Phong tục cưới hỏi của người Bình Định ngày nay đã có nhiều thay đổi so với thời xưa. Nó được rút gọn hơn về nghi lễ và hiện đại hơn về các nghi thức.
Phong tục cưới hỏi của người Bình Định trước kia và hiện nay
Trước đây, người dân trong tỉnh thường tổ chức cưới hỏi theo phong tục cưới hỏi của người Bình Định thời xưa truyền lại. Nó bao gồm đến 6 lễ trong một đám cưới. Đó chính là: Lễ Thăm Nhà, Lễ Nói, Lễ Hỏi, Lễ Đại Nạp, Lễ cưới, Lễ rước dâu, lễ hồi dâu. Từ năm 2018 cho đến nay, thức hiện nếp sống văn minh thì người Bình Định đã rút gọn các nghi thức để chỉ còn làm từ 2 đến 3 lễ trong một đám cưới. Nhiều nghi lễ đã được nhập và gộp lại thành 1 để giản đơn hóa.
Từ đó, phong tuc cưới hỏi của người Bình Định ngày nay đã có nhiều thay đổi so với xưa kia. Những sự thay đổi này phù hợp với sự tiến bộ trong đời sống và phong tục tập quán của họ. Các phong tục cưới hỏi của người Bình Định nghiêng về tính xã hội và đi vào dân gian nhiều hơn là thể hiện những phong tục cổ xưa. Trong phong tục đã có nhiều lệ ước thoải mái cho trai gái nhiều hơn và chuyện sui gia trao đổi bàn chuyện cưới hỏi cho con cái cũng không quá nặng, câu nệ, phép tắc như thời xưa.
Hiện nay, đám cưới của người Bình Định có tính cởi mở nhiều và ngày càng được đơn giản hóa. Nhất là sau khi thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới xin.
Vào nữa đầu thế kỷ XX, những đám cưới ở Bình Định bắt đầu được tổ chức theo kiểu tân thời. Nó chịu ảnh hưởng bởi nền văn hoa từ phương Tây du nhập vào Việt Nam. Ở khu vực thành thị, có sự kết hợp giữa phong tục truyền thống và những nét tân thời trong đám cưới. Lời chúc đám cưới mong muốn đôi tân lang, tân nương sẽ có cuộc sống hạnh phúc cho đến khi “Răng long đầu bạc”.
Đám cưới của người Bình Định trước đây đều phải trải qua các bước bắn tin, lễ dạm ngõ hoặc lễ vấn danh sau đó mới tới lễ hỏi hay lễ cưới. Ngày nay, các lễ này đều hầu như không còn được tổ chức, mà được trao cho đôi trai gái tự quyết định. Cha mẹ của hai bên chấp thuận thì họ sẽ trao đổi với nhau để thống nhất ngày tổ chức đám cưới.
Lễ đại nạp và lễ hỏi trong phong tục cưới hỏi của người Bình Định
Lễ hỏi của người Bình Định cho đến ngày hôm nay vẫn còn được giữ gìn và phát huy. Để tiến hành lễ hỏi, ngoài quá trình chuẩn bị họ còn phải thống nhất được ngày giờ tổ chức lễ cưới nữa.
Trong giai đoạn này, còn có một nghi thức nữa trong đám cưới của người Bình Định chính là lễ đại nạp. Lễ đại nạp còn gọi là lễ nạp tài. Ngoài ra tùy theo địa phương, nó còn được gọi với những tên gọi khác là Lễ Đen hoặc là Lễ Nát tùy theo từng vùng miền. Trong lễ này, nhà trai sẽ trao cho nhà gái một khoản tiền nhỏ gọi là tiền nạp tài, cùng với những lễ vật cưới. Lễ Nạp Tài thường được diễn ra trong ngày đám hỏi hoặc ngày rước dâu.
Ý nghĩa của những khoản tiền và món quà này là để bày tỏ lòng biết ơn của bên nhà trai đối với bên nhà gái vì đã có công sinh thành và dưỡng dục cô dâu.
Ngày nay, nghi thức này đã được đơn giản hơn. Người ta thường gộp lễ đại nạp và lễ hỏi để tổ chức một lần.
Sính lễ cưới của người Bình Định
Cũng giống sính lễ cưới của các vùng miền khác của Việt Nam, sính lễ cưới quan trọng nhất và không thể thiếu trong bất kỳ đám cưới nào của người Bình Định chính là trầu cau. Sỡ dĩ trầu cau trở thành sính lễ cưới quan trọng của người Bình Định là do nó chính là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, tình cảm gia đình.
Trong những câu chuyện kể từ thời xưa lưu truyền đến nay vẫn còn những câu thơ nói về tình nghĩa vợ chồng và ý nghĩa trầu cau:
Miếng trầu anh kết làm đôi
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng
Vôi pha với nước, thuốc hồng với duyên.
Bài thơ này ví người chồng như quả cau, được sinh ra từ cây cau có thân tròn thẳng đứng. Nó đại diện cho người quân tử. Trái ngược lại là chiếc lá cau hơi bầu bầu là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam cần cù, chịu khó. Khi người xưa nhai trầu với cau thì họ thường giã nó chung với vôi tạo nên màu đỏ thắm tượng trưng cho tấm lòng son sắc, thủy chung của đôi vợ chồng
Ngoài trầu cau, sính lễ cưới của người Bình Định còn có thêm một số các sính lễ khác nữa. Đối với người Bình Định, tùy thuộc vào gia đình có khá giả không mà sính lễ cưới nhiều hay ít chứ không bắt buộc phải có đầy đủ như một số địa phương khác.
Các sính lễ cưới phổ biến trong phong tục cưới hỏi của người Bình Định thường gồm các tráp trà rượu, tráp trái cây, tráp bánh. Ngoài ra còn có tiền nạp tài và nữ trang cho cô dâu nữa.
Lễ cưới trong phong tục cưới hỏi của người Bình Định
Đám cưới của người Bình Định có sự khác biệt về phong tục ở vùng nông thôn và khu vực thành thị. Thông thường ở những vùng nông thôn khi họ hàng nhà trai đến nhà gái thì làm lễ gia tiên, tuyên bố lý do, xin rước dâu … Nhà gái đến nhà trai thì có thêm mục gửi gắm con gái. Đám cưới của người Bình Định ở khu vực nông thôn được tổ chức ôn hòa xen lẫn giữa phong tục truyền thống lẫn hiện đại
Đám cưới của người Bình Định ở khu vực thành thị ngày nay, ngoài nghi lễ làm ở hai bên nhà trai và nhà gái thì thường còn mời khách dự tiệc cưới ở các nhà hàng tiệc cưới nữa. Những đám cưới dạng này thường được tổ chức rất xa hoa và tốn kém.
Trang phục cưới của người Bình Định
Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương tây du nhập vào Việt Nam, hiện nay, đa phần các bạn trẻ của tỉnh Bình Định đều chọn âu phục cho đám cưới của mình. Cô dâu chọn những kiểu váy cưới phương tây xòa phồng kiểu công chúa hoặc váy cưới đuôi dài. Bên cạnh đó chú rể diện lên mình bộ áo vest với cà vạt hợp gu.
Đối với cha mẹ của nhà trai và nhà gái, phần lớn các ông bố đều chọn áo vest như chú rể. Các bà mẹ trái ngược lại thích chọn chiếc áo dài.
>>> Xem thêm: Top 10 nhà hàng tiệc cưới tại Quy Nhơn – Bình Định
Cách xem ngày và kén giờ cưới của người Bình Định
Ngày nào có nhiều sao cát tinh như thiên đức, nguyệt đức, thiên an, thiên hỷ … hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn … thì đối với người Bình Định, những ngày đó chính là những ngày tốt.
Ngày nào có những sao hung tinh như sao trùng tang, trùng phục, thiên hình, nguyệt phá thì đối với người Bình Định, những ngày đó chính là những ngày xấu.
Người Bình Định kiêng kỵ nhất là ngày sát chủ, ngày thụ tử, không chỉ trong đám cưới mà làm bất cứ việc gì người Bình Định cũng tránh những ngày này. Mỗi một tháng có ba ngày được người Bình Định gọi đó là 3 ngày nguyệt kỵ. Đó chính là ngày năm, ngày mười bốn và ngày hai mươi ba. Trong ba ngày này, làm việc gì cũng nên kiêng và nhất là nên kiêng nhập phòng.
Trong một năm lại có 13 ngày, người Bình Định gọi 13 ngày này là ngày Dương Công Kỵ Nhật. Làm bất kỳ chuyện gì cũng phải tránh những ngày này. Những ngày này chính là:
– Ngày 13 tháng Giêng.
– Ngày 11 tháng hai.
– Ngày 9 tháng ba
– Ngày 7 tháng tư
– Ngày 5 tháng năm
– Ngày 3 tháng sáu
– Ngày 8 và 29 tháng bảy
– Ngày 27 tháng tám
– Ngày 25 tháng chín
– Ngày 23 tháng mười
– Ngày 21 tháng mười một
– Ngày 19 tháng chạp
Nếu phạm phải những ngày này thì làm việc gì cũng thất bại. Khi người Bình Định tổ chức lễ cưới, họ tìm ngày thiên đức, nguyệt đức, kỵ ngày trực phá, trực nguy. Khi xuất hành rước dâu thì họ tìm ngày lộc mã, hoàng đạo, kỵ ngày trực phá, trực bế.
Còn như kén giờ thì lúc mới xuất hành, lúc mới ra ngõ đi cưới … thường đều kén lấy giờ hoàng đạo. Phép tính giờ hoàng đạo của người Bình Định dựa vào 4 câu thơ sau:
Dần, Thân gia Tý, Mão Dậu Dần
Thìn, Tuấn tầm Thìn: Tý Ngọ Thân;
Tỵ Hợi thiên cương tầm Ngọ Vị
Sửu Mùi tòng Tuất định kỳ chân.
Lại cần phải nhớ hai câu:
Đạo Viễn Kỷ thời thông đạt
Lộ dao hà nhật hoàn trình
Lúc tính giờ trước hết phải biết đó là ngày gì. Sau đó dùng 2 câu thơ dưới để tính ra giờ ở 4 câu thơ trên.Nếu tính giờ mà gặp phải cung nào có chữ “đạo, viễn, thông , đạt ,dao hoàn” thì giờ ấy là giờ hoàng đạo.
>>> Xem thêm: Cách chọn ngày cưới theo phương pháp khoa học
>>> Xem thêm: Phương pháp lập ngân sách cho đám cưới