Nghi lễ cưới Nam Bộ gồm có những nghi lễ nào?

Nghi lễ cưới Nam Bộ quan trọng nhất chính là Lễ Lên Đèn. Đây là nghi lễ được xem là không thể thiếu đối với bất kỳ đám cưới nào của người miền Nam.

Nơi tổ chức hôn lễ

Hôn lễ chính sẽ được tổ chức trong gia đình. Lễ diễn ra trong không khí nghiêm trang và không gian được trang hoàng đẹp. Việc trang trí bàn thờ tổ tiên tùy theo hoàn cảnh và kinh tế của mỗi gia đình nhưng luôn phải có đủ nhang đèn và hoa quả trên bàn thờ tổ tiên.

Người làm mai sẽ dẫn đầu đoàn nhà trai qua nhà gái để làm lễ. Lễ vật ngoài trái cây, bánh kẹo còn có trầu cau, loại lễ vật truyền thống không thể thiếu. Đó là nét văn hóa, linh thiêng của dân tộc Việt. Ngoài ra còn phải có cặp nến long phụng thật to, để cắm lên đôi chân đèn trên bàn thờ trong quá trình làm lễ lên đèn

trầu cau cưới
Trầu cau sính lế cưới không thể thiếu của người Nam Bộ

Khi nhà gái và nhà trai gặp nhau, họ sẽ trân trọng mời nhau những ly trà, ly rượu và cả trầu cau nữa. Nhà trai sẽ tặng các lễ vật cưới như nữ trang, tiền bạc … cho bên nhà gái như đã thỏa thuận từ trước của 2 nhà. Sau khi nhà gái nhận lễ vật xong, người đại diện của 2 họ sẽ tiến hành nghi lễ lên đèn trên bàn thở tổ tiên.

Tráp rượu trà
Tráp rượu trà

Lễ rước đèn của người Nam Bộ

Lễ lên đèn là lễ quan trọng nhất đối với các lễ cưới tại khu vực Nam Bộ. Đa phần tất cả những đám cưới tại Nam Bộ đều thực hiện nghi lễ này. Hai ngọn nến long phụng do nhà trai mang đến được đem ra chuẩn bị sẵn. Bàn thờ tổ tiên được bày trí gọn gàng sạch sẽ, người đại diện hướng dẫn cô dâu và chú rể thực hiện lễ lên đèn dân lên bàn thờ tổ tiên.

Đèn long phụng
Đèn long phụng

Hai ngọn nến long phụng (người Nam Bộ gọi là đèn cầy long phụng) sẽ được đốt lên từ ngọn lửa của ngọn đèn đặt trên bàn thờ. Người đại diện sẽ cầm 2 ngọn nến long phụng khấn vái trước. Sau khi lửa cháy đều trên ngọn nến, người đại diện sẽ trao cho cô dâu chú rể mỗi người 1 ngọn nến để cắm vào chân đèn của bàn thờ gia tiên. Ngọn nến phải cháy thông dong và đều đặn vì nếu cháy bên cao bên thấp sẽ mang đến điều không may như gia đình sẽ bất hòa, vợ chồng dễ cãi nhau, còn nếu cháy đều thì mang ý nghĩa vợ chồng hòa thuận, làm ăn phát đạt…. Để nến khỏi tắt trong quá trình làm lễ, người nhà sẽ tạm thời tắt bớt quạt và đóng bớt cửa sổ để tránh gió làm tắt ngón nến.

Lễ lên đèn
Lễ lên đèn

Người Nam Bộ coi lửa là sự sống, là niềm lạc quan. Ngọn lửa sẽ nối liền quá khứ với hiện tại , lửa nối mặt đất với bầu trời. Do đó lễ lên đèn là lễ quan trọng bắt buộc phải có ở các hôn lễ Nam Bộ.

>>> Xem thêm: Nên đãi tiệc cưới ở đâu là tốt nhất?

, , , ,

1 bình luận trong “Nghi lễ cưới Nam Bộ gồm có những nghi lễ nào?

  1. Người miền Nam thích số chẵn, cái gì cũng phải chẵn tròn trịa vì theo họ số chẵn mang lại may mắn, sim vầy và hạnh phúc. Vì thế các quả cưới đều phải là số chẵn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *