3 mẫu bài phát biểu trong lễ ăn hỏi và lễ cưới đầy ý nghĩa sau đây sẽ là thông tin giúp bạn tự tin làm người đại diện của hai họ trong đám cưới
Phát biểu là phần quan trọng nhất trong lễ ăn hỏi. Lời phát biểu phải vừa trang trọng, phải vừa có ý nghĩa. Vì thế, người đại diện cho nhà trai lần nhà gái cần phải chuẩn bị và soạn ra trước bài phát biểu để nội dung và câu chuyện được mạch lạc và ý nghĩa.
Tại sao phải phát biểu trong lễ ăn hỏi?
Có thể nói phần phát biểu là phần quan trọng nhất trong buổi lễ ăn hỏi. Lời phát biểu tạo sự trang trọng, uy nghiêm của buổi lễ. Ngoài ra nó còn quyết định đến việc gia đình hai bên có nhất trí và đồng ý cho hai bạn trẻ tiến đến kết hôn hay không. Nó cũng giới thiệu đến gia đình hai bên những thành viên trong gia đình của bên nhà trai và cả bên nhà gái.
Phần quan trọng nhất cũng là phần cuối cùng của lời phát biểu chính là bên nhà trai xin phép nhà gái chấp nhận sính lễ và đồng ý cho đôi bạn trẻ tiến đến kết hôn.
Bài phát biểu được cử hành tại nơi nào?
Lễ ăn hỏi được tổ chức tại nhà gái do đó, lời phát biểu trong lễ ăn hỏi sẽ được thực hiện bên nhà gái. Theo đúng ngày đã thống nhất của hai gia đình, nhà trai phải chuẩn bị đầy mâm quả, sính lễ cưới đã được bàn bạc trong lễ dạm ngõ và mang sang nhà gái. Các sính lễ này được xem là những lễ vật để nhà trai hỏi cưới vợ cho con cháu của mình.
Khi đoàn nhà trai cùng với các sính lễ, mâm quả cưới đến nơi thì bên nhà gái sẽ đón tiếp và mời đoàn nhà trai vào nhà. Tại đây, các nghi thức của lễ hỏi và lời phát biểu của hai bên sẽ được cử hành.
Thời điểm nào thì phát biểu?
Sau khi đoàn bưng quả của nhà trai đã trao mâm quả cho đoàn bưng quả nhà gái, bên nhà gái sẽ đón tiếp và mời đoàn nhà trai vào nhà. Tại đây, các sính lễ cưới sẽ được đặt lên bàn được chuẩn bị sẵn để đặt sính lễ. Bên nhà gái sẽ mời bên nhà trai ngồi vào bàn họ. Bàn này được đặt sẵn và chia ra nhà gái ngồi 1 bên và nhà trai ngồi một bên. Sau khi đã an tọa thì đại diện bên nhà trai sẽ đứng lên, thay mặt bên nhà trai để phát biểu trong lễ ăn hỏi.
Ai sẽ là người đứng ra phát biểu?
Trong lễ ăn hỏi, cả nhà gái và nhà trai đều sẽ có người đại diện đứng ra phát biểu. Người phát biểu trước là đại diện của phía nhà trai. Đại diện phía nhà trai trước tiên sẽ tự giới thiệu mình và thay mặt cho gia đình của chú rể trình bày lý do đến với buổi lễ hôm nay. Sau đó sẽ giới thiệu các thành phần tham dự buổi lễ của phía nhà trai bao gồm những ai? Quan hệ với chú rể như thế nào?
Sau đó là tiếp tục giới thiệu các sính lễ cưới mà nhà trai mang sang để hỏi cưới. Các sính lễ cưới này bao gồm những gì? Số lượng bao nhiêu? Lời cuối cùng của đại diện bên nhà trai, cũng là lời kết cho bài phát biểu là xin phép nhà gái đồng ý nhận sính lễ và đồng ý tổ chức hôn lễ cho hai cháu.
Tương tự như nhà trai, nhà gái cũng cử một đại diện ra đáp lại lời phát biểu của phía nhà trai. Đại diện nhà gái cũng tự giới thiệu về bản thân mình và các thành viên tham dự buổi lễ. Sau đó thường là đại diện của nhà gái sẽ cám ơn đoàn nhà trai đã không ngại đường xa đến đây.
Đại diện nhà gái thay mặt bên nhà gái chấp nhận sính lễ và đồng ý cho bên hai cháu cử hành hôn lễ.
3 bài mẫu phát biểu trong lễ ăn hỏi
Bài mẫu phát biểu thứ nhất trong lễ ăn hỏi
Lời phát biểu của phía nhà trai
“Kính thưa quan viên hai họ cùng các vị quan khách có mặt ở đây. Trước tiên, tôi xin gửi lời chào trân trọng nhất của toàn thể nhà trai tới gia đình nhà gái và kính chúc các ông, các bà bên họ nhà gái sức khỏe dồi dào làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc.
Tôi xin phép được giới thiệu thành phần gia đình họ nhà trai trong lễ hỏi hôm nay bao gồm :
– Tôi là Trần Văn A, chú của cháu Trần Văn B và là đại diện của họ nhà trai.
– Còn đây là bà Phạm Thị Thúy C, là bà ngoại của cháu Nguyễn Văn B,
– Tiếp đến là bố mẹ và cậu mợ của cháu….
Sau một thời gian quen biết và tìm hiểu lẫn nhau, tình cảm đã đến hồi chín muồi hai cháu mong muốn được về cùng nhau dưới một mái nhà, được làm vợ làm chồng của nhau. Thể theo nguyện vọng của hai cháu và sự cho phép của nhà gái hôm nay đoàn nhà trai chúng tôi đến đây xin được ra mắt với nhà gái và xin phép họ nhà gái đồng ý cho hai cháu thành hôn.
Đến với lễ hỏi hôm nay, nhà trai chúng tôi chuẩn bị 5 tráp lễ vật đưa tới nhà gái, mong nhà gái chấp thuận để hai cháu nên vợ nên chồng. Tôi xin được mời mẹ của cháu Nguyễn Văn A và mẹ cháu Phạm Thị K cùng nhau mở tất cả các tráp lễ mà nhà trai đưa đến. Nhà trai chúng tôi cũng hy vọng gia đình nhà gái sẽ chấp thuận lễ vật và đồng ý cho hai cháu nên duyên hạnh phúc.
Thay mặt gia đình nhà trai, tôi xin cảm ơn gia đình nhà gái đã đón tiếp chu đáo để buổi lễ ăn hỏi hôm nay thành công tốt đẹp. Chúng tôi hy vọng cả hai sẽ yêu thương nhau, cùng nhau sát cánh trên con đường đời và làm tròn bổn phận con cháu với cả hai nhà. Xin cảm ơn !”
Lời phát biểu của phía nhà gái
“Kính thưa họ nhà trai : Tôi là Hồ Kim A là Cô của cháu Phạm Thị K là đại diện cho họ nhà gái xin có đôi lợi phát biểu như sau:
Được biết cháu B và Cháu K quen nhau đã lâu và đã xin ba mẹ tiến tới hôn nhân . Nay gia đình họ nhà trai không quản đường xá xa xôi đem mân trầu cau tới đây cũng đã biểu đạt được thành ý xin cưới cháu K nhà chúng tôi. Tôi đại diện cho họ nhà gái xin phép được nhận tráp trầu cau và đồng ý để 2 cháu tiến tới hôn nhân.
Sau đây tôi xin mời đại diện 2 nhà trai gái ngồi vào bàn tiệc mà họ nhà gái tôi đã chuẩn bị sẵn chúng ta vừa dùng tiệc vừa tính ngày để làm lễ thành hôn cho 2 cháu.
Bài mẫu phát biểu thứ hai trong lễ ăn hỏi
Lời phát biểu của phía nhà trai
Trước tiên đại diện cho họ nhà trai, tôi xin kính chúc sức khỏe các cụ ông cụ bà của hai gia đình, anh em họ hàng của hai cháu.
Tôi xin được tự giới thiệu tôi là Nguyễn Văn A là chú của cháu Nguyễn Văn B (chú rể). Được sự chấp thuận của gia đình hai bên, hôm nay, gia đình họ nhà trai chúng xin có cơi trầu kính dâng gia tiên bên đằng nhà gái. Tôi trân trọng xin phép được cử hành lễ rước dâu, chính thức đón cháu Lê Thị C (cô dâu) về làm dâu trong nhà và làm con cháu nhà trai chúng tôi.
Và đồng thời gia đình tôi cũng xin phép gia đình nhà gái cho cháu Lê Thị C (cô dâu) được làm con làm cháu trong gia đình nhà trai chúng tôi.
Xin kính mong ông bà nhận mâm trầu xin dâu của họ nhà trai chúng tôi. Kính thưa các cụ ông cụ bà, bà con cô bác, anh em nội ngoại, bạn bè của hai cháu.
Giờ tốt đã đến tôi xin thay mặt cho họ nhà trai trân trọng cảm ơn sự đón tiếp của họ nhà gái. Tôi mong rằng trong tương lai, tình cảm mà hai gia đình dành cho nhau sẽ ngày càng thân thiết hơn.
Sau đây xin phép các cụ ông, cụ bà, anh em nội ngoại và các bạn của hai cháu họ nhà trai, chúng tôi được đưa cháu Lê Thị C (cô dâu) về gia đình họ nhà trai để cử hành hôn lễ cho hai cháu.
Kính mời các cụ ông cụ bà cùng bà con họ hàng của hai cháu về dự buổi lễ với họ nhà trai chúng tôi.
Lời phát biểu của phía nhà gái
Trước tiên tôi xin đại diện cho họ nhà gái kính chúc sức khoẻ các cụ ông, cụ bà, anh chị em của hai gia đình, bạn bè thân thiết của hai cháu có mặt đông đủ tại đây để chúc mừng hạnh phúc cho hai cháu Nguyễn Văn B (chú rể) và Lê Thị C (cô dâu).
Kính thưa toàn thể các cụ ông cụ bà, bà con cô bác, anh chị em của hai cháu. Trải qua quá trình tìm hiểu và được sự nhất trí vun vén hạnh phúc của bố mẹ hai bên, hai cháu Nguyễn Văn B (chú rể) và Lê Thị C (cô dâu) xin được phép xây dựng hạnh phúc trăm năm.
Hôm nay ngày lành tháng tốt, tôi xin thay mặt gia đình nhà gái nhận mâm trầu xin dâu của họ nhà trai. Thay mặt họ nhà gái, tôi chính thức nhận cháu Nguyễn Văn B (chú rể) làm con rể của gia đình chúng tôi.
Đồng thời cho phép nhà trai đón cháu Lê Thị C (cô dâu) về gia đình để cử hành hôn lễ cho 2 cháu. Một lần nữa tôi xin kính chúc sức khỏe các ông các bà, cô bác anh chị em… của gia đình hai bên.
Chúc cho tình thông gia giữa 2 gia đình chúng ta ngày càng bền chặt. Chúc cho buổi hôn lễ hôm nay thành công tốt đẹp. Chúc hai cháu được trăm năm hạnh phúc.
Bài mẫu phát biểu thứ ba trong lễ ăn hỏi
Lời phát biểu của phía nhà trai
Kính thưa quan viên hai họ cùng các vị quan khách có mặt ở đây. Trước tiên, tôi xin thay mặt họ nhà trai gửi lời chào đến toàn thể gia đình nhà gái và kính chúc các ông, các bà bên họ nhà gái dồi dào sức khỏe.
Đến tham dự buổi lễ hôm nay, đoàn nhà trai chúng tôi gồm có: Tôi là Trần Văn A, bác của cháu Trần Văn B (chú rể) và là đại diện nhà trai. Còn đây là bà Phạm Thị K, là bà ngoại của cháu Trần Văn B (chú rể), tiếp đến là bố mẹ và cậu mợ của cháu.
Sau một thời gian làm quen và tìm hiểu lẫn nhau, tình cảm hai cháu đã rất mặn nồng và mong muốn được về cùng nhau dưới một mái nhà, được làm vợ làm chồng của nhau. Theo nguyện vọng của hai cháu và sự cho phép của nhà gái hôm nay đoàn nhà trai chúng tôi đến đây xin được ra mắt với nhà gái và xin phép họ nhà gái tác thành cho hai cháu.
Đến với lễ ăn hỏi hôm nay, nhà trai chúng tôi chuẩn bị 10 mâm quả cưới đưa tới nhà gái, mong nhà gái chấp thuận để hai cháu nên vợ nên chồng. Tôi xin được mời mẹ của cháu Trần Văn B (chú rể) và đại diện của bên nhà gái hãy cùng nhau mở tất cả các mâm quả sính lễ mà nhà trai chúng tôi mang sang. Nhà trai chúng tôi rất mong muốn gia đình nhà gái sẽ chấp thuận lễ vật và đồng ý cho hai cháu nên kết duyên vợ chồng.
Lời phát biểu của phía nhà gái
Lời đầu tiên cho tôi được tự giới thiệu, tôi là Nguyễn Thị T là dì của cháu Vũ Thị C (cô dâu) đại diện cho họ nhà gái, cùng với ông Vũ Văn F là ba của cô dâu và bà Dương Thị B là mẹ của cô dâu và các thành viên trong gia đình xin được chúc toàn thể quý vị khách quý sức khỏe dồi dào và vạn sự như ý.
Hôm nay là ngày tốt và cũng là ngày bên nhà trai mà chúng tôi hẹn nhà trai sang thưa chuyện. Gia đình nhà gái chúng tôi xin có lời cám ơn tới bên họ nhà trai đã không quản đường xá xa xôi đã có mặt tại đây.
Tôi xin thay mặt cho gia đình nhà gái, chấp thuận cho hai cháu được kết hôn và nên duyên vợ chồng với nhau. Từ giờ phút này trở đi: hai cháu Trần Văn B và Vũ Thị C đã là dâu là rể trong nhà, hai cháu còn trẻ và còn nhiều bỡ ngỡ nên kính mong toàn thể hai bên gia đình dạy dỗ, nhắc nhở để hai cháu có thể làm tốt bổn phận làm con làm cháu trong nhà.
Gia đình chúng tôi cũng mong rằng, hai cháu sẽ sống bên nhau hạnh phúc, gia đình ấm cúng thuận hòa, làm ăn phát đạt. Thay mặt cho nhà gái, tôi xin mời nhà trai cùng nâng ly rượu để chúc phúc cho hai cháu.
Cách sử dụng bài phát biểu mẫu trong lễ ăn hỏi
Bên trên là 3 bài phát biểu mẫu rất trang trọng và đầy đủ dùng trong lễ ăn hỏi. Những bài phát biểu này đều được chia ra của đại diện về phía bên nhà trai và bài phát biểu của đại diện phía nhà gái. Nếu trở thành người đại diện cho gia đình mình để phát biểu trong lễ ăn hỏi, chúng ta có thể dựa vào 1 trong 3 bài phát biểu trên để soạn riêng cho mình 1 bài phát biểu hoàn chỉnh.
Những bài phát biểu trên, những tên riêng của cô dâu và chú rể, người đại diện, cha mẹ của cô dâu và chú rể đều được in đậm để dễ chú ý. Khi soạn lại, bài phát biểu cho riêng mình, chúng ta chỉ cần thay thế những họ tên đó thành họ tên thực tế của cô dâu, chú rể và cha mẹ hai bên là được.
Nếu là đại diện của nhà trai thì chúng ta có thể chọn 1 trong 3 bài phát biểu dành cho nhà trai. Còn nếu là đại diện về phía nhà gái thì chúng ta sẽ dùng 1 trong 3 bài phát biểu của nhà gái.
Rất hy vọng những bài phát biểu mẫu này sẽ giúp ích rất nhiều cho những người đại diện cho gia đình nhà trai và nhà gái phát biểu trong lễ ăn hỏi nói riêng, trong lễ cưới nói chung.
>>> Xem thêm: Lại quả là gì? Ý nghĩa của lại quả trong lễ cưới
>>> Xem thêm: Phong tục cưới hỏi của người Nha Trang
Note lại lưu về tham khảo, để khi nào cần lấy ra dùng