Tục ở rể có từ thời phong kiến của Việt Nam. Người đàn ông ở rể thời đó bị nhiều định kiến không tốt. Tuy nhiên, ở rể thời nay lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác
Tục ở rể là gì?
Tục ở rể là là phong tục sau khi đám cưới, chú rể sẽ sang ở và làm rể bên nhà vợ chứ không rước dâu đưa vợ về nhà chồng. Tục ở rể phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt đối với các dân tộc, các quốc gia theo chế độ mẫu hệ.
Tại Việt Nam, chỉ còn có một số ít dân tộc thiểu số theo chế độ mẫu hệ. Các dân tộc thiểu số này vẫn duy trì phong tục ở rể sau khi tổ chức hôn lễ cho đôi trai gái. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì các dân tộc sau đây của Việt Nam đang áp dụng chế độ đàn ông ở rể Gia Rai, Chăm, Ba Na, Cơ Ho, Chu Ru, Gia Rai …
Tại sao lại có tục ở rể? Tục ở rể của Việt Nam có gì khác với tục ở rể của các dân tộc theo chế độ mẫu hệ.
Khác với phong tục ở rể của các dân tộc theo chế độ mẫu hệ. Tục ở rể của người Việt không phải theo phong tục truyền thống của dân tộc mà nó có mục đích cụ thể.
Những gia đình chỉ sinh con gái, cha mẹ thường có ý lựa chọn xem chàng trai nào hiền lành, khỏe mạnh chăm chỉ và đặc biệt phải là con thứ (con thứ không có nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên) thì cho ở rể. Nhà gái bắn tin gả con, tìm chàng trai ở rể và gầy dựng cơ đồ cho chàng rể ấy. Vì vậy, nhiều khi nhà gái không đòi hỏi những chi phí về đám cưới. Cưới xong, chú rể đến ở nhà vợ và trở thành một thành viên chính thức trong gia đình. Số phận chàng rể như vậy được coi là may mắn, nhưng không phải chàng trai nào cũng thích như thế. Mặc dù vậy, cũng có những trường hợp ở rể lại là may mắn khi gia đình nhà vợ khá giả, quan hệ hai gia đình tốt đẹp, quan hệ chàng rể với gia đình bên vợ hòa hợp.
Xưa kia, ở rể thường là trường hợp của những thư sinh nghèo nhưng học giỏi, có chí. Những thư sinh này là học trò của những ông nghè, ông cống, ông tú … Các thầy yêu mến trò hiền học giỏi và gả con gái cho.
Tục ở rể bắt nguồn từ khi nào?
Có rất nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ việc ở rể sau khi cưới của người Việt. Có khi do bên nhà gái chỉ có cô con gái duy nhất, cha mẹ cô gái không muốn cho con mình phải làm dâu nên giao ước “gả bắt rể”; hoặc cũng có thể do bên nhà trai quá nghèo không đủ tiền “nạp tài”, tiền lo mâm bàn cưới vợ nên tự nguyện sang ở rể.
Thực tế, cũng trường hợp những chàng trai ra thân ở mướn, chăn trâu cắt cỏ rồi được chủ là cha mẹ của cô gái thương hoặc chính cô gái để ý yêu thầm rồi thỉnh nguyện với mẹ cha,… Thương con, bên nhà gái nhận luôn chàng trai ấy “ở rể”.
Nếu điều kiện đó diễn ra thì khi tiến hành làm đám cưới, thường người ta tổ chức ở nhà gái. Bên đàng trai chỉ nấu mâm cơm cúng ông bà rồi đưa rể sang bên gái. Các nghi thức từ lên đèn lạy gia tiên, ra mắt họ tộc đều được tổ chức, nhưng không tiến hành nghi lễ rước dâu.
Lễ xong, mọi người cùng chung vui tiệc do nhà gái thết đãi. Tiệc tan, bên nhà trai làm lễ giao rể cho nhà gái và ra về. Cũng có khi người ở rể mồ côi, không còn họ hàng thân thích thì khi làm lễ lạy gia tiên, cha mẹ cô gái hoặc chủ hôn tuyên bố luôn cho họ nhà gái biết để nhận chàng trai làm con rể trong nhà từ hôm ấy.
Đám cưới xong, chàng rể trở thành thành viên trong gia đình nhà vợ. Trường hợp này, gần như mọi quyền hành đều do bên nhà vợ và vợ quyết định. Nếu được bên vợ thương một vài năm cha mẹ vợ có thể cho đôi vợ chồng trẻ ra ở riêng, lập nghiệp.
Tại sao cánh đàn ông không thích ở rể.
Có lẽ xưa nay nhiều người vẫn có những quan điểm, định kiến nặng nề về chuyện ở rể. Họ luôn cho rằng nam giới cần chủ động trong cuộc sống và là trụ cột gia đình, vì vậy phải sống độc lập và không nên dựa dẫm vào gia đình nhà vợ. Quan điểm này đã tạo ra áp lực cho rất nhiều những người đang sống cùng nhà vợ.
Thường thấy tập quán của người Việt Nam là đàn ông lấy vợ, phụ nữ đi làm dâu. Đàn ông được coi là chủ gia đình. Vì thế, khi phải ở rể, tâm lý người đàn ông bị xáo trộn, họ có thể sống không đúng với tính cách, mong muốn của mình khi ở nhà bố mẹ vợ. Họ luôn căng thẳng, cảm thấy khó hòa nhập, sợ dư luận, phán xét của người đời.
>>> Xem thêm: Vì sao đàn ông không muốn ở rể sau khi cưới
Ở rể thời nay
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay thì chuyện ở rể cũng trở nên bình thường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mang tư tưởng nặng nề và cho rằng chuyện này thật đáng xấu hổ và người đi ở rể là hãm tài.
Việc ở rể hoàn toàn không hạ thấp bản thân và “chịu nhục” như nhiều người vẫn nghĩ. Trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình đã có quan điểm rất cởi mở trong hôn nhân. Họ coi dâu rể đều là con cái trong nhà và lựa chọn những phương án thuận tiện nhất đối với hoàn cảnh sống của gia đình mình.
Các lý do mà cánh đàn ông chấp nhận đi ở rể trong thời nay
Ngoài lý do là gia đình nhà gái chỉ có một người con gái duy nhất nên ép buộc chàng rể phải ở rể thì còn rất nhiều lý do cánh đàn ông tự nguyện đi ở rể. Đa phần thì những lý do này đều là những lý do rất đáng chính đáng.
– Lý do đầu tiên là cha mẹ ruột không còn, cha mẹ
vợ thì đau yếu nên họ chấp nhận ở rể để tiện bề hai vợ chồng chăm sóc cho cha mẹ
vợ.
– Một lý do nữa là cha mẹ vợ cho thừa kế nhà cửa
và yêu cầu con gái và con rể về ở chung để chăm sóc nhà cửa cho cha mẹ.
– Nhà vợ gần với chỗ làm trong khi nhà mình ở xa
hoặc ở tỉnh khác cũng là lý do các chàng chấp nhận ở rể để có thể đi lại tiện lợi
đến chỗ làm.
Và còn rất nhiều lý do chính đáng khác để người đàn ông chấp nhận ở rể chứ không phải như định kiến nặng nề về việc ở rể của người xưa.
Kết luận về việc ở rể.
Vào thời đại hiện nay, ở rể không còn là vấn đề quá nghiêm trọng trong xã hội nữa. Thời buổi văn minh, các gia đình đều có ít con nên việc phụng dưỡng song thân phụ mẫu là trách nhiệm của cả con rể và con dâu. Bởi vậy, nếu ở rể là phương án tốt nhất để tiện bề chăm sóc gia đình, tiết kiệm kinh tế thì cũng là việc làm cần thiết.
>>> Xem thêm: Phong tục đám cưới độc đáo của người Nam Định
>>> Xem thêm: Mua nhà và cưới vợ, việc nào đang làm trước
Nếu có điều kiện thì vợ chồng nên mua nhà dọn ra ở riêng thì tốt nhất, không cần ở rể hay làm dâu gì hết