Lễ đưa dâu trong đám cưới của người Việt xưa

Lễ đưa dâu trong đám cưới của người Việt xưa có nhiều điều khác so với lễ đưa dâu thời nay. Theo đó, phong tục ngày xưa được tổ chức cầu kỳ hơn.

Lễ đưa dâu của người Việt xưa

Khi đưa dâu, nhà gái cũng chọn ra một cụ già cầm bó nhan hoặc đỉnh trầm đi trước, sau đó bà con họ hàng dẫn cô dâu đi theo sau. Theo tục lệ thì lúc nào cũng có những nam thanh nữ tú, tuổi tác tương đương với cô dâu và chú rể làm phù dâu và phù rể đi theo đoàn đưa dâu. Thông thường, cha mẹ không bao giờ đưa con gái về nhà chồng.

Khi về đến nhà trai, ở trước cửa nhà trai đã chuẩn bị sẵn 2 người cầm cơi trầu chờ sẵn. Cơi trầu này dùng để đón mừng quan khách nhà gái. Bà mẹ chồng đón dâu ngay trước cửa nhà trai và đưa vào trong nhà. Cô dâu và chú rể có thể làm lễ gia tiên ngay. Nhưng cũng có những trường hợp, người nhà và phù dâu sẽ đưa cô dâu vào trong phòng riêng nghỉ ngơi đôi chút. Trong khi đó, người bên nhà trai cũng chỉnh đốn lại bàn thờ gia tiên một lần nữa. Khi mọi việc đã chuẩn bị xong, người nhà sẽ mời cô dâu và chú rể ra làm lễ gia tiên tại bàn thờ gia tiên của bên nhà trai. Sau lễ gia tiên, cô dâu chú rể sẽ lần lượt đi đến các nhà thờ của đôi bên cha mẹ chồng và làm lễ tơ hồng.

Lễ Tơ Hồng

Sau khi hoàn tất các lễ, cô dâu chú rể sẽ ra mắt và mừng tuổi ông bà, cha mẹ bên nhà trai và chào mừng họ hàng bà con chú bác bên nhà trai.

Đến đây là hoàn thành lễ đưa dâu về nhà chồng. Có khi nhà trai mời những người ở họ nhà gái ở lại ăn mừng rồi mới ra về. Cũng có đôi lúc nhà trai phải tiễn đưa những người bên họ nhà gái về đến tận nhà của bên nhà gái. Những người đưa tiễn này sau khi đến nhà gái sẽ nói cho ba mẹ của cô dâu biết lễ đưa dâu đã hoàn tất chu đáo rồi, sau đó họ mới ra về. Nếu trong số người này, có ai tạt ngang bỏ về trước, thì cho là điềm không hay, là không đi đến nơi, về đến chốn.

Khi nhà trai đưa họ hàng nhà gái về xong xuôi rồi, họ sẽ tổ chức mở tiệc ăn mừng.

>>> Xem thêm: Những mẫu phát biểu hay và ý nghĩa trong lễ đưa dâu và rước dâu

Xuất xứ phong tục mẹ cô dâu không đi đưa dâu

Trong việc hôn nhân xưa kia, thường là cha mẹ đặt đâu còn ngồi đấy. Thực tế ở nhiều gia đình, người cha quyết định mọi việc, người mẹ chỉ biết tuân theo. Ngày con gái vu quy đáng lẽ là ngày vui nhất trong đời, nhưng mẹ con thường khóc lóc buồi tủi, hoặc bị ép buộc, hoặc lo cảnh phải làm dâu, làm vợ. Hơn thế nữa, từ lúc còn nhỏ cho đến trưởng thành, người con gái thời xưa chưa từng rời xa vòng tay của mẹ, nay phải lấy chồng, mẹ con xa nhau nên mủi lòng khóc lốc.

Mẹ và con gái khóc trong lễ đưa dâu
Mẹ và con gái khóc trong lễ đưa dâu

Thế nên, có nhiều trường hợp, trong khi hai họ đang vui mừng thì hai mẹ con cắp nón ra về. Tiệc tan, nhà trai chẳng tìm thấy cô dâu đâu nữa. Về sau, người ta rút kinh nghiệm không nên để mẹ cô dâu đưa con gái về nhà chồng nữa. Dần dần theo thời gian, phong tục này được truyền lại từ đời này đến đời khác và trở thành tục lệ cưới hỏi truyền thống của người Việt đến nay. Khi xưa, ở một số địa phương, còn có cả tục lệ người cha của cô dâu cũng không đưa con gái về nhà chồng. Nhưng với nguyên nhân khác, người cha quan niệm rằng con mình đã gã đi giống như đã bán cho người ta nên không đưa dâu.

>>> Xem thêm: Nhiệm vụ của phù dâu trong đám cưới

>>> Xem thêm: 8 điều kiêng kỵ trong cưới hỏi của người Việt Nam

, , , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *