Người Hoa ở Sài Gòn có những phong tục cưới rất đặc sắc. Tuy nhiên. trong đám cưới người Hoa kiêng kỵ nhiều thứ. Cùng khám phá những điều kiêng kỵ này nhé.
Đám cưới người Hoa kiêng kỵ cô dâu và chú rể kỵ tuổi với nhau
Trước khi bàn chuyện trăm năm, gia đình hai bên sẽ lấy ngày sinh của cô dâu, chú rể để xem thử xem tuổi của họ hợp nhau hay xung khắc nhau. Thường thì họ sẽ tìm những thầy tướng số hay thầy bói để xem. Dựa vào tuổi của từng người và chiếu theo phong thủy quy luật tam hợp và ngũ hành xung thì thầy tướng số sẽ đưa ra những thông tin về việc tuổi của cô dâu và chú rể có hợp nhau hay không.
Nếu xảy ra tình trạng xung khắc hoặc kỵ tuổi nhau, những người lớn sẽ tìm cách nhờ thầy hóa giải trước khi tổ chức đám cưới cho con cháu của họ. Đối với những gia đình người Hoa có đầu óc bảo thủ thậm chí họ còn không cho lấy nhau luôn. Vì người Hoa tin rằng, việc vợ chồng kỵ tuổi nhau sẽ khiến cho gia đình mất hòa thuận và công việc làm ăn sẽ không thể phát đạt. Còn giả như tuổi hợp nhau thì hôn lễ sẽ được cử hành một cách thuận lợi.
Sau khi đã xem tuổi xong thì họ bắt đầu xem ngày cưới. Việc chọn ra ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ cũng quan trọng không kém việc xem tuổi. Họ cũng nhờ thầy bói, thầy phong thủy xem ngày. Các thầy này thường chọn ngày thông qua một quyển sách gọi là Sách Thông Thắng (通勝書). Quyển sách này có nguồn góc từ Trung Quốc và là sách chuyên dành cho việc xem ngày tốt để làm những việc trọng đại như cưới hỏi, khai trương, ma chay, động thổ, xây nhà ….
Đám cưới người Hoa kiêng kỵ đám rước dâu gặp phải đám rước dâu khác.
Người Hoa ở Sài Gòn rất xem trọng nghi thức và thời gian rước dâu. Họ thường phải tìm đến những thầy bói hoặc thầy phong thủy để xem ngày giờ lành để tổ chức lễ cưới và lễ rước dâu. Lễ rước dâu được người Hoa ở Sài Gòn tổ chức rất long trọng và cũng rất cẩn thận. Trước khi rước dâu, chú rể được cha cài hoa trên áo, còn mẹ thì trao tận tay bó hoa cầm tay để trao cho cô dâu. Trong lộ trình đi rước dâu, nếu không may gặp phải một đám rước dâu khác thì người Hoa cho rằng vận may sẽ bị giảm, vì vận may phải chia đều cho cả 2 đám rước dâu. Người Hoa gọi trường hợp này là Hỷ Xung Hỷ. Để hóa giải, điều này, một số người trao đổi hoa cưới cho nhau hoặc chọn đường khác đi để tránh đối mặt với đám rước dâu khác.
Đám cưới người Hoa kiêng kỵ kết hôn vào tháng 5 âm lịch
Tết Đoan Ngọ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch còn được gọi là Tết giữa năm. Nhiều người còn gọi Tết Đoan Ngọ là ngày tết diệt sâu bọ. Một số người đem những bó lá cây phơi khô cột ngay trước cửa để xua đuổi xâu bọ. Tết Đoan Ngọ đối với người Hoa là một ngày lễ lớn. Vào ngày này, người ta gói bánh Bá Trạng tặng cho bà con, bạn bè hoặc các đối tác làm ăn. Vậy lý do gì mà người Hoa lại kiêng kỵ cưới vào tháng 5 âm lịch, tháng của Tết Đoan Ngọ?
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về Tết Đoan Ngọ
Người Hoa ở Sài Gòn cho rằng Tết Đoan Ngọ là Tết giữa năm. Tháng 5 âm lịch là tháng giữa năm, nghĩa là tháng chia 1 năm ra là đôi. Điều này mang ý nghĩa chia ly, chia cắt không phù hợp với đám cưới. Nếu tổ chức đám cưới và tháng 5 âm lịch thì cô dâu và chú rể có nhiều khả năng sẽ bị chia ly hoặc ly biệt. Họ không thể ở với nhau trong suốt cuộc đời. Vì vậy, người Hoa kiêng kỵ đám cưới vào tháng 5 âm lịch
Đám cưới người Hoa kiêng kỵ dùng trái lê làm quà cưới hoặc món tráng miệng trong tiệc cưới
Trái lê hay một số nơi còn gọi là xá lỵ là loại trái cây ăn rất ngọt và mát. Trái này thường được trồng ở vùng ôn đới có khí hậu mát mẻ. Ở Việt Nam, lê là loại trái cây thuộc loại cao cấp và mắc tiền. Nó thường được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nam Phi, Úc, New Zealand … các nước có khí hậu ôn đới thích hợp trồng lê. Tuy vậy, người Hoa cực kỳ kỵ dùng trái lê để làm quà cưới hoặc làm trái cây tráng miệng trong tiệc cưới.
Nguyên nhân xuất phát từ phát âm của từ lê trong tiếng Hoa. Trong tiếng Hoa, người ta gọi trái lê là quả Tuyết Ly. Chữ Ly trong Tuyết Ly mang ý nghĩa chia ly, ly biệt. Nó không phù hợp và mang ý nghĩa không hay đối với hôn lễ. Vì thế, trong đám cưới, người Hoa không bao giờ dùng lê để làm quà, để trưng hay là để đãi tiệc cả.
Không thực hiện phong tục chải đầu trước khi xuất giá
Chải đầu cho cô dâu trước khi xuất giá là một phong tục truyền thống lâu đời của người Hoa ở Sài Gòn. Chải đầu trước ngày cưới được xem như là một bước ngoặc mới trong đời của các cô gái người Hoa. Sau khi hoàn thành nghi thức chải đầu xem như cô gái đó đã nhận được những ước nguyện và mong muốn tốt đẹp của cha mẹ.
Khác với kiểu chải đầu cho gọn gàng mái tóc hay gỡ tóc rối bình thường, chải đầu xuất giá của người Hoa được chải 3 lần. Mỗi 1 lần chải đầu mang 1 ý nghĩa khác nhau.
– Lần chải đầu
tiên được gọi là: “Một chải chải đến đuôi” mang ý nghĩa có đầu có đuôi, thuận lợi
mọi chuyện
– Lần chải thứ hai được gọi là:
“Hai
chải răng long đầu bạc” mang ý nghĩa cô dâu và chú rể sau khi kết hôn sẽ
bên nhau dài lâu cho đến khi già.
– Lần chải thứ ba được gọi là: “Ba chải
con cháu đầy đàn” mang ý nghĩa mong muốn cô dâu và chú rể sẽ sớm có con
cái và có càng nhiều con thì càng tốt
Nếu không thực hiện nghi thức chải đầu trước ngày xuất giá, cô dâu xem như không nhận được những lời chúc phúc vô cùng yêu thương của cha mẹ và người nhà. Chính vì thế mà người Hoa kiêng kỵ đám cưới không thực hiện phong tục chải đầu trước khi xuất giá.
>>> Xem thêm: Phong tục cưới hỏi độc đáo của người Hoa ở Sài Gòn
>>> Xem thêm: Bánh cưới người Hoa gồm những loại bánh nào?
Đám cưới mà Sao kiêng kỵ nhiều thứ quá vậy
Mấy điều kiêng kỵ này cho thấy cả người Việt mình và người Hoa đều mê tín, kiêng kỵ lung tung
Tui thấy đám cưới kiêng nhất là trời mưa. Đám cưới mà thấy trời mưa là thấy oải chè đậu rồi. Rước dâu thì lo ướt quần ướt áo, đến lúc lên nhà hàng thì sợ khách ngại mưa gió không dự