6 bí quyết thiết thực tiết kiệm tiền để cưới vợ

Các bí quyết tiết kiệm tiền để cưới vợ dưới đây được nhiều người sử dụng để tích lũy tiền cho việc làm đám cưới và nhiều việc khác nữa

Tránh tối đa việc mượn tiền, vay nợ của bất kỳ cá nhân hay ngân hàng nào.

Tại sao cần tránh vay tiền, vay nợ?

Bí quyết đầu tiên tiết kiệm tiền để cưới vợ và làm đám cưới chính là tránh xa việc phải vay nợ, mượn tiền từ bất kỳ cá nhân hay ngân hàng nào.

Thật ra hiểu về nợ rất đơn giản. Khi bạn vay nợ của một ai đó nghĩa là bạn đang làm giàu cho người đó. Vì khi vay nợ bạn phải trả tiền lãi cho họ. Ngược lại khi bạn cho một ai đó mượn tiền thì nghĩa là người mượn tiền đang làm giàu cho bạn.

Có nên vay tiền để kinh doanh?

Nhiều người có quan điểm kinh doanh không đủ vốn nên đi vay vốn ngân hàng. Vay được vốn ngân hàng thì chính là dùng vốn của người khác để làm giàu cho mình. Tuy nhiên, kinh doanh luôn đi kèm với rủi ro. Đối với những ai mới bước chân vào thương trường thì rủi ro lại càng lớn. Bạn chỉ nên mượn vốn của ngân hàng để kinh doanh khi mức độ an toàn của việc kinh doanh của bạn đạt từ 90% trở lên. Còn không thì không nên mượn. Đó là đối với trường hợp kinh doanh, còn nếu bạn dự định vay tiền ngân hàng để tiêu dùng cá nhân thì càng không nên.

Bí quyết tiết kiệm tiền để cưới vợ bằng cách hãy sử dụng tiền mặt thay vì cà thẻ tín dụng

Việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ làm cho bạn thấy rõ số tiền mình đang xài. Nếu trong ví của bạn có 5 triệu đồng, khi bạn bước vào một trung tâm thương mại để mua sắm và trả bằng tiền mặt bạn sẽ thấy số tiền nó sẽ ít đi. Chính điều này tạo cho bạn cảm giác sót tiền vì mua sắm quá nhiều và có tâm lý ngưng lại.

Trong trường hợp sử dụng thẻ tín dụng, bạn mua hàng quẹt thẻ, lại mua thêm hàng lại quẹt thẻ. Tiền trong túi không ít đi. Nhưng thực tế bạn đã tiêu xài số tiền bạn có trong túi rồi. Bạn sẽ phải trải lại tiền cho ngân hàng khi món nợ thẻ tín dụng hết hạn. Nếu không có tiền trả hoặc trả không đúng hạn thì ngân hàng sẽ tính lãi suất cực kỳ cao.

Bí quyết tiết kiệm tiền để cưới vợ là hạn chế dùng thẻ tín dụng
Bí quyết tiết kiệm tiền để cưới vợ là hạn chế dùng thẻ tín dụng

Đó là lý do tại sao người ta đưa ra lời khuyên hãy dùng tiền mặt thay cho thẻ tín dụng khi mua sắm để tiết kiệm tiền. Thẻ tín dụng có thể cho bạn những ưu đãi để bản mua sắm rẻ hơn, nhưng trả bằng tiền mặt giúp bạn kiềm nén cơ mua sắm không phanh của mình.

Bí quyết kiếm tiền để cưới vợ là hãy chia tiền thành từng phần theo mức độ thu nhập.

Thu nhập bạn dù nhiều hay là ít thì bạn cũng cần phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý mới có thể tiết kiệm được tiền. Các chuyên gia tài chính tạo ra một công thức chi tiêu có tên là 50 -30 -20. Theo công thức này thì thu nhập mỗi tháng của bạn nên chia làm 3 phần tương ứng với 50%, 30% và 20%. Ứng với mỗi phần thu nhập đó là một khoảng chi tiêu cụ thể như sau:

     –  Phần 50% thu nhập sẽ chi cho những hoạt động thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày như là ăn uống, quần áo, đi lại, các loại chi phí sinh hoạt như là điện nước, cước điện thoại, internet ….

     –  Phần 30% thu nhập sẽ chi cho những nhu cầu mua sắm cá nhân như là mua sắm các vật dụng trong nhà. Dành cho việc mua, bảo trì hoặc thay thế các vật dụng tivi, máy giặt, máy lạnh, bàn ghế, quạt …

     –  Phần 20% thu nhập còn lại bạn sẽ không được sử dụng mà nó phải được đưa vào ngân hàng để gửi tiết kiệm. Số tiền 20% thu nhập hàng tháng này chính là số tiền quan trọng nhất, vì nó chính là số tiền mà bạn dành dụm cho bản thân mình. để thực hiện các dự định như làm đám cưới, lấy vợ, đi tuần trăng mật

>>> Xem thêm: Công thức chi tiêu 50 – 30 -20

Quy tắc 50 30 20 về quản lý tiền bạc

Sửa chữa cố gắng sửa lại đồ bị hư thay vì mua mới ngay.

Nội dung của bí quyết tiết kiệm tiền để cưới vợ này chính là khuyên mọi người nên cố gắng sửa lại những đồ bị hư thay vì mua mới ngay.

Nếu trong gia đình hay trong công ty có một món đồ nào đó bị hư, thay vì bỏ nó và mua mới ngay lập tức họ sẽ chọn giải pháp là thử cố gắng sửa chữa lại. Nếu sản phẩm đó có thể sửa chữa được và tiếp tục sử dụng được thì họ có thể tiết kiệm được tiền mua mới sản phẩm đó.

Thông thường thì giá sửa một sản phẩm bằng khoảng 10% đến 20% giá mua sản phẩm mới. Trong trường hợp bạn giá sửa cao hơn 20% thì bạn nên cân nhắc nên sửa hay nên mua mới.

Nếu bạn áp dụng bí quyết này thì bạn cần phải nhớ một số lưu ý sau đây.

     –  Có một số sản phẩm chi phí mua mới còn rẻ hơn chi phí sửa chữa. Hãy hỏi giá sửa chữa sản phẩm đó và so sánh mức giá đó với việc mua 1 sản phẩm mới, hoặc một sản phẩm cùng loại nhưng đã qua sử dụng. Nếu sản phẩm mới hoặc sản phẩm cùng loại đã qua sử dụng có giá còn thấp hơn là sửa chữa thì hãy chọn mua sản phẩm mới hoặc sản phẩm cùng loại đã qua sử dụng. Qua đó, chúng ta thấy giá sửa sản phẩm hư hỏng còn đắt hơn giá mua mới thì chúng ta mua mới sẽ tiết kiệm được tiền hơn và độ bền của sản phẩm cũng sẽ cao hơn. Nhiều người áp dụng bí quyết này 1 cách máy móc cứ hư là cố gắng sửa để tiết kiệm tiền chứ không xem thử sản phẩm mới có giá như thế nào.

     –  Nên mua sản phẩm mới, trong trường hợp sản phẩm bị hư là sản phẩm đời cũ đã lỗi thời. Một chiếc TV CRT cũ nếu đã hư hỏng thì bạn nên bỏ đi và mua một chiếc tivi Led. Vì trong trường hợp bạn sửa lại để dùng thì nó thật sự quá lỗi thời và không có tính năng mới. Điều này cũng tương tự giống như chiếc máy chụp ảnh kỹ thuật số đã được thay thế bằng máy chụp ảnh của điện thoại thông minh. Hoặc là các loại điện thoại cũ bị thay thế bởi các loại điện thoại thông tin hiện nay. Nếu đi sửa các sản phẩm này bạn đang lãng phí tiền chứ không phải tiết kiệm tiền.

Bí quyết tiền kiệm tiền để cưới vợ bằng cách nhận lại tiền thừa khi mua hàng

Có một số người không thích giữ những tờ tiền lẻ trong túi hay trong ví của mình. Khi mua sản phẩm hay đi ăn uống, người bán hoàn lại tiền thừa họ không nhận và bo luôn cho người bán. Nếu lâu lâu bạn không nhận lại tiền thừa như vậy cũng không sao. Nhưng nếu lần nào đi mua hàng hay đi ăn uống đều không nhận lại tiền thừa, thì bạn đang lãng phí khá nhiều tiền rồi.

Chúng ta hãy làm một phép tính như thế. Mỗi ngày, một người bình thường mua sắm khoảng từ 5 đến 10 thứ. Chúng ta tính trung bình khoảng 7 thứ/ngày. Có thể là những thứ lặc vặt như ly cà phê, gói thuốc lá …hoặc phổ biến hơn là tô phở, đĩa cơm … Nếu mỗi lần như thế thừa ra 2.000 đồng và bạn không nhận tiền thừa. Ta bắt đầu tính:
        7 lần x 2.000 đồng = 14.000 đồng/ngày
        14.000 đồng/ngày x 30 ngày = 420.000 đồng/tháng
        420.000 đồng/tháng x 12 tháng = 5.040.00 đồng/năm

Bạn thấy đấy, cứ 1 ngày bạn mua 7 thứ và không nhận lại tiền thừa 2.000 đồng cho mỗi thứ, thì 1 năm bạn đã lãng phí đi 5.040.000 đồng rồi.

Với lãi suất ngân hàng là không kỳ hạn là 3.5%/năm thì bạn cần có 144.000.000 đồng gửi ngân hàng trong thời hạn 1 năm mới tạo ra được tiền lãi 5.040.000 đồng.

Bí quyết tiết kiệm tiền bằng việc kéo dài thời gian quyết định mua hàng

Khi bạn thích một món hàng nào đó, bạn sẽ bị kích thích, lôi cuốn và muốn sở hữu nó ngay. Việc này làm cho bạn quyết định mua hàng một cách vội vã. Theo nghiên cứu thì có đến 50% những thứ người ta mua vì thích nó chứ không phải vì nó quá cần thiết. Người ta mua vì sự lôi cuốn của món hàng, mua về sử dụng được vài lần thì bỏ xó và ít khi nào sử dụng lại. Đến một thời điểm nào đó lại đi bán thanh lý. Có một bí quyết để tránh mua phải những thứ thật sự không cần thiết, đó chính là bí quyết kéo dài thời gian quyết định mua hàng.

Áp dụng bí quyết tiết kiệm tiền bằng việc kéo dài thời gian quyết định mua hàng cũng khá đơn giản. Khi muốn mua một sản phẩm hay một món hàng nào đó bạn thích, đừng cố gắng mua ngay lập tức mà hãy trì hoãn nó. Thời gian trì hoàn cho việc mua món hàng đó phải đạt được tối thiểu là 24 tiếng.

Thời gian 24 tiếng chính là khoảng thời gian có thể là trơ đi cảm giác thèm muốn món hàng mà bạn định mua. Sự kích thích của món hàng đó đối với bạn sẽ bị giảm bớt đi theo thời gian. Trong 24 tiếng đó, bạn có thời gian để phân tích xem là mình có thật sự cần món hàng đó không. Một số câu hỏi được đặt ra để bạn có thể không mua nó như là:

             – Nếu không có món hàng đó cuộc sống của mình có bị xáo trộn hay thay đổi không?
             – Nếu không mua món hàng đó thì mình tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
             – Nếu mua món hàng đó thì mình có thêm lợi ích gì hay không?

Nếu sau 24h mà bạn vẫn còn cảm thấy cần thiết mua món hàng đó thì mới chính thức chi tiền thanh toán mua nó. Nhưng kết quả cho thấy sau khoảng thời gian cân nhắc thì rất nhiều người bỏ qua việc mua hàng sau khi sự lôi cuốn của món hàng đó đã giảm bớt theo thời gian.

Giờ đây, khi muốn mua thứ gì, đặc biệt là những thứ có giá trị cao, bạn thử áp dụng phương pháp này để trì hoãn sự mua hàng. Rất có thể nó giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền đấy.

>>> Xem thêm: Tiết kiệm tiền giúp bạn giải quyết được những vấn đề gì trong cuộc sống?

>>> Xem thêm: Phương pháp lập ngân sách cho đám cưới

, , , , , , , , , , ,

4 bình luận trong “6 bí quyết thiết thực tiết kiệm tiền để cưới vợ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *