Của hồi môn là gì? Nguồn góc tục lệ của hồi môn.

Tục lệ tặng của hồi môn cho con gái khi lấy chồng là tục lệ đã có từ rất lâu tại nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. Vậy của hồi môn là gì thế?

Của hồi môn là gì?

Của hồi môn là khái niệm chỉ tài sản mà người con gái mang sang nhà chồng khi kết hôn. Tài sản này được gia đình nhà gái tặng cho con gái của họ, khi người con gái này lấy chồng. Tài sản của hồi môn có thể bao gồm tiền, vàng, bạc, nữ trang cho đến các vật dụng gia đình quần áo … thậm chí có thể là nhà cửa, đất đai nữa.

Nguồn gốc về tục lệ tặng tài sản hồi môn

Tục lệ mang theo của hồi môn khi xuất giá về nhà chồng ở Việt Nam xuất phát bởi sự ảnh hưởng của phong tục tập quán cưới hỏi của Trung Quốc thời xưa. Theo một số tài liệu thì tục lệ của hồi môn xuất phát từ thời Xuân Thu Chiến Quốc và lưu truyền đến các triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc. Vào thời kỳ Bắc Thuộc thì tục lệ này cũng được lưu truyền đến xã hội phong kiến của Việt Nam cho đến hiện nay.

Quan niệm về của hồi môn

Người thời xưa có quan niệm rằng con gái khi gả về nhà chồng thì phải mang theo một số tiền vàng, trang sức làm của hồi môn. Số tài sản mang theo này nhiều hay ít tùy thuộc vào tài chính của bên nhà gái. Một người con gái được gả đi khi có của hồi môn thì mới không bị bên nhà chồng xem thường. Chính vì vậy, bố mẹ người con gái đã để dành tiền bạc để làm của hồi môn cho bé gái khi bé còn nhỏ để khi lớn lên có số của hồi môn kha khá.

Bố mẹ trao của hồi môn cho con gái
Bố mẹ trao của hồi môn cho con gái

Thời nay, quan niệm về của hồi môn đã trở nên hoàn toàn khác với hồi xưa. Đám cưới thời nay, cha mẹ nhà trai lẫn nhà gái đều tặng các loại vàng, trang sức cưới cho cô dâu trong lễ cưới. Các loại trang sức này được xem như là quà cưới cho cô dâu nhiều hơn là được xem là của hồi môn.

Vì sao có phong tục tặng của hồi môn

Gia đình, bố mẹ của cô dâu cho tặng tài sản, của hồi môn cho cô dâu bởi một trong những lý do sau đây:

      – Nhà gái muốn chứng minh cho nhà trai thấy bên gia đình nhà gái cũng có khả năng tài chính, kinh tế. Từ đó tạo được sự nể trọng của nhà trai đối với con gái cũng như gia đình bên nhà gái.
      – Nhà gái muốn cô dâu có được một số tài sản để có thể tạo lập cuộc sống gia đình riêng cho mình sau khi kết hôn.      –

Của hồi môn là tài sản chung hay riêng

Theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam ngày nay thì tài sản, tiền bạc được tạo ra sau khi kết hôn đều được xem là tài sản chung của hai vợ chồng. Nói dễ hiểu hơn thì tất cả thu nhập của hai vợ chồng có được sau đám cưới được luật quy định là tài sản chung của hai vợ chồng. Dù thu nhập của người chồng hoặc người vợ nhiều hơn hay ít hơn thì các tài sản có được trong hôn nhân mặc nhiên được thừa nhận là tài sản chung chứ không phải là của riêng người vợ hay người chồng.

Luật cũng có quy định về tài sản riêng của vợ chồng trong hôn nhân. Trong đó, tài sản riêng của vợ hoặc của chồng chính là tài sản của người đó có được trước khi kết hôn hoặc là tài sản được thừa kế, được tặng riêng cho người đó.

Với các quy định luật như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, nếu tài sản hồi môn là tiền bạc, nữ trang được tặng trước khi đăng ký kết hôn thì đó là tài sản riêng của người vợ. Lý do là tài sản này là tài sản của người vợ có được trước khi đăng ký kết hôn.

Nếu hai vợ chồng đăng ký kết hôn xong mới tổ chức đám cưới, trong đám cưới người vợ được cha mẹ cho tài sản hồi môn thì đó sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng. Lý do là tài sản này là tài sản hai vợ chồng có được sau khi đăng ký kết hôn.

Nên sử dụng tài sản hồi môn như thế nào?

Của hồi môn mà gia đình nhà gái cho con gái thường bao gồm tiền, vàng và nữ trang. Việc sử dụng của hồi môn như thế nào để hợp lý cũng khá quan trọng. Người vợ có thể trao đổi và bàn bạc với chồng về việc sử dụng của hồi môn hiệu quả vừa không phải gây ra những mâu thuẩn không đáng có vì nó.

Theo lời khuyên của một số chuyên gia thì đối với nữ trang, cô dâu nên giữ lại làm kỷ niệm. Nếu cuộc sống sau này có khó khăn thì nó có thể giúp cô dâu trang trải 1 phần những khó khăn đó. Còn nếu không thì sau này có thể tặng lại cho con cháu.

Đối với tiền và vàng thì có thể trích ra 1 phần để mua sắm các đồ dùng khi hai vợ chồng đã chính thức có một gia đình mới. Số còn lại có thể gửi tiết kiệm tại ngân hàng để có thể nhận lãi suất hàng tháng. Nếu hai vợ chồng cần vốn làm ăn thì cũng có thể xem xét dùng 1 phần của hồi môn để tạo dựng nguồn vốn.

Của hồi môn ở các nước

Tục lệ của hồi môn ở Ấn Độ

Sự biến chất trong tục lệ của hồi môn ở Ấn Độ thời xưa

Có thể nói Ấn Độ là một trong những quốc gia có phong tục của hồi môn phổ biến nhất thế giới. Tục lệ của hồi môn của Ấn Độ rất có thể xuất hiện từ luật thừa kế của người Hindu. Theo đó, luật này ưu tiên sự thừa kế cho con trai, con gái bị cắt quyền thừa kế. Vì lý do này, để tạo 1 phần tài sản cho con gái nên cha mẹ tặng một phần tài sản gọi là của hồi môn cho con gái trong ngày cưới như một sự bù đấp.

Trao của hồi môn trong lễ cưới tại Ấn Độ
Trao của hồi môn trong lễ cưới tại Ấn Độ

Thời đó, tục lệ này đã bị người dân Ấn Độ lợi dụng và biến nó thành một công cụ để nhà trai vòi vĩnh tiền nhà gái khi lấy vợ cho con trai mình. Những bà mẹ chồng và con rể xấu xa trong khi thách cưới đã yêu cầu nhà trai phải đáp ứng số lượng của hồi môn rất lớn. Thậm chí sau đám cưới, họ tiếp tục yêu cầu nhà gái phải trả thêm của hồi môn, nếu không cho thêm thì họ lôi vợ ra đánh đập.

Biết được người con gái của mình gả phải nhà chồng xấu xa, nhưng bên nhà gái lại không dám yêu cầu con mình bỏ chồng. Có nhiều lý do nhà gái không dám làm vậy:

   – Thứ nhất là sau khi nộp của hồi môn, nhà trai hầu như nắm hết số lượng tài sản này. Nếu mà ly dị thì nhà trai sẽ lấy hết coi như mất trắng một khoản tài sản khá lớn.
   – Thứ hai là nếu sau khi ly hôn, người con gái đó sẽ bị người đời khinh rẻ, coi thường. Người con gái đó khó mà đi thêm bước nữa. Nếu tìm được người ưng ý thì nhà gái cũng khó có thể lo nổi của hồi môn một lần nữa cho người con gái đó xuất giá.

Biết được lý do trên, nhà trai luôn biến của hồi môn thành 1 phần thu nhập to lớn cho gia đình mình, bằng cách bòn rút tài sản của bên nhà gái. Nếu nhà gái không đồng ý thì họ  sẵn sàng đuổi người con dâu ra khỏi cửa và cưới về 1 cô dâu khác để có thêm một khoản của hồi môn thứ 2.

Của hồi môn của Ấn Độ thời nay

Tuy nhiên, đã qua rồi cái thời người đàn ông Ấn Độ số 1, con gái Ấn Độ không đáng 1 xu. Trong đám cưới của người Ấn Độ hiện nay, của hồi môn rất ít, thậm chí không có cả của hồi môn cho nhà trai nữa. Lý do không có quà hồi môn không phải là do nhà trai Ấn Độ hết tham tiền mà không nhận đâu. Lý do chính là tỉ lệ nam nữ của Ấn Độ hiện đã có sự chênh lệch rất lớn. Theo đó, tỉ lệ nam cao hơn tỉ lệ nữ rất nhiều. Điều này làm cho các cô gái người Ấn Độ trở nên cực kỳ có “giá”. Để lấy được vợ, nhiều chàng trai Ấn Độ hiện nay sẵn sàng bỏ qua phần hồi môn để có thể cưới được vợ.

Sự phân hóa tỉ lệ nam nữ trong xã hội Ấn Độ hiện nay hoàn toàn đảo ngược lịch sử trong phong tục cưới hỏi và tục lệ của hồi môn tại Ấn Độ. Thời nay, những cô gái Ấn Độ chính là người được quyền kén chọn chồng và đưa ra điều kiện với bên nhà chồng nếu muốn rước họ về làm dâu. Vì vậy, những chàng trai Ấn Độ phải cạnh tranh nhau rất dữ dội để lấy được vợ nếu không muốn gia nhập vào bình đoàn “ế vợ” đang tồn tại trong cái xã hội ấy.

Tục lệ của hồi môn tại Trung Quốc

Nguồn góc tục lệ tặng tài sản hồi môn tại Trung Quốc

Tục lệ của hồi môn tại Trung Quốc đã có từ rất lâu. Theo một số tài liệu thì tục lệ trao tặng của hồi môn khi con gái đi lấy chồng tại Trung Quốc đã có từ thời Xuân Thu chiến quốc. Tức là khoảng từ năm 771 Trước Công Nguyên đến năm 476 Trước Công Nguyên. Thời Xuân Thu chiến quốc cũng chính là thời mà Tần Thủy Hoàng của nước Tần đánh bại 6 quốc gia còn lại thống nhất Trung Quốc.

Vào thời đó, chỉ có những gia đình quan lại, hoàng thân quốc thích lắm quyền nhiều của khi làm lễ xuất giá cho con gái mới có điều kiện cho tặng của hồi môn. Dần dần, tục lệ này lưu truyền đến dân gian và phổ biến rộng rãi trong xã hội phong kiến.

Khác hẳn với hồi môn trong xã hội Ấn Độ, hồi môn của người Trung Hoa được xem là tài sản riêng của cô dâu. Gia đình nhà chồng cũng rất rõ chuyện này nên không bao giờ can thiệp hay đụng vào số tài sản của hồi môn mà người con dâu mang về. Còn nếu như quá khó khăn, bất đắc dĩ phải dùng đến thì cũng phải được sự đồng ý của con dâu, nếu con dâu không đồng ý thì cũng không có quyền đụng đến. Luật phong kiến Trung Quốc cũng có quy định rằng nếu nhà chồng chiếm dụng của hồi môn của con dâu thì bị xem là một hành vi rất xấu xa, sẽ bị người đời chê cười, khinh thường.

Ngoài của hồi môn, các nhà sinh con gái cũng thường lấy một số loại rượu ngon, rót vào những hủ rượu và chôn dưới đất. Khi người con gái đó lớn lên và xuất giá, họ sẽ đào những hủ rượu đó lên trao tặng cho người con gái để dùng trong ngày kết hôn cùng với quà hồi môn. Những hủ rượu này được gọi là rượu “Nữ Nhi Hồng”.

Số của hồi môn của người con dâu được lưu giữ khá lâu, thậm chí đến lúc họ có con cháu hoặc qua đời. Nếu họ có con cái, người con dâu sẽ trao lại của hồi môn khi cưới của mình cho con cái của họ như phần tài sản thừa kế. Rất nhiều người phụ nữ Trung Hoa xưa rất yêu thương chồng con, họ dùng phần của hồi môn của mình để chăm sóc cho chồng, dưỡng dục cho con cái họ. Thậm chí một số nàng dâu còn giao phần tài sản đó cho chồng để họ có vốn gầy dựng sự nghiệp cho gia tộc mình.

Của hồi môn tại Trung Quốc hiện nay

Ngày nay, với sự phát triển của xã hội thì phong tục trao của hồi môn tại Trung Quốc vẫn còn tồn tại. Mặc dù vậy, nó đã có những sự thay đổi so với trước kia. Với sự phát triển thần tốc về kinh tế, Trung Quốc đã cho ra đời khá nhiều đại gia lắm tiền. Đối với các đại gia này, dịp đám cưới gả con cũng là dịp để họ khoe tiền, khoe của. Rất nhiều đám cưới con gái của các đại gia Trung Quốc ngày nay mang theo số lượng tiền vàng của hồi môn cực khủng. Như một đám cưới của một tiểu thư đại gia tại Chiết Giang – Trung Quốc mới đây, quà hồi môn của cô dâu có thể là cả gia tài. Theo đó, cô dâu mang theo của hồi môn bao gồm hai căn biệt thự, hai chiếc siêu xe, hàng chục cây vàng miếng và hơn 10 triệu nhân dân tệ tiền mặt. Số tiền này được cột thành từng cọc và gắn nơ đỏ và đặt ngay ngắn trên bàn.

của hồi môn trung quốc
Của hồi môn khủng của một lễ cưới của Trung Quốc

Những gia đình trung lưu hay kinh tế kém hơn thì cũng dành một bộ trang sức vàng cho con gái trong ngày xuất giá. Đây được xem là món quà cưới của cha mẹ cô dâu dành tặng con gái trong ngày xuất giá.

>>> Xem thêm: Lục lễ cưới hỏi của người Nam Bộ xưa

>>> Xem thêm: Phương pháp lập ngân sách cho đám cưới

, , , , , , , , , ,

4 bình luận trong “Của hồi môn là gì? Nguồn góc tục lệ của hồi môn.

    1. VN có tục lệ thách cưới của bên nhà gái đó, cái này lấy từ truyền thuyết thách cưới của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Vua nói muốn lấy công chúa đòi lễ vật gà chín cựa, ngựa chín hồng mao …. Khác gì nhà trai đòi của hồi môn bên nhà gái của dân Ấn đâu.

  1. Ở VN thì chỉ có nhà gái thách cưới nhà trai thôi, không có vụ của hồi môn đâu. Con gái giờ thực dụng lắm, con trai mà nghèo, không có tiền thì chịu ế vợ thôi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *