Chọn trang phục cưới cô dâu như thế nào luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cô gái khi lên kế hoạch đám cưới. 4 bộ trang phục cưới cô dâu dưới đây là những lựa chọn hàng đầu và mang nhiều ý nghĩa nhất.
Hãy cùng webdamcuoi tìm hiểu qua 4 bộ trang phục cưới cô dâu dưới đây để có thể chọn ra cho mình một bộ trang phục cưới phù hợp nhất cho lễ cưới của mình nhé.
Váy cưới phương Tây
Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra sự hội nhập văn hóa tại nước ta. Theo đó, nhiều phong tục của phương Tây đã được lan truyền sang Việt Nam và ngày càng được ưa chuộng. Một trong số đó chính là những bộ trang phục cưới cô dâu mang phong cách phương Tây. Trong lĩnh vực cưới hỏi thì nổi bật nhất chính là những chiếc váy cưới phương Tây đang được rất nhiều bạn trẻ sử dụng trong ngày cưới.
Nguồn góc của chiếc váy cưới phương Tây
Váy cưới phương Tây có nguồn góc từ phương Tây. Cái tên của chiếc váy cũng đã cho ta thấy rõ nguồn góc của nó. Những chiếc váy này đã theo chân người Pháp từ thời Pháp thuộc di cư sang nước Việt ta. Các cô dâu Việt thời xưa thường chọn những loại trang phục cưới mang phong tục của Việt Nam. Tuy nhiên, càng về sau, những chiếc váy cưới phong cách phương Tây lại tạo ra một xu hướng mới và được đại đa số các bạn trẻ chọn lựa để mặc trong ngày cưới và chụp ảnh cưới.
Theo một số nghiên cứu ghi chép lại thì chiếc váy cưới phương Tây có nhiều khả năng xuất xứ từ nước Anh. Vào năm 1840, nữ hoàng Victoria của nước Anh kết hôn với hoàng tử Albert. Bà đã yêu cầu các nhà thiết kế thiết kế ra một chiếc váy cưới thật hoành tráng để mặc cho ngày cưới của mình. Chiếc váy cưới đó phải được may bằng các chất liệu được sản xuất tại nước Anh. Nguyên nhân là vào thời kỳ đó, những chất liệu may mặc như là vải, ren … của nước Anh được thị trường cho là rất kém chất lượng, khó cạnh tranh với những nước khác. Chiếc váy cưới được thiết kế dành cho nữ hoàng Victory mặc trong ngày cưới không chỉ mang ý nghĩa làm đẹp cho bà, mà nó còn hàm chứa một nguyện vọng nâng tầm ngành công nghiệp may mặc của nước Anh nữa.
Sau đám cưới của nữ hoàng, xu hướng mặc váy cưới phương Tây giống như nữ hoàng Victoria không những rộ lên tại Anh mà còn lan sang nhiều nước phương Tây khác. Từ đó, váy cưới phương Tây ngày càng được phát triển và cải tiến để phục vụ cho những cô dâu phương Tây trong ngày trọng đại nhất đời mình.
Đặc điểm của váy cưới phương Tây
Một chiếc váy cưới phương Tây cơ bản được chia làm 4 phần chính là:
- Kiểu dáng thân váy cưới
- Đường viền cổ của váy cưới
- Thiết kế thân áo của váy cưới
- Thiết kế phần eo của váy cưới
Từ 4 phần cơ bản này mà các nhà thiết kế phát triển thành nhiều kiểu dáng váy cưới phong cách phương Tây khác nhau.
>>> Xem thêm: Phân biệt và nhận dạng các kiểu váy cưới
Phân loại các kiểu váy cưới phương Tây
Váy cưới phương Tây phổ biến nhất được chia thành các dạng sau:
- Váy cưới công chúa
- Váy cưới chữ A
- Váy cưới dạng suông
- Váy cưới dạng kèn Trumpet
- Váy cưới dạng nàng tiên cá
- Váy cưới đuôi dài
Mỗi một dạng váy cưới phương Tây đều có những đặc điểm, ưu nhược điểm riêng. Vì vậy trước khi quyết định chọn kiểu dáng váy cưới nào các bạn gái nên nghiên cứu rõ về loại váy cưới đó.
Thời tiết, nơi đãi tiệc, vóc dáng, thân hình … đó là những yếu tố chủ yếu để giúp cho các bạn gái chọn được cho mình kiểu váy cưới phương Tây phù hợp
>>> Xem thêm: Váy cưới công chúa và nguồn gốc của nó
Áo dài truyền thống Việt Nam
Nguồn góc của chiếc áo dài truyền thống Việt Nam
Áo dài được xem là quốc phục của người Việt. Nó đại diện cho truyền thống, văn hóa dân tộc của Việt Nam. Do đó, rất nhiều bạn trẻ chọn trang phục cưới cô dâu là chiếc áo dài khi thực hiện các nghi thức, nghi lễ đám cưới như là lễ gia tiên, lễ hỏi, lễ dạm ngõ …
Thật sự thì các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Việt Nam vẫn chưa thể xác định chính xác được nguồn góc của chiếc áo dài. Họ chỉ dự đoán là chiếc áo dài Việt Nam có thể xuất hiện từ giai đoạn 38 đến 42 sau công nguyên. Tuy vậy, chiếc áo dài thời đó không giống như chiếc áo dài hiện nay.
Chiếc áo dài truyền thống Việt Nam ngày nay mà chúng ta thấy là sự kết hợp, giao thoa của nhiều kiểu áo khác nhau trong lịch sự trang phục Việt Nam. Nó kế thừa và dung nạp nhiều chi tiết khác nhau từ những chiếc áo như là áo giao lãnh thời nhà Nguyễn, áo tứ thân, áo ngũ thân, áo dài Le Mur, áo dài Lê Phổ, áo dài Ragian …
.Đặc điểm của chiếc áo dài truyền thống Việt Nam
Cổ áo dài truyền thống được may cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,.
Thân áo dài được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước).
Cúc áo dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày mới ra đời áo dài có năm khuy ở năm vị trí cố định vừa giữ cho thân áo ngay ngắn vừa tượng trưng cho năm đạo làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
Phân loại các kiểu áo dài Việt Nam
Ngày nay, với sự phát triển của ngành thiết kế thời trang thì chiếc áo dài đã được thiên biến vạn hóa rất nhiều. Nếu phân loại theo truyền thống và hiện tại thì chúng ta có 2 loại áo dài:
Áo dài truyền thống
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.
Áo dài cách tân
Thực chất nó bắt nguồn từ áo dài truyền thống nhưng đi theo xu hướng mới mẻ của thời đại , quần áo dài được thay bằng váy qua đầu gối, tay áo ngắn hơn và mẫu mã cổ áo đa dạng chứ không chỉ còn là cổ cao.
Nếu phân loại theo nguồn góc và lịch sử áo dài thì chúng ta lại có những loại sau:
Áo dài Le Mur
“Le Mur” Áo dài Lemur chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường, một họa sĩ tên Le Mur vào thập kỷ 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi.Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn.
Áo dài Lê Phổ
Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt.
Từ đây, áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy giờ đến nay dù trải qua bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.
Áo dài Raglan
Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra.
Chi tiết khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.
Áo dài truyền thống
Áo dài truyền thống là loại áo dài phổ biến hiện nay. Chúng ta có thể bắt gặp những cô gái, những người phụ nữ mặc chiếc áo dài truyền thống ở bất kỳ nơi nào tại Việt Nam, từ trường học, cơ sở tôn giáo, công sở công ty hay các nhà hàng, khách sạn, cơ quan nhà nước…
>>> Xem thêm: Bí quyết chọn áo dài cưới cho chú rể
Áo Nhật Bình
Có thể rất nhiều người nghe tên áo Nhật Bình cảm thấy rất là xa lạ hay thậm chí chưa từng nghe qua về loại áo này. Điều này cũng bình thường thôi vì áo Nhật Bình không phổ biến như những trang phục thường ngày của người dân Việt Nam chúng ta như các loại áo tứ thân, áo bà ba.
Áo Nhật Bình cũng không phải là quốc phục và được nhiều người mặc như là chiếc áo dài truyền thống. Vậy áo Nhật Bình là áo gì mà Webdamcuoi lại giới thiệu cho các bạn gái có thể mặc nó trong ngày cưới?
Áo Nhật Bình là áo gì?
Áo Nhật Bình là loại triều phục dành cho những vị hoàng hậu, công chúa, cung phi trong triều đại nhà Nguyễn. Chiếc áo này có thể ra đời vào năm 1908 dưới triều đại nhà Nguyễn của vua Gia Long. Nó được sử dụng cho đến cuối thời nhà Nguyễn.
Nguồn góc áo Nhật Bình
Theo một số nghiên cứu thì người ta cho rằng áo Nhật Bình là loại áo được nhà Nguyễn cải tiến từ chiếc áo phi phong của nhà Minh (Trung Quốc).
Đặc điểm của áo Nhật Bình
Chiếc áo Nhật Bình có cổ áo được thiết kế hình chữ nhật to bản. Hai vạt được cố định bằng dây buộc. Khi mặc áo thì phần trước ngực được ghép lại thành một hình chữ nhật. Chính đặc điểm này nên chiếc áo này được đặt tên là áo Nhật Bình.
Thân áo Nhật Bình được trang trí lộng lẫy bằng các loại hoa văn dạng hình tròn khép kín. Bên trong hình tròn thì được thuê hình ảnh của rồng phượng. Ngoài ra trên thân áo còn sử dụng các loại hình ảnh mang ý nghĩa may mắn như là chữ Phúc, chữ Thọ, chữ Song Hỷ …
Vì sao nên chọn áo Nhật Bình làm trang phục cưới cô dâu
Cũng giống như áo dài, áo Nhật Bình là trang phục truyền thống của người Việt Nam chúng ta. Mặc dù nó không được chọn là quốc phục như áo dài, tuy nhiên áo Nhật Bình thật sự là một loại cổ phục mang âm hưởng của một chế độ phong kiến đã tồn tại trên đất nước hình chữ S.
Chọn một mặc một loại cổ phục như áo Nhật Bình trong ngày cưới không chỉ tôn thêm vẻ đẹp cho cô dâu, nó còn mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, hướng về truyền thống dân tộc của đất nước nữa.
Trang phục truyền thống của người H’mông
Nguồn góc của trang phục truyền thống người H’mông
Người H’Mông là một trong số những dân tộc thiểu số có dân số đông thứ 6 tại Việt Nam. Theo một số tài liệu thì người H’mông tại Việt Nam đều có nguồn góc từ phương Bắc. Họ di cư sang Việt Nam vì những biến động lịch sử trong quá khứ. Đợt di cư đông nhất là đợt di cư lần thứ 3 với khoảng trên 10 ngàn người vào khoảng thời gian từ năm 1840 đến 1868. Chủ yếu của đợt di cư này là từ các tỉnh Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc sang các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái của Việt Nam.
Trong những đợt di cư của người H’mông vào Việt Nam, họ không những mang theo những bộ trang phục truyền thống độc đáo của dân tộc mình, mà còn mang theo cả những giá trị văn hóa đặc của người H’mông. Từ đó góp phần tạo ra nền văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc của đất nước ta.
Đặc điểm của trang phục truyền thống người H’mông
Quần áo của người H’Mông chủ yếu may bằng vải tự dệt, đậm đà tính cách tộc người trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng. Chỉ với 4 màu chủ đạo xanh, đỏ, trắng, vàng của chỉ tơ tằm mà họa tiết của trang phục đã tỏa ra muôn sắc màu, tạo cảm giác trầm ấm.
Dù rất đa dạng trong tạo hình và trang trí tuy nhiên trang phục của phụ nữ vẫn bắt buộc phải có những thứ như: khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề đằng trước, xà cạp, đồ trang sức. Hầu hết người Mông đều thích mặc vải lanh, vừa mát lại mềm mại. Và cũng vì hay mặc vải lanh nên so với các dân tộc khác, trang phục của người Mông có những nét khác về màu sắc, hoa văn, đường nét.
Vì sao nên chọn trang phục truyền thống người H’Mông mặc trong ngày cưới
Nếu bạn là người dân tộc H’Mông thì quyết định chọn trang phục cưới cô dâu truyền thống dân tộc H’Mông trong ngày cưới là điều đương nhiên. Cô dâu khoác lên mình bộ trang phục của dân tộc mình không chỉ là điều tự hào, nó còn là một cách giữ gìn bản sắc văn hóa riêng cho dân tộc nữa.
Nếu bạn không phải là người dân tộc H’Mông, bạn cũng có thể chọn bộ trang phục cưới cô dâu của người H’Mông để mặc trong khi chụp ảnh cưới. Với bộ trang phục này, nó thật sự tạo nên một luồng gió lạ và đầy ấn tượng cho album ảnh cưới của bạn. Nó làm cho bộ ảnh cưới của bạn trở nên đa dạng và cuốn hút hơn so với những bộ ảnh cưới chỉ chụp ảnh với váy cưới phương Tây và áo dài truyền thống Việt Nam.
Mặc dù vậy, nếu không phải là người H’Mông bạn chỉ nên chọn trang phục này khi chụp ảnh cưới. Trong lễ cưới trang nghiêm, bạn vẫn nên chọn trang phục áo dài truyền thống Việt Nam là thích hợp nhất.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chụp ảnh cưới ấn tượng và tiết kiệm
>>> Xem thêm: Bí quyết chọn lọc khách mời dự tiệc cưới.
Lần đâu tiên mới biết có những loại áo dài Le Mur, Lê Phổ , Raglan luôn. Trước đây không hề biết
Tui cũng giống bạn, lần đầu tiên biết những loại áo dài này luôn
nếu bạn có nghiên cứu về áo dài sẽ biết hên kiểu áo dài Trần Lệ Xuân nữa.
mặc áo Nhật Bình giống như đang xem phim cổ trang vậy. Đẹp thì đẹp mà mặc vào có nóng không vậy
Thì nó là cổ phục của nhà Nguyễn mà bạn