Tại sao một số người lại đeo nhẫn ở cổ thay vì ở ngón tay. Có rất nhiều nguyên nhân để họ chọn đeo nhẫn như vậy, cùng tìm hiểu sau đây.
Nhẫn cưới không những là món trang sức thông thường mà nó còn được xem là vật đính ước của các cặp đôi trong lễ cưới. Không chỉ tại Việt Nam, mà tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, các cặp uyên ương đều trao nhẫn cưới cho nhau để minh chứng cho tình yêu của họ.
Nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út của bàn tay. Cũng chính vì vậy ngón tay áp út được mọi người gọi vui là ngón đeo nhẫn. Văn hóa đeo nhẫn cưới trên ngón tay áp út là truyền thống xuất phát từ bên Phương Tây và du nhập vào Việt Nam. Vì vậy, từ sau thời kỳ Pháp thuộc thì hầu hết các lễ cưới tại Việt Nam, cô dâu và chú rể đều đeo nhẫn cưới cho nhau.
Thời đại ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin và kỹ thuật đã tạo ra rất nhiều kiểu dáng và chủng loại nhẫn cưới khác nhau. Có loại nhẫn cưới trơn, kiểu dáng đơn giản. Lại có những kiểu nhẫn cưới được thiết kế cầu kỳ với các loại họa tiết khác nhau. Có kiểu nhẫn cưới đính hạt đá quý lên đó, lại có kiểu nhẫn cưới khác tên hoặc khác những câu nói nổi tiếng lên đó.
Đeo nhẫn cưới ở cổ
Tuy nhiên, hiện nay, một số bạn trẻ thay vì đeo nhẫn ở ngón tay thì họ lại xỏ nhẫn qua sợi dây chuyền và đeo trên cổ. Nếu nhẫn cưới được xỏ vào dây chuyền đeo như vậy thì như thế nào? Liệu có đúng đắn hay không?
Một số ý kiến chuyên gia cho rằng, sẽ có nhiều trường hợp khác nhau khi một người đeo nhẫn lên cổ thay vì đeo lên ngón tay.
Những người chưa đám cưới đeo nhẫn lên cổ
Khi được người yêu tặng nhẫn, nhưng mối quan hệ của họ chưa chính thức nên họ chưa muốn công khai. Họ chọn cách đeo nhẫn lên cổ thay vì lên ngón tay. Hoặc khi hai người yêu nhau, chưa tiến được tới hôn nhân do hai phía gia đình chưa chấp nhận. Do đó. họ có thể hành động bằng cách đeo chiếc nhẫn đó lên cổ.
Họ chờ khi được sự ủng hộ chính thức từ phía hai gia đình thì họ sẽ chuyển chiếc nhẫn đang đeo trên cổ đó xuống đeo trên ngón tay. Việc này như khẳng định mối quan hệ của họ đã được công khai.
Những người đã kết hôn đeo nhẫn ở cổ
Theo quan niệm từ xưa, nhẫn cưới lúc nào cũng phải đeo trên ngón tay. Hành động cởi bỏ hoặc đeo nhẫn cưới ở vị trí khác chứng tỏ hôn nhân của người đó đã xảy ra vấn đề. Tình cảm vợ chồng không còn mặn mà hoặc họ đã đi đến giai đoạn ly thân hoặc ly dị. Họ không thể hàn gắn nữa nên mới cởi bỏ hoặc đeo nhẫn cưới ở những vị trí khác.
Như vậy, có thể thấy rằng nếu một người đã kết hôn mà họ chọn cách đeo nhẫn vào cổ qua sợi dây chuyền, thay vì đeo trên ngón tay thì rõ ràng họ đang có mâu thuẫn trong hôn nhân của mình. Những cưới là minh chứng cho tình yêu, khi tình yêu không còn, người ta sẽ gỡ bỏ nhẫn hoặc đeo nó ở những vị trí mà không phải dành cho tình yêu
Những người đã ly hôn hoặc mất vợ/chồng đeo nhẫn trên cổ
Và một trường hợp cuối cùng đeo nhẫn trên cổ nữa là những người đã ly hôn hoặc những người đã bị mất vợ/chồng vì một lý do nào đó. Tại sao những người này lại xỏ nhẫn vào dây chuyền để đeo lên cổ.
Chúng tôi đã từng gặp vài người như thế và chúng tôi đã hỏi họ lý do tại sao. Một người bạn có vợ bị mất do một tai nan giao thông cho biết rằng anh vẫn đeo chiếc nhẫn cưới của anh. Do vợ anh đã mất, không thể tiếp tục đeo chiếc nhẫn cưới còn lại, nên anh đã mua 1 sợi dây chuyền và xỏ chiếc nhẫn cưới của vợ anh vào đeo lên trên cổ. Nó như là một vật tượng nhớ người vợ đã mất. Chiếc nhẫn của vợ được anh đeo trên cổ, sẽ giống như vợ anh lúc nào cũng còn ở bên cạnh anh vậy. Đây là một cách để anh tưởng niệm về người vợ yêu của mình.
Còn một người bạn khác đã ly hôn với người vợ của mình. Anh đã tháo bỏ chiếc nhẫn cưới đeo trên ngón tay ra. Anh cho rằng hôn nhân của mình đã kết thúc. Anh không có lý do gì lại đeo chiếc nhẫn cưới trên tay nữa. Thay vào đó, anh đã lấy nó xỏ qua một sợi dây chuyền, đeo trên cổ của mình.
Anh cho rằng dù sao cũng từng là vợ chồng. Nếu bán chiếc nhẫn đi thì thấy cũng hơi tiếc nhưng không thể đeo nó trên tay nữa. Giải pháp tốt nhất là dùng nó thay thế mặt dây chuyền, đeo trên cổ. Đây là cách giữ nó lại như một vật kỷ niệm. Kỷ niệm về một cuộc hôn nhân đã trở thành dĩ vãng, không bao giờ trở lại được nữa.
>>> Xem thêm: Ý nghĩa của chiếc nhẫn đính hôn
>>> Xem thêm: Lễ xin dâu là gì? Ý nghĩa của việc xin dâu.
Thời buổi này nhiều người quái dị. Lắc tay không đeo trên tay mà đeo xuống chân. Nhẫn không đeo ngón tay mà đeo ở cổ