Tổ chức đám cưới hoành tráng hay tiết kiệm là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra. Hãy cùng theo dõi chia sẻ kinh nghiệm của một cô dâu về tổ chức đám cưới tiết kiệm tối đa và những lợi ích mà nó mang lại cho cô.
Quan điểm về tổ chức đám cưới hoành tráng hay tiết kiệm
Nhiều người cho rằng đám cưới đời người có một lần thôi. Nếu không làm cho hoành tráng, ấn tượng thì thật là thiệt thòi với bản thân và người bạn đời của mình.
Nhưng cũng có nhiều người ủng hộ trường phái tổ chức đám cưới tiết kiệm tối đa để có một khoản tiền lo cho cuộc sống sau nay. Hay chí ít thì cũng tránh rơi vào tình trạng nợ nần sau đám cưới.
Theo chia sẻ của một cô dâu mới đám cưới được một tháng thì cô dâu ủng hộ quan niệm tiết kiệm chi phí tối đa cho đám cưới.
Cô cho rằng: “Thời buổi giá cả tăng hàng ngày, nếu không tiết kiệm thì cô dâu chú rể sẽ phải gánh nợ sau khi cưới.”
>>> Xem thêm: 9 Bước tuyệt vời để tiết kiệm chi phí đám cưới
Phân tích đến kinh tế tài chính của mỗi gia đình, cô nhận xét: “Đối với các gia đình có điều kiện thì có thể không sao nếu tổ chức một đám cưới hoành tráng. Nhưng đối với những gia đình không có điều kiện, đám cưới phải đi vay mượn để tổ chức rình rang và trông chờ vào tiền mừng để trả nợ thì thật là nguy hiểm.”
Cô nói thêm: “Nó giống như là chơi 1 ván bài lớn lên đến cả trăm triệu. Nếu lời thì không nói gì, một khi số tiền mừng đi quá ít thì cô dâu và chú rể phải ỳ lưng ra trả nợ.”
Cô chia sẻ người kinh nghiệm của mình với mọi người: ” Đám cưới của mình, tất cả mọi chi phí đều do 2 vợ chồng tự bỏ ra, do đã xác định từ trước sẽ tổ chức đám cưới tiết kiệm tối đa vì thế mọi thứ đều được tối giản đến hết cỡ”
Kinh nghiệm tổ chức đám cưới siêu tiết kiệm của cô:
Nhẫn cưới và nữ trang cưới:
Cặp nhẫn cưới là minh chứng cho tình yêu và hôn nhân nên bắt buộc phải có. Tuy vậy, vẫn có cách tiết kiện chi phí khi mua nhẫn cưới.
Có nhiều loại nhẫn cưới rất đẹp, được đính thêm hạt và chế tác rất tỉ mĩ. Đương nhiên, những loại nhẫn như thế có giá rất cao vì công chế tác và lại thêm tiền các loại hạt đính trên nhẫn nữa. Mình ưu tiện chọn loại nhẫn cưới trơn,không đính hạt để có mức giá rẻ hơn.
Còn phần nữ trang cưới, cô huy động anh chị em trong nhà ai có nữ trang, vòng vàng thì cho mượn. Các nữ trang này được trao cho ba mẹ 2 bên. Đến lúc làm lễ sẽ đeo cho cô dâu. Sau đám cưới sẽ hoàn trả toàn bộ trang sức này cho anh chị em trong nhà. Như thế cô đã tiết kiệm một khoản tiền lớn để mua trang sức cưới.
Những tấm ảnh và video cưới vẫn lên được hình cô dâu được tặng và đeo nữ trang đầy người. Ông bà, cha mẹ nở mày nở mặt vì có của cho con những vẫn đảm bảo tiết kiệm được khối tiền. Việc này đương nhiên chỉ người trong nhà biết thôi.
Bao gối, Drap trải giường
Gối mới, nệm mới thì bắt buộc phải mua, vì cả 2 về chung 1 nhà thì phải có đủ cặp gối nệm mới để dùng. Tuy nhiên bao gối, drap trải giường, cô tự mua vải về may. Hoa văn, màu sắc, chất liệu tự mình lựa chọn sao cho hợp ý 2 vợ chồng.
Việc may đòi hỏi phải có kỹ năng và hơi tốn công, tuy vậy tác phẩm hoàn thành vừa đẹp, vừa rẻ lại là chất liệu tốt rất vừa ý 2 vợ chồng.
Chụp ảnh cưới
Có nhiều người chụp đến 2 – 3 bộ ảnh cưới, toàn là những album mắc tiền lên đến cả chục triệu. Quan niệm của họ là đời người đám cưới chỉ 1 lần, nên chụp nhiều làm kỷ niệm.
Còn theo cô, chụp album cưới cầu kỳ tốn kém. Sau đám cưới nhét vào trong góc tủ đâu có ai coi nữa. Nhiều người sau khi có con, còn đem. những quyển album cưới ra cho con cái chơi nữa. Thật là hoang phí.
Bản thân cô và chồng cô chỉ chụp đúng 1 bộ album cưới. Cô chọn chụp trong Studio để có mức giá mềm hơn so với chụp ngoại cảnh hay phim trường. Sau đó, cô chọn đúng 1 tấm mà 2 vợ chồng ưng ý nhất để phóng to ra thành tấm ảnh lớn treo trong phòng.
Chụp ảnh và quay phim trong lễ cưới và tiệc cưới
Cô không thuê người chụp ảnh và cả người quay phim. 2 khoản này giúp cô tiết kiệm gần 5 triệu đồng. Thay vào đó, với chiếc máy ảnh kỹ thuật số và máy quay phim của nhà mình. Cô nhờ người thân và bạn bè phụ trách việc chụp ảnh và quay phim trong lễ cưới và trong tiệc cưới.
Sau ngày cưới, chép tất cả hình ảnh vào ổ cứng máy tính và xem lại. Tấm nào đẹp thì rửa ra, tấm nào không đạt thì xóa đi.
Còn video cưới thì cô nhờ chồng cô biên tập lại, sắp xếp thứ tự để trở thành 1 video cưới hoàn chỉnh.
Đối với áo cưới
Cô có những cách làm giảm chi phí cho váy cưới thật đáng nể. Thay vì đi thuê, đi mua hoặc thậm chí may váy cưới tốn nhiều tiền. Cách làm của cô có thể giảm đến mấy triệu bạc cho khoản trang phục cưới.
Trước ngày cưới 3 tháng, cô lên mạng tìm trên các trang rao vặt, diễn đàn mua bán những bộ váy cưới thanh lý. Cuối cùng cũng tìm được 1 bộ vừa ý với giá chưa đến 1 triệu đồng.
Đây là chiếc váy cưới thanh lý của 1 cô dâu đặt may. Cô dâu này may và mua 1 lúc 3 bộ váy cưới. Cả 3 bộ, họ đều chỉ mặc qua 1 lần trong ngày cưới và quyết định bán thanh lý lại 2 bộ, vì để chật nhà chật cửa.
Váy cưới vẫn trắng sáng, may bằng chất liệu tốt, có gắn thanh hạt long lạnh, tuy nhiên kích thước không thật sự vừa vặn. Vì thế chỉ tốn thêm 1 khoảng chi phí để sửa váy cho vừa với số đo của cơ thể cô là ổn.
Thiệp cưới và xe hoa
Để tránh tình trạng gửi thiệp mời cho khách dự tiệc cưới nhưng khách không đi. 2 vợ chồng cô thống nhất chọn lọc thật kỹ lưỡng danh sách khách mời. Chỉ mời những người thật sự thân thiết với 2 gia đình chứ không rải thiệp như phát tờ rơi.
>>> Xem thêm: Cách lên danh sách khách mời dự tiệc cưới
Thay vì đi thuê xe hoa, cô ưu tiên chọn loại xe hoa phổ thông. Trang trí xe hoa bằng hoa vải thay vì hoa tươi để tiết kiệm tiền.
Xe chở khách trong ngày rước dâu, cô tính toán hỏi xem bạn bè người thân có ai có ô tô đến dự thì nhờ chở thêm gia đình 2 họ. Trong trường hợp thiếu cô mới thuê thêm xe 12 chỗ để chở thêm khách rước dâu.
Nghi lễ cưới hỏi
Thủ tục và nghi lễ cưới hỏi được 2 vợ chồng cô giản lược tối đa. Ngày ăn hỏi, bố mẹ chồng qua nhà cô dâu thưa chuyện cưới xin cùng với mâm trầu cau là đủ. Tất cả những chi phí phát sinh từ ăn uống, lễ vật, bánh trái … đều được cho qua để đỡ tốn chi phí.
Bố mẹ cô cho rằng đám cưới thì phải quá mâm quả bánh trái, chè rượu … , nếu không thì thiệt thòi cho con gái của bố mẹ quá.
Cô phản biện lại rằng” “Các loại bánh trái trong tráp mâm quả nhà trai mang qua, nhà gái đâu có dùng hết. Đa số đều chia ra nhiều phần và mang tặng họ hàng. Vả lại các loại bánh cốm, bánh phu thê cũng hiếm người thích ăn. Tặng người ta nhiều khi cũng không ai ăn, rốt cuộc bỏ đi rất lãng phí.
Số tiền mua tráp bánh trái thì có thể để dành lại làm vốn cho 2 vợ chồng sau này làm ăn thì hợp lý hơn.
Cái kết mỹ mãn của một đám cưới tiết kiệm tối đa
Để có một đám cưới tiết kiệm tối đa, đòi hỏi cô dâu và chú rể phải lập ra một kế hoạch tiết kiệm cụ thể. Từng khoản chi phí được liệt kê ra, rồi sao đó nghĩ ra các giải pháp để giảm thiểu được các chi phí đó.
Những khoản nào cảm thấy không cần thiết, 2 vợ chồng mạnh dạng bàn bạc với gia đình để cắt bỏ nhằm tiết kiệm được chi phí.
>>> Xem thêm: Đám cưới cần phải có bao nhiêu tiền?
Theo chia sẻ của cô dâu, nhân vật chính trong câu chuyện này, sau đám cưới 2 vợ chồng tính ra tiệt kiệm được hơn 30 triệu đồng. Nhưng vẫn đảm bảo đám cưới được tổ chức một cách vui vẻ, nhẹ nhàng và không hề có chút áp lực nào sao cưới.
Với số tiền tiết kiệm đó, 2 vợ chồng có thể sử dụng 1 phần cho chuyến trăng mật hoặc có thể lấy đó làm số vốn để gửi ngân hàng hoặc làm ăn sau khi cưới.
Cô dâu này kết luận thêm: “Có tiền dư ra sau đám cưới hoặc là bị mắc nợ sau khi cưới. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất trong đám cưới tiết kiệm và đám cưới hoành tráng”.
>>> Xem thêm: Mẹo tiết kiệm chi phí đám cưới không phải ai cũng biết
quá khó để có thể làm đám cưới tiết kiệm tối đa như chia sẻ của cô dâu trong bài viết
Nhiều khi tiết kiệm và keo kiệt quá cũng không tốt đâu nhé
Có bao nhiêu thì làm đám cưới bấy nhiêu, tuỳ khả năng của mình là được rồi. Tiết kiệm quá cũng không tốt
QUÊ: (Nhà trai)
dường tủ, nệm: 18tr
trang phục cưới (thuê): 2tr
xe dâu: 3 cái: 5tr
bỏ trầu: 10tr
cỗ bàn: 50*800k = 40tr
rạp: 8tr + trang trí linh tinh 1tr
chụp ảnh+ảnh: 10tr
đôi nhẫn cưới: 2 chỉ: 10tr
Mới nghĩ ra đk có vậy :)))