Nếu hay coi phim cổ trang chắc hẳn không ít lần được xem phong tục cưới trong phim kiếm hiệp Hongkong. Những phong tục này đều có nguồn góc và lịch sử khá lâu đời.
Tân nương dùng vải đỏ che mặt
Nguồn góc của phong tục tân nương dùng vải đỏ che mặt trong phim cổ trang hongkong
Nguồn góc của phong tục tân nương dùng vải đỏ che mặt khi đám cưới trong phong tục cưới trong phim kiếm hiệp có thể bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa của Trung Hoa. Tương truyền rằng thời xưa có hai vị thần tiên trên trời nhưng họ sống cô đơn dưới nhân gian nên có ý muốn kết hôn với nhau. Trước khi thực hiện lễ cưới, họ xin phép Ông Trời và được Ông Trời đồng ý. Tuy vậy, đến lúc chính thức làm đám cưới thì vị tiên nữ lại cảm thấy rất e thẹn và mắc cỡ, không được tự nhiên. Vì thế nên lấy cỏ kết thành quạt để che mặt lại.
Như thế, các vị tân nương khác cũng học theo và ai cũng lấy cỏ kết thành quạt cỏ để che mặt. Sau một thời gian, người ta thấy rằng quạt cỏ thì mỏng manh và không phù hợp với nghi lễ trang trọng như đám cưới. Họ mới tìm một vật khác che mặt để thay thế cho chiếc quạt cỏ. Tấm vải đỏ được thêu long phụng và có viền trang trí chính là vật được chọn để thay thế.
Ý nghĩa của chiếc khăn đỏ che mặt cô dâu
Trong đám cưới của những bộ phim kiếm hiệp, hôn lễ được cử hành thông qua mai mối. Nghĩa là cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Cô dâu và chú rể nhiều khi còn chưa biết mặt nhau. Vì vậy, cô dâu khá là thẹn thùng và mắc cỡ đối với chú rể và các vị khách mời đám cưới. Chiếc vải đỏ che mặt cô dâu có tác dụng chính là che đi sự e thẹn, ngượng ngùng, xấu hổ của cô dâu trong trọng đại đó.
Người ta chọn loại vải màu đỏ có thêu hoa lá hoặc rồng phụng để che mặt cô dâu. Tấm vải đỏ ngoài việc che đi nét thẹn thùng thì nó còn như là một kiểu trang sức để trang trí cho cô dâu trong lễ cưới nữa. Màu đỏ của chiếc khăn vải được xem là màu may mắn, cát tường, đem lại hạnh phúc cho cô dâu và chú rể ở lễ cưới trong phim kiếm hiệp Hongkong.
Tấm vải đỏ của cô dâu được cô dâu đeo suốt trong quá trình diễn ra hôn lễ trong phim kiếm hiệp Hongkong. Tấm vải này chỉ được tháo xuống bởi chú rể khi hôn lễ đã kết thúc. Chú rể và cô dâu cùng vào phòng riêng để động phòng thì chú rể sẽ lấy một cái cây để tháo tấm vải đỏ trên đầu cô dâu xuống. Vào thời điểm này thì cô dâu và chú rể mới chính thức thấy được mặt của nhau.
Phong tục bái đường trong lễ cưới của trong phim kiếm hiệp Hongkong
Xem phim kiếm hiệp Hongkong, Trung Quốc, ta thấy khi diễn ra lễ cưới thì thường có phong tục bái đường. Chỉ sau khi trãi qua đủ ba nghi thức của phong tục bái đường thì đôi nam nữ mới chính thức được công nhận là vợ chồng của nhau. Phong tục bái đường gồm 3 nghi thức bái lạy như sau:
– Nhất bái thiên địa. Nghĩa là cái lạy đầu tiên là lạy trời, lạy đất.
– Nhị bái cao đường. Nghĩa là cái lạy thứ hai là lạy cao đường. Cao đường được hiểu là nơi ở của cha mẹ, nghĩa là cái lạy thứ hai này là lạy cha, lạy mẹ.
– Phu thê giao bái. Cái lạy cuối cùng chính là vợ chồng cùng lạy nhau.
Sau khi hoàn tất nghi lễ bái đường thì xem như đôi nam nữ đã chính thức đã trở thành vợ chồng của nhau với sự làm chứng của trời đất, của cha mẹ và của chính bản thân họ. Lễ bái đường trong phim kiếm hiệp thường được tổ chức ở nhà trai, sau khi đã rước cô dâu về nhà.
Nguồn góc của phong tục bái đường
Nguồn góc của phong tục này xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Hoa. Theo truyền thuyết thì xưa kia Nữ Oa nương nương tạo ra một người đàn ông. Sau một thời gian anh ta sống quá cô đơn nên đã cầu xin trời đất tạo ra thêm người nữa để sống chung. Một vị thần tiên tên là Nguyệt Lão đã đáp ứng nguyện vọng của người đàn ông đó. Nguyệt Lão đã tạo ra một nương tử cho người đàn ông này, sau đó lại còn kết duyên cho 2 người để họ trở thành vợ chồng của nhau nữa.
Thế là từ đó trở đi, người trong nhân gian mỗi khi cử hành hôn lễ đều có phong tục lạy trời đất đã tạo ra mối nhân duyên của họ. Lạy tạ Nguyệt Lão vì đã tác thành cho họ. Cuối cùng là lạy người bạn đời để thể hiện tình cảm và sự tôn trọng.
Sau này, người xưa cho rằng Nguyệt Lão là thần tiên trên trời, nếu đã lạy trời đất thì bao gồm lạy cả Nguyệt Lão rồi. Chính vì thế cái lạy thứ hai họ chuyển qua lạy Cao Đường nghĩa là lạy cha, lạy mẹ, những người đã có ơn sinh thành và dưỡng dục.
Bà mai mối
Những cô gái tiểu thư, con nhà lành trong phim kiếm hiệp chỉ ở trong thư phòng hay biệt phủ của gia đình đó. Những cô gái này không tiếp xúc với xã hội và người bên ngoài nên không có cơ hội quen biết những người khác phái. Đến tuổi kết hôn thì gia đình sẽ nhờ bà mối kiếm mối nào môn đăng hộ đối để kết hôn.
Bà mối trong phim kiếm hiệp được xem là người có tài ăn nói, có nhiều mối quan hệ với những gia đình giàu có. Bà mối cũng là người có nhiều thông tin về các chàng trai, cô gái đến tuổi kết hôn. Khi có người nhờ bà mối kiếm mối lấy vợ hoặc lấy chồng cho con trai, con gái mình thì bà có thể đưa ra hàng loạt những danh sách để họ lựa chọn.
Công việc của bà mối trong những đám cưới trong phim kiếm hiệp là cố gắng nối dây tơ hồng cho các chàng trai và cô gái. Mỗi một đám kết nối thành công, bà mối sẽ có một phong bao lì xì nặng túi.
Ném tú cầu kén rể, kén chồng
Những vị tiểu thư nào không muốn nhờ bà mai để mai mối người chồng cho mình thì họ có một cách thức khác để tìm kiếm lang quân như ý. Cách thức tìm kiếm lang quân như ý của các vị tiểu thư mà chúng ta hay thấy trong phim kiếm hiệp Hongkong chính là cách thức ném tú cầu để kén rể hay kén chồng cho mình.
Người con gái sử dụng cách thức ném tú cầu để kén chồng phải là người con gái đẹp sắc sảo hay là những cô gái gia đình quyền quý ai cũng muốn cưới. Trước khi tổ chức lễ kén rể, thông tin về ngày giờ kén rể sẽ được thông báo khắp thôn làng, thành thị khu vực cô gái đó ở để những chàng trai muốn được kén rể sẽ tụ hội tại đó.
Khu vực ném tú cầu kén rể thường được tổ chức tại một căn nhà có lầu cao. Phía trước có 1 ban công rộng để đứng được ít nhất 4 đến 5 người. Quả tú cầu để kén rể là quả cầu được kết từ các lại vải màu đỏ tươi. Quả cầu có dạng hình tròn và to khoảng bằng quả bóng đá.
Những chàng trai muốn cưới được cô gái sẽ tập trung bên dưới căn nhà, nơi mà sẽ tổ chức ném tú cầu kén rể. Cô gái kén rể sẽ cầm quả tú cầu đứng trên ban công và quan sát những chàng trai phía dưới. Khi đã để ý đến chàng trai nào thì cô gái sẽ ném cầu về phía chàng trai đó. Chàng trai mà đón được quả cầu đỏ do cô gái ném chính là người được chọn là chồng của cô gái đó.
Cô dâu ngồi kiệu hoa về nhà chồng
Ngày xưa không có xe hơi nên lễ cưới trong phim kiếm hiệp Hongkong, người ta để cô dâu ngồi trên kiệu hoa về nhà chồng. Kiệu hoa là chiếc kiệu màu đỏ được trang trí rất cầu kỳ. Hai bên kiệu có cửa sổ được che bằng vải đỏ có hoa văn. Cửa sổ này là để cô dâu có thể mở ra và nhìn ngắm hai bên đường. Cửa kiệu cũng được che lại bằng vải đỏ để những người xung quanh không thể nhìn ngắm được cô dâu trước khi ra mắt chồng. Trên nóc kiệu được kết những băng vải đỏ rũ xuống 1 trục của chiếc kiệu. Đầu của băng vải rủ xuống được kết thành những bông hoa vải to màu đỏ rực rỡ. Chữ Song Hỷ màu vàng được dáng lên khắp 4 mặt của chiếc kiệu. Phía dưới chân kiệu còn được trang trí thêm những ren vải hoa văn màu vàng tươi.
Chiếc kiệu hoa được khiên bởi 4 đến 8 người đàn ông. Những người phụ trách khiên kiệu hoa cũng mặc những bộ đồng phục màu đỏ tươi, đầu cũng vấn khăn hoặc đội những chiếc nón màu đỏ. Đi phía trước kiệu hoa là dàn nhạc công với những người thổi kèn, đánh kẻng làm náo nhiệt cả 1 khu phố. Đi kế bên kiệu hoa không ai khác mà chính là bà mai mối, người có công rất lớn trong nhiệm vụ kết nối tơ hồng cho cô dâu và chú rể. Bà mai thường được thấy với hình ảnh người cầm quạt tròn, đi kế bên kiệu hoa và sẵn sàng giúp đỡ cô dâu trong kiệu khi cô dâu có điều gì cần.
Khi chiếc kiệu hoa của cô dâu được khiên đến trước cửa nhà trai thì chú rể và các thành viên gia đình nhà trai sẽ ra tận cửa để đón cô dâu. Để cô dâu bước ra khỏi kiệu thì chú rể sẽ phải đá nhẹ vào kiệu 3 cái theo hướng dẫn của bà mai. Đây có thể được xem là một dấu hiệu mời cô dâu bước xuống kiệu và chính thức ra mắt nhà chồng.
Rót trà mời cha mẹ và nhận phong lì xì
Lễ cưới trong phim kiếm hiệp Hongkong cũng thường chiếu cảnh cô dâu và chú rể rót trà mời cha mẹ uống và nhận phong bao lì xì. Đây cũng là một trong những phong tục đám cưới từ phim cổ trang lưu truyền cho đến ngày nay của người Trung Hoa.
Theo phim kiếm hiệp thì sau khi đã bái đường, cô dâu và chú rể sẽ quỳ xuống trước mặt cha mẹ và rót trà mời cha mẹ uống để thể hiện lòng hiếu thảo. Cha mẹ được sắp xếp ngồi trên cặp ghế gỗ ở trong phòng làm lễ. Khi được mời trà, cha mẹ sẽ nhận ly trà và uống. Họ đã chuẩn bị sẵn bao lì xì đỏ lớn, sau khi uống xong sẽ dùng bao lì xì đã chuẩn bị này lì xì cho cô dâu và chú rể.
Phong tục trao bao lì xì mang ý nghĩa chúc phúc cho cô dâu và chú rể sống hạnh phúc đến răng long đầu bạc, con cái đầy đàn, bách niên giai lão, vĩnh kết đồng tâm.
Của hồi môn đám cưới trong phim kiếm hiệp Hongkong
Của hồi môn cũng là một trong những phong tục thường thấy trong lễ cưới trong phim kiếm hiệp. Của hồi môn là những tài sản mà nhà gái chuẩn bị cho con gái của mình để mang theo khi bước vào làm dâu nhà chồng. Theo những tình tiết trong phim thì tùy thuộc vào khả năng kinh tế gia đình của bên nhà gái mà của hồi môn có thể nhiều hoặc ít.
Những cô gái nhà nghèo khi lấy chồng thì có thể mang theo của hồi môn chỉ là một chiếc vòng hoặc một sợi dây truyền gia bảo của gia đình. Còn những cô gái nhà giàu, con quan lớn thì của hồi môn rất nhiều, nó bao gồm vòng vàng, trang sức, các loại vải vóc, các vật dụng gia đình, đồ cổ…
Quan niệm về của hồi môn trong phim kiếm hiệp Hongkong, cũng như trong phong tục của xã hội phong kiến Trung Hoa ngày xưa chính là sự danh giá của người con gái khi đi lấy chồng. Của hồi môn càng nhiều thì chứng tỏ gia đình nhà gái và cô gái đó càng danh giá. Của hồi môn của người con gái càng nhiều thì làm cho bên nhà chồng càng phải kính nể và coi trọng người con dâu của mình.
Kết luận
Những phong tục cưới này là những phong tục cưới thường thấy trong xã hội phong kiến xưa của người Trung Hoa. Nó được các nhà làm phim đưa vào các tình tiết trong các bộ phim kiếm hiệp hoặc phim cổ trang để làm cho bộ phim thêm hấp dẫn. Những phong tục này có một số ít vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay trong xã hội của Hongkong hay Trung Quốc, chứ không phải chỉ đơn giản là xuất hiện trong phim ảnh kiếm hiệp.
Mặc dù những phong tục này không phải là những phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam chúng ta. Nhưng sự xuất hiện của nó trong những thước phim kiếm hiệp đã tạo không ít hấp dẫn cho những khán giả mê phim như chúng ta.
>>> Xem thêm: 9 địa điểm chụp ảnh cưới đẹp mê hồn tại Nha Trang
>>> Xem thêm: 10 địa điểm chụp ảnh cưới ngoại cảnh siêu lãng mạn tại Đà Lạt
Tấm hình tung tú cầu trong phim Tây Du Ký hình như là khúc phim cảnh mẹ của Đường Tăng tung cầu để chọn chồng phải không vậy?
nhìn mấy bà mối trong phim sao thấy ác ác sao á, giống tú bà hơn bà mối