Có nên mặc áo Nhật Bình trong lễ cưới?

Áo Nhật Bình là áo gì? Áo này của nước nào? Có nên chọn mặc áo Nhật Bình làm trang phục trong lễ cưới không?

Áo Nhật Bình là gì?

Áo Nhật Bình là một loại triều phục cổ tượng trưng cho vẻ đẹp quý phái và uy quyền của thời đại phong kiến Việt Nam. Loại áo này được dành riêng cho những người phụ nữ trong triều đình như là hoàng hậu, công chúa hay các phi tần của nhà vua. Chiếc áo này cũng được mặc bởi những nữ quý tộc trong thời đại phong kiến nhà Nguyễn khi xuất giá, lấy chồng.

Áo Nhật Bình
Áo Nhật Bình

Nguồn góc áo Nhật Bình

Một số nghiên cứu cho thấy rằng áo Nhật Bình của triều Nguyễn (Việt Nam) có thể có xuất xứ và nguồn góc từ áo Phi Phong của nhà Minh (Trung Quốc). Áo Phi Phong là loại trang phục phong kiến xẻ cổ và có dạng đối khâm. Cổ áp to bản tạo thành hình chữ nhật trước ngực, dưới ức lại có dải vải buộc hai vạt áo.

áo Nhật Bình triều phục
Nhật Bình là loại triều phục của thời Phong Kiến Việt Nam

Nhà Nguyễn đã dựa vào chiếc áo Phi Phong để cải tiến và phát triển thành chiếc áo Nhật Bình. Chiếc áo Nhật Bình có thể được ra đời vảo khoảng năm 1807 dưới thời vua Gia Long và được duy trì cho đến hết thời phong kiến nhà Nguyễn. Các tư liệu tranh ảnh đầu thế kỷ XX cho thấy các hoàng hậu, công chúa hay cung tần triều Nguyễn đều vấn khăn vành và mặc áo Nhật Bình trong cung đình.

áo triều phục Nhật Bình
Triều phục Nhật Bình

Tuy nhiên, tuỳ vào cấp bậc người mặc mà màu sắc và hoa văn trên áo này sẽ khác nhau. Do đó xoay quanh tên gọi Nhật Bình còn có những từ chỉ áo như áo Mệnh Phụ, áo Tràng, áo Bình Lãnh …

Đặc điểm áo Nhật Bình

Đặc điểm chính của chiếc áo Nhật Bình là áo xẻ cổ, dạng đối khâm, cổ áo to bản thành hình chữ nhật, dưới ức có dải vải buộc hai vạt áo. 

áo Nhật Bình
Mẫu trang phục Nhật Bình

Chất liệu của áo Nhật Bình

Do đây là loại áo dành cho những người phụ nữa có địa vị trong triều đình phong kiến, do vậy nên người xưa sử dụng những chất liệu vải quý được thuê dệt tỉ mỉ và tinh xảo để may những chiếc áo Nhật Bình.

Áo Nhật Bình
Cổ phục Nhật Bình được may bằng các chất liệu cao cấp.

Hoàng hậu là cấp bậc cao nhất, là mẫu nghi thiên hạ nên chất liệu may áo phải là loại sang trọng nhất. Áo của hoàng hậu được may bằng vải sợi vàng có độ óng anh và sang trọng cao. Còn trang phục của công chúa và các cung tần được may bằng chất liệu sa sợi và nhuộm màu theo đứng địa vị của mình.

Hoa văn trên áo Nhật Bình

Người xưa sử dụng chất liệu vải có các dạng hoa văn hình tròn khép kín để may áo Nhật Bình. Bên trong hình tròn được thêu các loại hình long phụng. Ngoài các hoa văn chính còn có rất nhiều hoa văn phụ được điểm xuyến lên trên áo như là các loại hình hoa lá, chữ Phúc, chữ Thọ … Các loại hoa văn này đều mang ý nghĩa tốt lành, cát tường. Nó thường được thêu bằng chỉ đỏ, chỉ vàng, bát bửu hoặc thủy ba. Tất cả được kết hợp lại để tạo nên một chiếc áo cổ phục nhiều màu sắc và vô cùng lộng lẫy.

Màu sắc của áo Nhật Bình

Áo Nhật Bình màu đỏ chính là màu áo mà nhiều người chọn mặc nhất trong ngày cưới. Màu vàng và màu xanh dương cũng có người chọn nhưng hiếm hơn. Theo mình thì người Việt chúng ta cũng thích sử dụng màu đỏ trong những sự kiện vui vì thế họ chọn màu đỏ nhiều. Ngoài ra còn 1 lý do nữa chính là áo màu đỏ là màu sắc dành cho công chúa. Cô dâu nào cũng muốn mình trở thành công chúa nên họ quyết định chọn màu đỏ.

Theo một số nhà nghiên cứu thì các loại hoa văn và màu sắc trên loại áo này của các công chúa, hoàng hậu hay phi tần đều có sự khác nhau. Sự khác nhau này dựa trên địa vị của người mặc.

Cấp bậc hoàng hậu

Hoàng hậu được coi là bậc mẫu nghi thiên hạ vì vậy trang phục có phần cầu kì, chi tiết hơn các cấp khác. Y phục của Hoàng hậu gồm áo bào Nhật Bình làm từ sa sợi vàng, thêu 20 rồng, phượng, trĩ, loan và bộ y phục thường làm từ tơ Bát ti trắng thêu rồng phượng. Hoàng hậu thường mặc y phục cùng mũ Cửu long kim phát, trâm hình phượng làm bằng vàng. Ngoài ra, Hoàng hậu còn có mũ cửu phượng kim ước phát. Màu áo của bậc Hậu là màu vàng chính sắc, đôi khi là màu cam.

Áo Nhật Bình Hoàng hậu
Mẫu trang phục Nhật Bình dành cho Hoàng Hậu

Cấp bậc công chúa

Trang phục công chúa đơn giản hơn Hoàng hậu, bao gồm Áo Nhật Bình làm từ sợi sa đỏ, thêu hình phượng, 1 chiếc mũ Thất phượng Kim ước phát và được ban 12 trâm hoa. Bậc Công chúa đều là màu đỏ chính sắc, họa tiết hình phượng tinh tế, có dải ngũ sắc ở viền tay áo.

Áo Nhật Bình công chúa
Áo Nhật Bình dành cho công chúa

Cấp bậc cung tần

Cấp cung tần nhị giai: Trang phục của cung tần nhị giai nhà Nguyễn gồm chiếc mũ Ngũ phượng Kim ước phát và 10 cây trâm hoa cùng áo Nhật Bình. Áo của cấp cung tần nhị giai có màu xích đào, thêu hình loan bằng sợi sa và y phục làm từ tơ Bát ti sang trọng.

Cấp cung tần tam giai: Trang phục gần giống với cấp cung tần nhị giai nhưng điểm khác biệt là màu tím sắc chính, và mũ là Tam phương Kim ước phát và 8 cây trâm hoa. 

Cấp cung tần tứ giai: Trang phục gồm Áo Nhật Bình màu tím nhạt sợi sa và y phục thường may từ tơ Bát ti trắng, thêu hình loa. Cấp Cung tần tứ giai được ban chiếc mũ Phượng kim ước cùng 8 cây trâm cài.

Phụ kiện đi kèm với trang phục Nhật Bình

Các loại phụ kiện đi kèm cũng phân theo thứ bậc:

Hoàng hậu thì có 2 Cửu long kim ước phát, 1 Cửu phượng kim ước phát và 8 trâm phượng bằng vàng

Công chúa thì có 1 Thất phượng kim ước phát và 12 trâm hoa

Cung tần nhị giai thì có 1 chiếc Ngũ phượng kim ước phát và 10 trâm hoa

Cung tần tam giai thì có 1 Tam phượng kim ước phát và 8 trâm hoa

Cung tần tứ giai thì có 1 chiếc Phượng kim ước và 8 trâm cài…

Tại sao gọi là áo Nhật Bình

Do hoa văn ở cổ áo khi ghép lại tạo thành một hình chữ nhật ngay trước ngực người mặc, nên áo này gọi là áo Nhật Bình. Khắp thân áo trang trí theo thể thức hoa văn chính là dạng hình tròn khép kín, rải rác khắp áo đan xen với các hình phượng múa, hoa lá đính thêm các hạt tuyến lấp lánh. Ở tay áo đặc biệt có dải màu ngũ hành; lục, vàng, xanh, trắng, đỏ. Tuy nhiên quy chế tay dãy màu này lại không áp dụng trên loại áo của bậc Hậu.

cổ phục Nhật Bình
Cổ phục Nhật Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích
Áo Nhật Bình đỏ
Trang phục Nhật Bình màu đỏ

Áo Nhật Bình thời nay

Cũng giống như áo dài, loại cổ phục này theo dòng thời gian đã có nhiều thay đổi. Đến thời nay, không còn chế độ phong kiến thì chiếc áo cổ phục này đã được điều chỉnh theo hướng tối giản hơn để mọi người có thể sử dụng nó trong ngày cưới, chụp hình, quay phim hay biểu diễn thời trang.

Chiếc cổ phục ngày nay vẫn giữ nguyên các thiết kế cốt lõi của chiếc áo là xẻ cổ, dạng đối khâm, cổ áo to bản thành hình chữ nhật. Tuy nhiên các phụ kiện và trang sức đi kèm theo như trâm cài, các loại mũ cữu phượng, thất phượng … được lượt bỏ. Thay vào đó là các loại nón vành được sử dụng nhiều hơn.

Về màu sắc thì ngày nay người ta tự do chọn lựa màu sắc cho chiếc cổ phục này. Ngoài màu đỏ thì còn có nhiều màu được ưa chuộng như là màu vàng, màu xanh dương, màu trắng …

áo Nhật Bình hiện đại
Trang phục Nhật Bình thời nay
Áo Nhật Bình cách tân
Trang phục Nhật Bình thời nay

Có nên mặc cổ phục Nhật Bình trong ngày cưới

Ưu điểm khi mặc trang phục Nhật Bình trong ngày cưới

Ưu điểm khi chọn mặc loại áo này trong ngày cưới chính là sự mới lạ và độc đáo. Đối với đám cưới của người Việt, đại đa số các cô dâu đều chọn một trong 2 loại trang phục phổ biến. Thứ nhất là áo dài truyền thống của Việt Nam. Thứ hai là áo đầm cưới theo kiểu phương Tây.

Nếu cô dâu chọn mặc áo Nhật Bình trong ngày cưới như đem một cơn gió lạ trong ngày vui của mình. Nó thật sự tạo ấn tượng và sự chú ý của mọi người xung quanh. Không những thế, giống như áo dài, trang phục Nhật Bình có nguồn góc và xuất xứ tại Việt Nam nên nó cũng mang biểu tượng truyền thống của dân tộc Việt chúng ta.

áo nhật bình lễ cưới
Trang phục Nhật Bình đám cưới

Nhược điểm khi mặc áo Nhật Bình trong ngày cưới

Nếu chọn áo dài hay váy cưới phương Tây, các nàng rất dễ tìm được cửa hàng cho thuê hoặc mua hẳn 1 bộ để mặc trong ngày cưới.

Đối với cổ phục Nhật Bình, không phải cửa hàng áo cưới nào cũng có loại áo này. Những cửa hàng trang phục cưới có kiểu áo này thì giá cho thuê cũng cao hơn so với váy cưới phương Tây và áo dài truyền thống.

Áo Nhật Bình là loại trang phục không phổ biến, nên những người mặc lần đầu tiên có thể rất khó khăn. Do đó, các nàng phải tìm hiểu cách mặc, cách phối đồ. Cái nào mặc trước, cái nào mặc sau. Áo nào mặc bên trong, áo nào mặc bên ngoài. Tuy nhiên, các nàng cũng yên tâm vì những cửa hàng cho thuê trang phục sẽ tư vấn và hỗ trợ giúp bạn để bạn có thể diện chiếc áo Nhật Bình thật đẹp và thật thoải mái trong ngày cưới.

áo nhật bình đám cưới
Trang phục Nhật Bình cho đám cưới

Như vậy, tùy vào sở thích của mình mà các cô dâu có thể tự do lựa chọn áo dài hay cổ phục Nhật Bình trong ngày cưới của mình đều được. Nếu chọn loại cổ phục Nhật Bình thì bạn cũng đang chọn một dạng trang phục truyền thống của dân tộc mình chứ không phải là một loại trang phục ngoại lai du nhập từ nước ngoài về đâu. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

áo nhật bình đám cưới
Trang phục Nhật Bình cho đám cưới

Một điều cần lưu ý là nếu cô dâu đã chọn loại áo này làm trang phục cưới thì chú rể cũng nên chọn trang phục phù hợp như là áo dài. Tuyệt đối tránh mặc âu phục hay áo Vest vì nó gây ra sự lệch lạc trong trang phục giữa cô dâu và chú rể.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm thuê dịch vụ bưng quả đám cưới

>>> Xem thêm: Tiệc báo hỷ là gì?

, , , , , ,

3 bình luận trong “Có nên mặc áo Nhật Bình trong lễ cưới?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *