Nhiều bạn trẻ chuẩn bị kết hôn đã rất hoang mang, không biết nên chọn chữ Lễ Vu Quy hay Lễ Thành Hôn hoặc Tân Hôn để in thiệp cưới và bảng treo trên cổng hoa trong ngày cưới. Để sử dụng đúng từ ngữ trong hôn lễ của mình, chúng ta hãy cùng webdamcuoi tìm hiểu sự khác nhau giữa Lễ Vu Quy, Lễ Thành Hôn và Tân Hôn để mọi người có thể chọn đúng từ cho hôn lễ của mình.
Vu Quy là gì?
Vu Quy theo nghĩa của Hán Việt là lễ đưa tiễn một người con trai hoặc con gái về nhà chồng/vợ. Trong văn hóa của người phương Đông, trong đó có Việt Nam thì khi đám cưới, người con gái thường theo chồng về nhà chồng. Vì vậy, lễ Vu Quy thường được tổ chức tại nhà gái
Lễ Vu Quy là buổi lễ được tổ chức tại nhà gái, mang hàm ý đưa tiễn cô dâu về nhà chồng. Từ Vu Quy được dùng riêng cho cô dâu, từ này được sử dụng để treo trên các cổng hoa trong ngày cưới, được gắn lên các phông nền trang trí của bên nhà gái.
Trong buổi lễ vu quy, các nén hương sẽ được cô dâu chú rể thắp hương lên bàn thờ gia tiên, sau đó họ sẽ cùng nhau bái lạy cha mẹ. Ý nghĩa của việc này là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ đã dưỡng dục con cái khôn lớn và nên người.
Thành Hôn là gì?
Từ Thành Hôn được sử dụng để chỉ buổi tiệc chiêu đãi khách chung tại các nhà hàng tiệc cưới chuyên nghiệp do gia đình 2 bên tổ chức. Từ Thành Hôn còn mang ý nghĩa là lễ đón cô dâu của bên nhà trai. Hiện nay, từ Thành Hôn được sử dụng rất nhiều khi in thiệp cưới cũng như trong các trang trí đám cưới của người Việt.
Tân hôn là gì?
Tân hôn theo ý nghĩa của chữ Hán Việt chính là lễ cưới đón người mới. Ta có thể hiểu là đây chính là lễ cưới để đón người con gái chính thức vào làm dâu của gia đình. Từ Tân Hôn được sử dụng rất thịnh hành tại các nghi lễ cưới của các tỉnh miền Nam. Người ta treo bảng tân hôn trên các cổng hoa cưới, treo lên các phông cưới, treo nó tại các sân khấu của nhà hàng tiệc cưới.
Trường hợp nào sử dụng Vu Quy, Thành Hôn, Tân Hôn?
Vu Quy chỉ được sử dụng bên nhà gái. Khi cô gái chuẩn bị lên xe hoa về nhà chồng thì bên gia đình nhà gái sẽ treo bảng Vu Quy trước cổng.
Tân Hôn được sử dụng ở phía nhà trai có ý nghĩa là đón chào cô dâu về với bên nhà chồng, từ này sử dụng phổ biến tại miền Nam
>>> Xem thêm các nghi thức lễ cưới của Nam Bộ
Từ Thành Hôn cũng có ý nghĩa tương tự như Tân Hôn, nghĩa là đón chào cô dâu về bên nhà chồng. Tuy nhiên từ Thành Hôn lại được các tỉnh phía Bắc sử dụng nhiều hơn trong các nghi lễ cưới. Ngoài ra, từ Thành Hôn còn mang ý nghĩa là tiệc chiêu đãi chung của gia đình 2 bên nhà trai và nhà gái khi tổ chức tiệc chiêu đãi tại nhà hàng tiệc cưới.
>>> Xem thêm các nghi lễ cưới của miền Bắc
Đối với việc in thiệp cưới nên sử dụng từ ngữ nào thì hợp lý?
Với thiệp mời khách, cô dâu và chú rể nên bàn bạc kỹ với 2 bên gia đình, thống nhất về cả kiểu chữ, nội dung trên thiệp cưới. Có một số gia đình kỹ tính còn bắt buộc thiệp nhà gái phải ghi rõ “Vu quy”, còn nhà trai phải ghi “Lễ Thành hôn”.
>>> Xem thêm cách viết thiệp cưới tại đây
Trường hợp có sự nhầm lẫn do thời gian gấp gáp, không thể sửa được thì đôi uyên ương cũng không cần phải quá lo lắng bởi việc này không ảnh hưởng nhiều tới hôn lễ và không nên cãi nhau vì chi tiết nhỏ này nhé!