gia tiên nhà gái.
Bố của cô dâu hoặc là người đại diện nam giới của bên nhà gái sẽ là người thắp hương đầu tiên lên bàn thờ gia tiên. Đồng thời, người này cũng là người đọc lời khấn thông báo người con gái trong nhà chuẩn bị xuất giá, và giới thiệu chàng rể tương lai ra mắt tổ tiên.
Sau đó, cô dâu chú rể theo sự hướng dẫn của người đại diện cùng nhau thắp hương lên bàn thờ gia tiên của bên nhà gái. Sau khi hương khói được thắp lên thì cũng là lúc kết thúc lễ gia tiên tại nhà gái, mọi người sẽ bắt đầu chuẩn bị rước dâu về nhà chồng.
Sau khi rước dâu xong, cô dâu chính thức về đến nhà chồng thì bên nhà trai cũng sẽ tổ chức lễ gia tiên để con dâu ra mắt tổ tiên bên nhà trai.
Nghi thức đón dâu trong phong tục cưới hỏi của người Nha Trang
Sau khi hoàn thành các nghi thức lễ nghi ở bên nhà gái thì nhà trai chính thức đón dâu về nhà. Thường thì mẹ cô dâu sẽ không tham gia đưa dâu. Khi qua nhà gái rước dâu, ngoài xe hoa chở cô dâu và chú rể và xe khách chở đoàn nhà trai thì còn phải chuẩn bị thêm xe chở các thành viên bên nhà gái đi đưa dâu sang nhà trai nữa.
Với lợi thế về phong cảnh đẹp thì một số đám cưới tại Nha Trang, họ sẽ tổ chức rước dâu kết hợp chụp thêm các kiểu ảnh tại các nơi có phong cảnh đẹp của Nha Trang.
Khi đoàn rước dâu về đến nhà trai thì cô dâu và chú rể cũng rót trà ra mắt cha mẹ và làm lễ gia tiên ra mắt tổ tiên của bên nhà trai.
Cách tổ chức tiệc cưới của người Nha Trang
Có 2 lựa chọn đãi tiệc cưới phổ biến mà người Nha Trang hay tổ chức. Đó là tổ chức tại tư gia hoặc là tổ chức tiệc cưới tại các khách sạn. Nếu tổ chức tại tư gia thì họ sẽ ký hợp đồng và mời các nhóm nấu đến nấu tiệc. Điều kiện để tổ chức tiệc cưới tại tư gia là nhà phải rộng rãi và thoáng mới làm được, còn không thì họ sẽ đãi tiệc tại các nhà hàng hoặc khách sạn.
Nếu tiệc cưới của những nơi khác được tổ chức tại các nhà hàng tiệc cưới chuyên nghiệp, thì tiệc cưới của người Nha Trang thường được tổ chức tại những khách sạn lớn của thành phố. Lý do là những khách sạn này ngoài dịch vụ lưu trú họ còn có những sảnh lớn, những khu sân vườn chuyên đãi tiệc cưới.
Ưu thế của những khách sạn này là người đãi tiệc cưới có thể chọn đãi tiệc trong khu vực sảnh hoặc khu vực sân vườn đều được. Những sảnh cưới của khách sạn này được thiết kế rất đẹp, thậm chí đẹp và cao cấp hơn cả những nhà hàng tiệc chuyên tiệc cưới của Nha Trang nữa.
Về thực đơn, tiệc cưới của Nha Trang có khá nhiều những món hải sản. Cũng dễ hiểu vì Nha Trang là vùng biển nên có rất nhiều loại hải sản tươi ngon so với những vùng khác.
Những điều kiêng kỵ trong phong tục cưới hỏi của người Nha Trang
Điều mà người Nha Trang kiêng kỵ nhất trong đám cưới là không coi ngày, lựa chọn ngày tốt để tổ chức đám cưới. Theo họ, ngày tốt để cưới không chỉ là ngày đẹp mà nó còn phải hợp tuổi với cả cô dâu và chú rể nữa.
Điều kiêng kỵ tiếp theo là kỵ kiêng kỵ cưới khi nhà có tang. Nếu nhà có tang thì đám cưới của họ bắt buộc phải dời lại. Thậm chí phải dời lại cho đến khi xả hết tang thì mới tính đến việc tổ chức đám cưới lại.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm thuê dịch vụ bưng quả trong cưới hỏi
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm đặt tiệc cưới không phải ai cũng biết
Ở Nha Trang thì có quá nhiều cảnh đẹp tha hồ mà chụp ảnh cưới nhé