Ý tưởng chụp ảnh cưới tái hiện 100 năm đám cưới Việt đã đem đến cho người xem những cái trầm trồ khen ngợi xen lẫn phấn khích. Những tấm ảnh sinh động của họ như đưa người xem ngược dòng thời gian, trở về quá khứ.
Nhân vật chính trong bộ ảnh là ai?
Nhân vật chính trong bộ ảnh “100 năm đám cưới Việt Nam” đã khiến dân mạng trầm trồ chính là chú rể Phạm Thế Trưởng (28 tuổi, kinh doanh nhà hàng – khách sạn) và cô dâu Nguyễn Quỳnh Anh (25 tuổi, kinh doanh váy cưới).
Lễ cưới dấu ấn với các mốc lịch sử
Những mốc thời gian lịch sử được cặp đôi này tái hiện lại bao gồm: Giai đoạn trước năm 1945
Giai đoạn 1945 – 1954,
Giai đoạn 1954 – 1975,
Giai đoạn 1975 – 1986,
Giai đoạn 1986 – 2000,
Giai đoạn 2000 – 2010,
Giai đoạn 2010 – 2016
Năm 2017.
Bộ ảnh cưới bắt đầu với những thước ảnh đậm chất xưa, tái hiện đám cưới giai đoạn trước 1945. Những điều hoài cổ luôn là nguồn cảm hứng rất lớn với cô dâu. Cô ấy vẫn thường hay lật đi lật lại những tấm ảnh cưới của bố mẹ cuối những năm 80 thời kỳ đổi mới.
Xem ảnh mẹ đi làm phù dâu cho bạn còn… xinh hơn hôm được làm cô dâu, hỏi ra mới biết mẹ được bác diễn viên tuồng chèo gần nhà hoá trang cho. Rồi đám cưới của bà ngoại, chỉ được mặc cái áo nâu với chiếc váy đụp, về đến nhà chồng đông anh em quá, còn chẳng biết chồng mình là ai.
Càng lớn thì lại chuyển qua mê mẩn trước những bộ sưu tập váy cưới lộng lẫy, mơ ước về bữa tiệc cưới lung linh sắc màu với hoa tươi, ruy băng, rượu vang… cùng với bạn bè người thân của riêng mình.
Vốn ấp ủ làm một đám cưới hay ho thôi, chứ không nghĩ đến cả bộ ảnh cưới cũng phải hay ho, thậm chí mình còn không có ý định chụp ảnh cưới. Nhưng cả ekip (vốn là đối tác trong ngành) đều khẳng định là nên có. Thế là ra đời ý tưởng về việc tái hiện lại những nét văn hóa cưới xưa kia kết hợp cùng những nét hiện đại của đám cưới ngày nay, tạo ra một bộ ảnh cưới mà ông bà bố mẹ cảm thấy thân thuộc, còn những người trẻ như mình cũng cảm thấy hứng thú.
Giai đoạn 1945 – 1954 với những nét đặc trưng được thể hiện rất rõ qua từng thước ảnh.
Theo lời kể của Quỳnh Anh, ekip 20 bạn trẻ đã có 3 tuần để họp bàn với nhau cho ra concept chính xác của từng giai đoạn nhằm tái hiện những đặc trưng về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến phong tục tập quán và hình thái tổ chức đám cưới của người Việt qua 100 năm.
“Đây cũng là một dịp để mình tìm hiểu lại lịch sử Việt Nam và thấy hay ho hơn rất nhiều so với môn lịch sử khô khan trước kia học.
Các bên tham gia lần này với mình đều làm trong ngành cưới nên có vốn hiểu biết tương đối về đám cưới Việt Nam. Mình có một cửa hàng váy cưới nên chủ động nghiên cứu và chuẩn bị toàn bộ trang phục.
Sau khi lên xong từng concept thì mọi người trong ekip lại hối hả đi mượn đồ, từ cái xe cub ngày xưa, áo sơ mi hai lúa, cho đến cắt dán phông bạt đám cưới…
Ý tưởng lên sóng chỉ còn cách ngày chụp có 3 tuần nên phải miệt mài gấp gáp may cho đủ mấy bộ váy cưới cho từng thời kỳ, cứ tưởng tháng này bớt khách bớt bận rồi thế mà thành ra còn bận hơn cả mùa cưới”
Giai đoạn 1954 – 1975 với nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước.
Trang phục thì Quỳnh Anh sử dụng một số áo dài sẵn có ở cửa hàng, còn váy cưới thì phải may toàn bộ. Thậm chí có một chiếc váy cưới giai đoạn 2000 – 2010, Quỳnh Anh phải lặn lội về một studio ở quê để thuê.
ay việc phải chuẩn bị từ hoa tươi, đạo cụ để lên được layout ảnh cực chất, cái nào không có lại ngồi hì hụi tự làm cắt chữ, dán hình lên phông bạt, sau còn phải vào vai quần chúng diễn hình trong ảnh cho sinh động.
Trang phục, đạo cụ của đám cưới giai đoạn 1975 – 1986 hoàn toàn thuyết phục người xem
Thông qua bộ ảnh khắc hoạ lại 100 năm đám cưới Việt Nam, người xem thấy được cảnh sắc, con người, xã hội Việt Nam đã thay đổi như thế nào. Nhưng rõ ràng là chuyện dựng vợ gả chồng ở thời buổi nào thì cũng là những giây phút hết sức hạnh phúc và ý nghĩa. Cảm giác vừa thân thuộc lại vừa mới lạ khi xem bộ ảnh thú vị và đầy ý nghĩa này.
Các mốc từ 1986- thời điểm tổ chức cưới
>>> Xem thêm: Sính lễ cưới trong đám cưới Việt
>>> Xem thêm: Bánh Phu Thê là gì?
Mình thật sự rất ấn tượng với bộ ảnh cưới này của các bạn
Album cưới này chất quá. Để thực hiện được bộ album cưới này chắc tốn không ít công sức
Trước năm 1945 phải kiếm cái nhà cổ cổ để chụp.
Đến giai đoạn 1975 lại phải đi kiếm chiếc xe máy thời xa xưa, chứ giờ này ngoài đường toàn xe tay ga với xe đời mới không.
Nhưng những tấm hình của giai đoạn hội nhập và phát triển không ấn tượng bằng những tấm hình trước, Nó đơn điệu, chỉ có bức phông màn xanh đậm phía sau làm nền
Không cần thiết chụp những bộ ảnh cưới như thế, nhìn vừa không vui vừa không đẹp
Hai bạn này còn trẻ sao lại chụp những bộ ảnh thời kỳ quá xưa? Nếu chụp theo phong cách vintage thì nó phải khác, nó sẽ cho ra bộ ảnh có tính nghệ thuật hơn nhiều