Cưới chạy tang là gì? Tại sao lại phải cưới chạy tang? Cưới chạy tang thời xưa và ngày nay có sự khác biệt ra sao?
Luật lệ xưa cấm làm đám cưới khi nhà có tang.
Trước đây, người xưa có luật pháp cấm nhà trai và nhà gái làm lễ cưới gả khi gia đình để tang thân nhân kể từ tiểu tang cơ niên (để tang 1 năm) đến đại tang (để tang 3 năm). Chính vì vậy mà sau lễ ăn hỏi, nếu nhà trai hay nhà gái có ông, bà, cha, mẹ hoặc chú, bác bị bệnh nặng có thể chết thì gia đình phải lo làm lễ cưới cho con trước khi nhà có người chết.
Luật lệ này được cho là được ban hành bởi vua Lê Huyền Tông năm Canh Trị (1633).
Cưới chạy tang là gì?
Khi gặp trường hợp bất đắc dĩ, gia đình phải làm lễ cưới ngay sau khi có ông, bà, cha, mẹ chết bất thình lình. Việc làm lễ cưới vội vã trước khi làm đám tang có tên là cưới chạy tang. Đám cưới chạy tang rất giản dị và nhanh đối với cả hai gia đình nhà trai và nhà gái vì mọi người còn phải dành thời gian để lo đám tang cho thân nhân.
Trong trường hợp lứa đôi có người thân qua đời. Nếu đợi hết tang thì quá lâu, chọn tuổi chọn năm tốt cũng không phải dễ nên vẫn phải cưới. Cưới trong tình huống này gọi là cưới chạy tang.
Trước hết, gia đình hoãn việc khâm liệm chưa phát tang. Gia đình mang lễ sang nhà gái xin cưới gấp trong một hai ngày. Lúc này, bấm ngày tốt không được thì người ta chọn ngày lành. Còn giờ rước dâu thì nhất thiết phải là giờ hoàng đạo.
>>> Xem thêm: Tuổi Kim Lâu trong cưới hỏi truyền thống
Có khi đám rước dâu phải đi lặng lẽ trong đêm. Cô dâu về nhà chồng vài tiếng đồng hồ, nhà trai mới làm lễ khâm liệm, nhập quan và phát tang. Bây giờ thì cô dâu đã là thành viên chính thức của gia đình nên cũng chịu tang theo quy định chung.
Cưới chạy tang thời nay.
Thời nay, mọi phong tục so với thời xưa, thời phong kiến đã có nhiều thay đổi. Các luật lệ, phong tục đều được đơn giản hóa, giảm bớt kiêng kỵ và khắc khe so với trước đây. Trường hợp cưới chạy tang cũng đã được thay đổi thoáng hơn như thế.
Trong trường hợp cô dâu chú rể có người thân qua đời thì thời nay họ sẽ xem mức độ người thân đó như thế nào mà quyết định cưới chạy tang ra sau.
Nếu trường hợp người thân bị mất là cô dì, chú bác, hay họ hàng xa thì thông thường đám cưới vẫn được tổ chức bình thường. Tuy nhiên, những người con cháu ruột thịt của người đã mất thường không được mời dự lễ cưới do họ đang để tang. Sau đám cưới, cô dâu chú rể mới đi viếng và thắp hương cho người bà con họ hàng đã mất.
Nếu trường hợp người thân bị mất là ông bà hay cha mẹ của cô dâu chú rể thì bắt buộc đám cưới sẽ phải hoãn lại. Người nhà hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc để sắp xếp việc lo đám tang trước, đám cưới sẽ phải dời ngày lại. Sau khi đám tang được tổ chức hoàn tất, và hoàn thành để tang 7 x 7 = 49 ngày thì mới tiến hành xả tang và tổ chức đám cưới.
Nó khác biệt với cưới chạy tang thời xưa là phải tranh thủ cưới ngay, cưới sớm hoặc trì hoãn đám tang để tranh thủ tổ chức đám cưới trước khi làm đám tang cho người đã mất.
>>> Xem thêm: Lịch sử và nguồn góc của hôn lễ Việt
Hy vọng mọi người không gặp phải tình huống này trong khi tổ chức đám cưới.
đang chuẩn bị chuyện vui thì chuyện buồn ập đến. Thật không biết xử lý ra sao luôn
Cưới chạy tang thì nghe qua rồi. Có ai nghe qua cưới chạy thai chưa. Cái này còn xuất hiện nhiều hơn cưới chạy tang nữa
Cưới chạy thai là Bác sĩ bảo cưới hả bạn