Nghi lễ cưới miền Bắc gồm những lễ gì?

Mỗi miền của đất nước Việt Nam đều có phong tục tập quán cưới hỏi mang nét đặc trưng. Bài viết này sẽ đề cập đến các nghi lễ cưới miền Bắc. Khác với những vùng miền khác, các nghi lễ có thể được giảm bớt hoặc lượt bỏ, nghi lễ cưới của người miền Bắc thường bắt buộc phải giữ 3 lễ dạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới

Nghi lễ ở miền Bắc bắt buộc phải có 3 lễ chính sau đây:

Lễ dạm ngõ trong nghi lễ cưới miền Bắc

Lễ dạm ngõ là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của cả 2 gia đình nhà trai và nhà gái, được xem là thủ tục cần thiết để “chỗ người lớn” thưa chuyện với nhau. Sau lễ dạm ngõ , người con gái được xem như là đã có nơi có chốn, bước đầu tiến đến chuyện hôn nhân.

Lễ chạm ngõ
Lễ chạm ngõ

Lễ ăn hỏi trong nghi lễ cưới của người miền Bắc

Gia đình dù giàu hay nghèo cũng không thể thiếu cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội phải có cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả, ngoài cốm, hồng và trầu cau thì còn có thêm heo sữa quay. Đồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của các vùng như: bánh cốm, bánh su sê, mức sen, trà, rượu, trầu cau…

Thông thường lễ ăn hỏi gồm có 3 lễ: bên nội, bên ngoại và tại gia.

tráp trầu cau
trầu cau là sính lễ không thể thiếu trong lễ ăn hỏi
Đồ lễ ăn hỏi của người Hà Nội
Đồ lễ ăn hỏi của người Hà Nội

>>> Xem thêm: Lễ Vấn Danh là gì?

Lễ cưới của người miền Bắc

Sau khi lễ ăn hỏi được 10 ngày, lễ cưới được tổ chức. Ngày xưa lễ rước dâu có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có, địa vị trong làng xã. Khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, muốn đi qua phải đưa một ít tiền. Ăn uống, tiệc tùng diễn ra trước lễ cưới 1 ngày.

Tục chăng dây trong các đám cưới thời xưa

Ở một số đám cưới, nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh xắn, mặc áo đỏ chăng dây trước của nhà gái. Khi nhà trai đến, một trong các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát cho lũ trẻ chăng dây này, khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn nhà trai đi vào nhà gái (tục chăng dây này hiện nay đã mai một không còn thấy xuất hiện ở nhiều địa phương).

>>> Xem thêm: Tiền Cheo và Lễ Lại Mặt

Đám cưới bắt đầu bằng thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm theo trà và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi) . Đến nay tục này vẫn còn được giữ lại.

Trong lễ đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên như một sự tưởng nhớ đến cội nguồn và tổ tiên. Sau lễ thành hôn, 2 vợ chồng trở về nhà gái và mang theo lễ vật để tạ gia tiên, đây gọi là lễ lại mặt. Sau đó bố mẹ cô dâu mới chính thức đến nhà thông gia vì trong lễ cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ 2 hoặc thứ 4 sau lễ cưới. (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ).

trang trí bàn thờ gia tiên
trang trí bàn thờ gia tiên

Chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về nghi lễ cưới mà bạn biết với mọi người bằng cách comment ý kiến của bạn bên dưới nhé.

Bạn cũng có thể đồng ý hay không đồng ý với nội dung bài viết này. Hãy bình luận phản đối hoặc đồng tình để thể hiện quan điểm riêng của chính mình bạn nhé.

>>> Xem thêm: Nghi lễ cưới của người Nam Bộ

>>> Xem thêm: Nghi lễ cưới của người miền Trung

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *