Lễ xin dâu là một nghi thức nhỏ trước nghi thức rước dâu trong đám cưới Việt. Nó thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái
Lễ xin dâu là gì?
Lễ xin dâu là một nghi thức nhỏ trước nghi thức rước dâu trong phong tục đám cưới truyền thống của người Việt Nam chúng ta.
Lễ này có nguồn góc từ thời xa xưa của ông bà ta. Nó thể hiện sự tôn trọng của gia đình nhà trai đối với gia đình nhà gái, khi xin phép được rước người con gái của nhà gái về làm dâu gia đình bên mình.
Lễ xin dâu được thực hiện như thế nào?
Lễ này rất đơn giản. Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, những người này thường là bà bác hoặc bà cô, bà dì của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến nhà gái để tiến hành xin dâu. Nhà trai cần phải báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến để nhà gái chuẩn bị đón tiếp.
Ý nghĩa của lễ xin dâu
Mặc dù đây được xem là một nghi lễ nhỏ trong rất nhiều nghi lễ đám cưới khác, tuy nhiên nó lại mang một ý nghĩa rất quan trọng. Nghi lễ này như là một lời xin phép sau cùng của bên nhà trai, để đưa người con gái quý báo của nhà gái rời xa gia đình gái để sống bên gia đình nhà trai.
Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay. Mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đón dâu, nhưng để phòng mọi bất trắc, nên mới định ra lễ này. Lễ này biểu hiện cho sự cẩn trọng trong hôn lễ.
Thời gian này chú rể và cha mẹ của chú rể rất bận rộn không thể sang nhà gái, nên nhờ người đại diện sang báo trước việc đoàn nhà trai đang chuẩn bị qua xin dâu.
Để trong trường hợp do thời tiết hoặc do trở ngại về giao thông, gần qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu vẫn chưa đến, nhà gái biết để chủ động làm lễ gia tiên hoặc phái người sang nhà trai thăm dò.
Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thỏa thuận với nhau để giảm lễ này, hoặc nhập lễ này và lễ đón dâu làm một cũng được.
Cách nhập lễ xin dâu và lễ đón dâu
Cách nhập lễ này và lễ đón dâu được tiến hành như sau. Nhà trai sẽ cử ra một đại diện, người đại diện này thông thường là một người lớn tuổi và là bậc ông bà hoặc cha chú trong gia đình.
Người đại diện này sẽ dẫn đầu đoàn rước dâu, đi đến bên nhà gái, khi gần đền nơi thì đoàn sẽ dừng lại, chỉnh đốn quần áo và lễ vật. Người đại diện sẽ dẫn theo đoàn bê tráp mang theo các lễ vật đi vào nhà của bên nhà gái trước.
Các lễ vật cần chuẩn bị trong lễ sinh dâu
Tùy theo điều kiện tài chính và phong tục tập quán cưới hỏi cùng từng vùng miền trên đất nước Việt Nam mà các lễ vật và tráp cưới hỏi có thể khác nhau.
Nhưng có một số lễ vật không thể thiếu trong bất kỳ lễ cưới nào từ Bắc đến Nam. Đó là trầu cau. Sở dĩ như vậy vì trầu cau là đại diện cho lòng chung thủy sắc son của những đôi vợ chồng. Nó là vật mang ý nghĩa trong lễ cưới được truyền từ đời này sang đời khác.
Ngoài ra trong sính lễ cưới còn có thêm bánh và trái cây, bánh không thể thiếu trong đám cưới chính là bánh Phu Thê hay còn gọi là bánh Su Sê và còn nhiều loại bánh khác nhau nữa. Đối với miền Bắc là các loại bánh cốm, còn miền Nam là bánh pía.
>>> Bánh phu thê là gì? Cách xếp bánh phu thê lên tráp cưới
Trà và rượu cũng là những lễ vật phổ biến của nhà trai mang sang nhà gái.
Ngoài ra nhiều người còn có thêm heo quay, xôi gà, bánh kem và các trái cây để làm sính lễ mang sang nhà gái nữa
>>> Xem danh sách các lễ vật và sinh lễ cưới truyền thống của đám cưới Việt Nam
Sau khi chào hỏi bên nhà gái, người đại diện sẽ trao lễ vật cho dàn bê tráp bên nhà gái. Lễ vật sau đó được chia ra và đặt lên bàn thờ. Sau đó họ sẽ thắp hương lên bàn thờ nhà gái trước khi trở ra và dẫn đoàn nhà trai chính thức vào làm lễ đón dâu.
Lễ này được thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Sau khi 2 nhà gặp và chào nhau, bên nhà gái sẽ chủ động xin miễn lễ và đại diện bên nhà gái sẽ mời bên nhà trai vào nhà và chính thức tiến hành lễ rước dâu sau đó
>>> Xem thêm: Lễ Tơ Hồng là gì?
>>> Xem thêm: Lễ ăn hỏi trong đám cưới Việt
Đám cưới đúng là không thể tùy tiện, không thể qua loa, tuy nhiên hiện nay, những nghi lễ cưới đơn giản được bước nào hay bước đó.
Quan sát những đám cưới vào năm 2020 của nhiều bạn trẻ thì nhận ra đa số đều tổ chức đơn giản hóa nhưng lại rất hiện đại và sang trọng. Trước khi cưới cha mẹ của chú rể đến nhà cô dâu đặt vấn đề cưới vợ cho con mình. Sau đó họ cùng chọn ra ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới cho con.
Lễ hỏi và lễ cưới được thực hiện gộp chung 1 ngày. Buổi sáng rước dâu, đoàn nhà trai cùng với dàn bê tráp đem lễ vật sang nhà gái và đại diện 2 nhà sẽ phát biểu. Sau đó cùng thắp hương lên bàn thờ gia tiên rồi tiến hành lễ rước dạu luôn
Chuyện cầu hôn cũng có nhiều chuyện phải nói. Có nhiều cô gái thích chàng trai của mình phải cầu hôn mình thật đặc biệt. Cầu hôi phải nghiêm túc chút, nhưng cũng phải bất ngờ một chút, phải cho người ấy một chút hy vọng, cũng như một chút thất vọng. Một chút lãng mạn cũng như một chút lãng nhách. Và cuối cùng là lời cầu hôn chính thức. Và nàng nhận lời, chấp nhận đeo nhẫn