Khi lên danh sách khách mời cho tiệc cưới, việc chọn lọc và cân nhắc kỹ lưỡng là rất quan trọng để đảm bảo buổi tiệc vừa ấm cúng, vừa phù hợp với ngân sách. Dưới đây là một số gợi ý về việc đám cưới nên mời ai và không nên mời ai:
Đám cưới nên mời ai?
Nhóm gia đình trực tiếp và nhóm họ hàng thân thiết
Những người thuộc nhóm gia đình trực tiếp là những người không cần mời. Vì họ là người sẽ giúp bạn, hỗ trợ bạn, tài trợ kinh phí cho bạn để tổ chức đám cưới. Gia đình trực tiếp chính là cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà nội ngoại của cô dâu và chú rể. Họ thuộc vào nhóm thành viên tham gia tổ chức đám cưới cho bạn nên chắc chắn họ sẽ tham dự.
Nhóm khách mời tiếp theo nên mời chính là nhóm họ hàng thân thiết của cô dâu và chú rể. Họ hàng thân thiết hay còn gọi là họ hàng gần là những người cô, chú, bác, dì, cậu, mợ … và những anh chị em họ hàng thân thiết.
Nhóm bạn bè thân thiết
Nhóm bạn bè thân thiết sẽ được chia làm 2 nhóm nhỏ, bao gồm:
Nhóm bạn thân hiện tại
Nhóm bạn bè thân thiết hiện tại là những người mà bạn đang giữ mối quan hệ hàng ngày với họ. Đi chơi, đi du lịch, đi cà phê, đi nhậu … thì lúc nào cũng rủ rê nhau.
Nhóm bạn thời thơ ấu
Nhóm bạn thân thời thơ ấu là những người bạn cũ mà bạn vẫn giữ liên lạc thường xuyên. Đó cũng có thể là những người bạn học cũ từ thời cấp một, cấp hai, cấp ba hay thời sinh viên. Những người mà đã cùng bạn trải qua nhiều kỷ niệm và có mối quan hệ gắn bó lâu dài.
Đồng nghiệp gần gũi
Những đồng nghiệp thân thiết hiện tại đang làm chung công ty với bạn. Họ là những người mà bạn thường xuyên tiếp xúc, tương tác, hợp tác trong công việc
Đồng nghiệp gần gũi còn bao gồm cả sếp của bạn cùng với những người cộng sự quan trọng nữa. Nếu bạn có mối quan hệ tốt với sếp của bạn và những người cộng sự quan trọng thì nên mời họ dự đám cưới của bạn để thể hiện sự tôn trọng.
Nhóm khách mời là những người có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của bạn
Hàng xóm thân thiết hay những người cố vấn, thầy cô giáo cũ …là những người có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của bạn.
Nhóm đối tác và khách hàng quan trọng
Đây là nhóm khách mời bạn nên cân nhắc có nên mời hay không. Thật ra bạn chỉ nên mời những khách hàng hoặc đối tác thật sự rất thân thiết mà thôi. Trong làm ăn kinh doanh sẽ có những đối tác, những khách hàng thân thiết với bạn như là người nhà vậy. Những người này bạn có thể mời.
Còn những khách hàng hay đối tác bình thường thì không nên.
Hàng xóm thân thiết
Người xưa có câu: “Bán họ hàng xa, lấy láng giềng gần”. Láng giềng gần chính là những người hàng xóm của bạn. Hàng xóm là những người sống gần nhà bạn như là kế bên, đối diện nhà bạn. Họ có thể là những người mà bạn gặp hàng ngày khi đi ra, đi vô. Hãy chọn lọc những người hàng xóm thân thiết của mình và nên mời họ dự tiệc cưới của bạn
Một số lưu ý nhỏ khi lên danh sách khách mời dự tiệc cưới
Bạn nên xác định ngân sách và đặt sảnh đãi tiệc đủ chỗ để có thể phục vụ cho số lượng khách mời dự kiến
Hãy trao đổi với bố mẹ hai bên để đảm bảo rằng không bỏ sót những vị khách mời quan trọng nào.
Thay vì mời đại trà, hãy rút gọn danh sách khách mời dự tiệc cưới bằng danh sách những người thật sự thân thiết và có mối quan hệ tốt với bạn.
Đám cưới không nên mời ai?
Bên cạnh danh sách khách nên mời thì webdamcuoi cũng sẽ chia sẻ với bạn danh sách khách không nên mời dự đám cưới và tiệc cưới của bạn.
Việc không mời những người này sẽ giúp cho buổi tiệc cưới của bạn tránh được những tình huống khó xử. Từ đó tiệc cưới sẽ diễn ra xuông sẻ, ấm cúng và ý nghĩa.
Sau đây là danh sách những nhóm người không nên mời dự tiệc cưới hay đám cưới của bạn:
Những người bạn không thân thiết
Những người bạn chỉ nói chuyện xã giao. Họ là người bạn chỉ gặp qua loa hoặc chưa có mối quan hệ sâu sắc nào.
Tiếp theo là những bạn bè cũ đã mất liên lạc. Cho dù hồi xưa bạn có thân thiết với họ bao nhiêu nhưng sau một thời gian mất liên lạc thì mối quan hệ đó cũng phai nhạt. Do đó cũng không cần thiết phải tìm cách liên lạc và mời họ dự tiệc cưới của bạn nữa.
Đồng nghiệp không thân thiết
Trong một công ty hay một tổ chức bao giờ cũng có rất nhiều bộ phận, rất nhiều đồng nghiệp khác nhau. Ngoài ra, đồng nghiệp trong cùng một bộ phận cũng có người thân thiết, có người không thân thiết. Vì vậy, không cần thiết phải mời những đồng nghiệp không thân thiết.
Nếu sếp hoặc những đồng nghiệp trong tổ chức luôn tạo áp lực trong công việc cho bạn và mối quan hệ của bạn với họ cũng không tốt thì cũng không cần thiết phải mời họ dự tiệc cưới của bạn.
Nhóm người gây xung đột
Nhóm người gây xung đột là nhóm người tuyệt đối không nên mời dự tiệc cưới của bạn. Những người gây xung đột là những người từng có xung đột với bạn hoặc gia đình của bạn. Những người này mà có mặt tại lễ cưới hay tiệc cưới của bạn rất có thể tạo ra những tình huống căng thẳng không đáng có trong ngày vui của bạn mà thôi.
Bạn cũng không nên mời những người đã từng có mối quan hệ tình cảm với bạn trước đây. Nói cụ thể hơn đó chính là người yêu cũ của bạn. Người yêu cũ có mặt trong lễ cưới hay tiệc cưới của bạn sẽ tạo ra sự ngượng nghịu cho họ và cả cho chính bạn nữa.
Không nên mời những người không ủng hộ hoặc phản đối hôn nhân của bạn
Những người không ủng hộ hoặc phản đối hôn nhân của bạn là những người có thể mang đến năng lượng tiêu cực và gây xung đột trong lễ cưới hay tiệc cưới của bạn. Tuyệt đối không được mời những người này.
Nhóm khách mời theo kiểu lịch sự
Người mà bạn mời chỉ vì cảm thấy phải làm vậy. Những người bạn không thực sự muốn họ có mặt nhưng cảm thấy áp lực phải mời để tránh phật lòng.
Khách mời của khách mời. Trừ khi bạn thật sự muốn, còn không thì không nên cho phép khách mời mang theo những người khác mà bạn không biết hoặc không quen.
Nhóm khách trẻ em
Thường thì các tiệc cưới đều hoan nghênh và đón tiếp các gia đình bao gồm cả trẻ em. Tuy nhiên nếu bạn tổ chức loại tiệc cưới với phong cách không phù hợp với trẻ em, thì bạn hoàn toàn có thể ghi chú trên thiệp là: “Tiệc cưới có chương trình không phù hợp với trẻ em, vì thế không nên dắt trẻ theo”
Một số lưu ý nhỏ khi loại bỏ nhóm người không nên mời
Đối với một số gia đình, có thể có những kỳ vọng về việc mời một người nào hay không mời người nào đến dự tiệc cưới. Hãy thảo luận với gia đình để tránh gây ra mâu thuẫn không cần thiết.
Khi bạn quyết định không mời ai, hãy thông báo rõ ràng và sớm để tránh bất kỳ sự hiểu lầm hoặc mong đợi không đúng chỗ từ phía họ.
Cuối cùng, việc không mời ai là để giữ cho đám cưới của bạn trở nên ý nghĩa và thoải mái nhất cho bạn và người bạn đời. Điều quan trọng là tạo ra một không gian vui vẻ, tích cực và tràn đầy yêu thương cho ngày trọng đại của mình.
>>> Xem thêm: Ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út
>>> Xem thêm: 8 nguyên tắc chọn váy cưới cho cô dâu trước ngày cưới
Đừng mới NYC nhé