Lễ cưới của người Việt theo đúng truyền thống dân tộc có rất nhiều nghi lễ và thủ tục phức tạp. Đối với từng địa phương, từng vùng, từng miền lại có những nghi thức và phong tục riêng nữa. Do đó, đối với những gia đình mới tiến hành đám cưới lần đầu tiên cho con cháu, cần tìm hiểu một số những nghi lễ cưới để có thể chuẩn bị một lễ cưới hoàn hảo cho gia đình và con cháu của mình.
Lễ chạm ngõ
Lễ chạm ngõ là nghi lễ hai bên gia đình gặp mặt nhau, nó có ý nghĩa như là lần đầu tiên gia đình 2 họ được biết nhau một cách công khai, chính thức. Từ đó trao đổi và bàn bạc, tiến đến tổ chức hôn lễ cho con cháu. Lễ vật mang đến nhà gái trong lễ chạm ngõ thường là trầu cau và rượu trà.

>>> Xem bài viết chi tiết về LỄ CHẠM NGÕ
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi còn gọi là đám hỏi. Tại lễ này, nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái để hỏi vợ. Lễ vật sẽ được đựng trong các tráp phủ vải điều màu đỏ. Các lễ vật này thường có: trầu cau, rượu trà, bánh cốm, bánh xu xê, mứt sen, sôi , heo quay…
Lễ đính hôn
Về mặt ngữ nghĩa, lễ đính hôn hay lễ cầu hôn tương đương với lễ ăn hỏi hay đám hỏi của người Việt. Ở các nước phương Tây thường thịnh hành phong tục trao nhẫn đính hôn đính kim cương hoặc đá quý cùng với lới cầu hôn.

Lễ vấn danh
Lễ này nhằm hỏi tên tuổi (vấn danh), so đôi lứa để xem xét xung hợp giữa đôi trai gái. Đồng thời dựa vào những chi tiết đó để chọn ngày cưới, giờ tốt cho các nghi thức, thủ tục cưới hỏi. Lễ vấn danh cũng có những lễ vật tương tự như lễ ăn hỏi, tuy nhiên nó có thể ít hơn hoặc đơn giản hơn so với lễ ăn hỏi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có chồng (mặc dù vẫn chưa cưới). Hiện nay, trong lễ cưới của người Việt, lễ vấn danh được kết hợp trong lễ ăn hỏi.
Nhà trai mang sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm: trầu cau, gạo nếp, thịt heo, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Lễ nạp tài hiện nay trong phong tục lễ cưới Việt đã kết hợp 1 phần vào lễ ăn hỏi (lễ vật ăn hỏi) và một phần vào trong lễ cưới (trao của hồi môn).

Lễ nạp tài
Nhà trai mang sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm: trầu cau, gạo nếp, thịt heo, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Lễ nạp tài hiện nay trong phong tục lễ cưới Việt đã kết hợp 1 phần vào lễ ăn hỏi (lễ vật ăn hỏi) và một phần vào trong lễ cưới (trao của hồi môn).

>>> Xem chi tiết bài viết về Lễ Nạp Tài tại đây
Lễ xin dâu
Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể hoặc một hai bà cô, bà dì, họ hàng thân thích (là nữ giới) sang nhà gái để xin được đón dâu. Lễ vật trong lễ cưới cửa người Việt thường là tráp đựng trầu têm cánh phượng.
Lễ đón dâu
Nhà trai đưa đoàn sang nhà gái đón dâu về, thường đi bằng xe
Lễ vu quy
Lễ này diễn ra tại nhà gái, nơi tiễn cô dâu đi lấy chồng

Lễ thành hôn
Còn gọi là lễ cưới nói chung. Đây là lễ cưới chính thức được tổ chức tại nhà trai

Lễ tơ hồng
Là lễ khấn ông Tơ, bà Nguyệt và cao đường (cha mẹ), diễn ra tại nhà trai. Tham gia lễ tơ hồng thông thường chỉ có những người thân thích, lễ diễn ra sau khi khách mời đã ra về hết.
Lễ hợp cẩn
Đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu, rượu và một đĩa bánh phu thê. Một cụ ông cao tuổi trong họ đứng lên rót rượu vào chén mời đôi vợ chồng cùng uống. Cả 2 phải cùng uống, cùng ăn hết cái bánh, không được chia cho ai, không được để thừa. Sau đó, mọi người ra ngoài để 2 vợ chồng cùng tâm sự. Ở một số gia đình khá giả, thiên về hoạt động văn hóa, thì những bạn bè văn chương, chữ nghĩa với chàng rể còn mang hoa, thắp đèn sáng rực trong phòng hợp cẩn. Họ cũng ca hát, gây tiếng động hoặc vỗ tay, đập các khúc gỗ vào nhau. Do đó, sau này mọi người thường gọi là động phòng hoa chúc.
Lễ báo hỷ
Thường là tiệc mặn hoặc tiệc ngọt tổ chức sau nghi lễ cưới chính thức tại quê hương của cô dâu và chú rể, hoặc nơi oở của bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, trong trường hợp quá xa ông bà, cha mẹ không thể xuống dự đám cưới với con cháu được.
Lễ lại mặt
Đây là những lễ vật mà chú rể mang về nhà gái sau ngày cưới. Thường là sau ngày cưới từ 2 đến 4 ngày. Những lễ vật này như một lời cám ơn của bên nhà trai gửi đến cho bên nhà gái.
Lễ cheo
Lễ vật hoặc kinh phí nộp cho làng, cho xóm có con gái đi lấy chồng. Dụng ý của lễ này là để cho xóm làng tiếp nhận thêm thành viên mới. Lễ cheo có thể tiến hành trước lễ cưới nhiều ngày hoặc sau lễ cưới một ngày. Hiện nay, nhiều nơi đã không còn giữ phong tục này.
Tuần trăng mật
Tuần trăng mật là chỉ 7 ngày đầu tiên sau hôn lễ. Nhiều cặp vợ chồng trẻ có điều kiện về kinh tế sẽ tổ chức đi du lịch tuần trăng mật đến những nơi có phong cảnh hữu tình, lãng mạn. Tuần trăng mật cũng là thời điểm nghỉ ngơi cho cặp vợ chồng sau những ngày că

>>> Xem thêm: 10 cách cải thiện chế độ ăn uống trước ngày cưới
>>> Xem thêm: Studio chụp ảnh cưới Hoàng Quốc Sự tại Sài Gòn