Nhẫn cưới là vật không thể thiếu trong bất kỳ một đám cưới nào trên toàn thế giới. Hãy cùng nhau khám phá ý nghĩa và nguồn góc của nhẫn cưới nhé.
Nguồn góc của nhẫn cưới có từ đâu?
Nhẫn cưới được mọi người xem như một vật đính ước của cô dâu và chú rể khi cả 2 về chung 1 nhà. Nó là một trong những món trang sức không thể thiếu trong bất kỳ lễ cưới nào. Chính vì thế người ta hay người ra hay chọn những cặp nhẫn vàng sang trọng và đắt tiền để làm nhẫn cưới.
Hiện nay không ai biết và dám xác định một cách chính xác nhẫn cưới có từ thời gian nào. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu thì nó đã có từ 4800 năm trước đây. Có 2 giả thuyết về nguồn góc xuất hiện của chiếc nhẫn cưới.
Nguồn góc của nhẫn cưới từ Hy Lạp cổ xưa
Một số tư liệu cho rằng nhẫn cưới có nguồn góc từ đất nước Hy Lạp cổ xưa. Các chàng trai thời xưa của đất nước Hy Lạp dùng chiếc nhẫn cưới để làm vật đính ước với các cô gái. Khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng có nghĩa là cô gái đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp và không còn tự do yêu đương những người khác nữa.
Nguồn góc của nhẫn cưới từ nước Ai Cập cổ đại
Lại có một số thông tin cho rằng nguồn góc chiếc nhẫn cưới lại xuất phát từ đất nước của những Kim Tự Tháp – Ai Cập. Những người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên. Một vòng tròn không có điểm chấm dứt là minh chứng cho tình yêu bất diệt.
>>> Xem thêm: Hoa cưới nên chọn hoa tươi hay hoa vải
Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới
Thời xưa, nhẫn được các chàng trai làm ra bằng các vật liệu đơn giản như cây gai, rể cây, các loại lá hay cành cây khô … để thu hút sự chú ý của những cô gái. Họ sẽ tặng nhẫn cho các cô gái đồng ý làm vợ của họ, từ đó nhẫn được xem như một vật tượng trưng cho hoa đã có chủ của các cô gái.
Một người đã đeo nhẫn cưới thì người ta sẽ mặc định cho rằng: Họ đã lập gia đình. Nhẫn cưới như một vật để bảo vệ hạnh phúc gia đình của bạn. Một người đã có gia đình không thể tự do để kết đôi thêm với đối tượng khác phái khác . Ngược lại, một cô gái hay chàng trai khác sẽ hạn chế tiếp xúc với người lập gia đình. Đó cũng là một trong những ý nghĩa của nhẫn cưới
Bên cạnh ý nghĩa của nhẫn cưới theo quan niệm dân gian thì Phật giáo cũng rất coi trọng giá trị của nhẫn cưới trong hạnh phúc hôn nhân
Ngày nay, nhẫn cưới đã trở nên phổ biến ở trên toàn cầu. Cùng đeo nhẫn cưới cho nhau đã trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong bất kỳ một đám cưới nào.
Nhẫn cưới được đeo ở ngón nào?
Ở Việt Nam cũng như trên ở trên nhiều nước trên thế giới, người ta thường đeo nhẫn cưới là hải đeo ở ngón áp út bàn tay trái, xuất phát từ tập tục và quan niệm từ xa xưa. Nhưng ở một số nơi họ lại có quan niệm khác như:
- Ở Châu Âu họ cho rằng ngón tay giữa của bàn tay trái có mạch máu chạy thẳng đến tim đồng nghĩa “mạch máu tình yêu”, nên nhẫn cưới thường được đeo ở ngón này.
- Người Trung Quốc thì quan niệm rằng, các ngón tay được phân chia thứ tự người trong gia đình trên bàn tay. Ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ là anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út là bạn đời và ngón út là con cái.
Nhưng cho dù chiếc nhẫn cưới được đeo ở ngón nào thì chắc hẳn chúng ta nó vẫn không bao giờ thay đổi ý nghĩa mà mỗi người đeo chiếc nhẫn cưới trên tay . Cũng giống như câu “một ngày là vợ chồng thì cả đời là vợ chồng”.
>>> Xem thêm: Váy cưới công chúa là gì? Truyền thuyết nguồn góc của chiếc váy cưới công chúa
>>> Xem thêm: Đừng ký hợp đồng chụp hình cưới nếu chưa biết những điều này.
Nhẫn cưới hồi xưa được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như rễ cây, hoa cỏ, gỗ … giờ nó bị mấy Cty vàng bạc ảnh hưởng nên nhẫn cưới bắt buộc phải làm bằng vàng, không thì người ta lại nói này nói kia
Thôi đi ông, nhẫn cưới làm bằng vàng là hợp lý rồi, bền đẹp. Làm bằng cỏ hay rể được 1 năm là hỏng nhé
Làm bẳn vàng mới làm của được, kẹt tiền có thể đem cầm hoặc bán, làm bằng cỏ có ma nó mới thèm đeo
Ông hay ông tặng vợ nhẫn cỏ thử xem thế nào