Lịch sử và nguồn góc của hôn lễ

Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng: có thể ước đoán nguồn góc của hôn lễ được ra đời vào thời kỳ quá độ Tòng Phụ Cư (chế độ mẫu hệ) sang chế độ Tòng Phu Cư (chế độ phụ hệ).

Cùng với sự củng cố bền vững của hình thức hôn nhân một vợ, một chồng thì hôn lễ ngày càng phức tạp hơn.

Mục đích tổ chức lễ cưới và hôn lễ của người xưa

Mục đích tổ chức hôn lễ của người xưa cũng khá tương đồng so với hiện nay. Hôn lễ được tổ chức để thông báo cho mọi người biết và để cho hai gia đình chính thức công nhận đôi bạn trẻ đã được trở thành vợ chồng.

Từ đó, hai vợ chồng sẽ xây dựng gia đình riêng cho mình, tạo lập nhà cửa, kế sinh nhai và có con cái để nối dõi tong đường. Điều này có lẻ là nguyên nhân và nguồn góc của hôn lễ từ xưa đến nay.

Một đám cưới của người Việt thời xưa
Một đám cưới của người Việt thời xưa

Đồng thời cũng muốn bày tỏ sự khẳng định quyền và nghĩa vụ của hai vợ chồng đối với gia đình. Dù là vợ hay chồng thì cũng phải giữ lời hứa của mình, để bảo vệ quyền lợi và danh dự của cả 2 bên. Tuy nhiên, những người khác cũng phải tôn trọng nhân cách của cả hai người, phải thừa nhận quan hệ vợ chồng của họ và không được phép có bất kỳ hành động không chính đáng nào nhằm phá vỡ gia đình đó.

Hôn lễ trong giai đoạn cuối của Chế Độ Mẫu Hệ

Vào giai đoạn cuối của chế độ Tòng Phụ Cự, hình thái gia đình cơ bản đã đầy đủ. Trong hôn nhân đối ngẫu hai vợ chồng cùng sinh sống với nhau và luôn dành cho nhau những tình cảm sau nặng. Với tính chất của thời đại xã hội, nam nữ thanh niên bắt đầu thể hiện sự coi trọng đối với hôn nhân và có ý thức mong muốn tình cảm vợ chồng sẽ bền vững như trời đất. Vì vậy, con người muốn dùng một hình thức nhất định để thông báo cho mọi người biết.

Đồng thời, để thông qua chuyện ký kết hôn nhân, họ muốn độc chiếm đối phương cho riêng mình và cuối cùng thì họ cũng nên vợ nên chồng. Sự ra đời của ý thức hôn nhân bền vững chính đã tạo ra những điều kiện cơ bản để hình thành hôn lễ.

Trong thời kỳ tồn tại chế độ mẫu hệ (con trai đến ở rể) thì hôn nhân thường được tổ chức tại nhà gái. Khi đó, tự do hôn nhân còn rất phổ biến, chỉ cần hai người yêu nhau và họ tự cảm thấy tâm đầu ý hợp là họ có thể tiến tới hôn nhân. Khi chàng trai mới tới ở rể, để biểu lộ sự vui mừng và chứng thức cho cuộc hôn nhân của hai người, nhà gái thường tỏ chức một số nghi thức đơn giản như:

>>> Xem thêm: 6 sai lầm cần tránh trong đám cưới

– Gặp gỡ các thành viên trong hội nhà gái

– Trao tặng lễ vật cho nhau

– Cùng nhau ăn uống vui vẻ

Những nghi thức này được người ta gọi là hôn lễ. Hôn lễ thời kỳ đầu diễn ra khá đơn giản nhưng thể hiện được chính chất long trọng của một sự việc trọng đại

Nghi thức cưới của người Hà Nội
Hôn lễ hiện nay diễn ra cầu kỳ và phức tạp hơn so với trước kia

Hiện nay, ở một số vùng dân tộc thiểu số của nước ta vẫn lưu giữ được những đặc điểm của cách tổ chức hôn lễ tại nhà gái. Nhưng, khi xã hội xuất hiện chế độ con gái về nhà chồng (tòng phu cư) thì đồng thời hôn lễ cũng được tổ chức tại nhà trai, điểm khác biệt là nghi thức hôn lễ cầu kỳ và phức tạp hơn

>>> Xem thêm: Những việc cần thiết để chuẩn bị cho đám cưới

>>> Xem thêm: Những khung hình kinh điển của đám cưới Việt một thời

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *