Tục chăng dây là một trong những phong tục cưới hỏi cổ truyền lâu đời của người Việt Nam thời xưa. Người ta chăng dây đỏ để đón mừng cô dâu chú rể.
Tục chăng dây là gì?
Theo phong tục cưới hỏi xưa của người Việt, khi nhà trai đến nhà gái để rước dâu, nhà gái sẽ bố trí vài đứa trẻ dễ thương, xinh xắn chăng dây trước cửa vào của nhà gái. Khi nhà trai đến, một trong những đứa trẻ sẽ chạy vào báo cho nhà gái biết. Nhà trai cũng chuẩn bị sẵn một ít bánh kẹo để phát cho những đứa trẻ này. Khi đã nhận bánh kẹo xong, bọn trẻ sẽ rút dây và mời nhà trai vào nhà gái.
Phong tục này cũng có sự khác biệt, tùy thuộc vào mỗi địa phương. Có những địa phương, người chăng dây không phải là những đứa trẻ của bên nhà gái mà là những người trong làng. Khi nhà trai đến rước dâu xong và đưa dâu về nhà chồng, những người trong làng bên nhà gái sẽ tổ chức lễ đón mừng hôn lễ. Họ chăng một giảy lụa đỏ ngang đường, có nơi còn đốt pháo nữa để chào mừng hôn lễ.
Để đáp lễ, đoàn đưa dâu của nhà trai sẽ chuẩn bị sẵn lễ vật và quà tiền để tặng cho những người chăng dây. Lễ vật thường là trầu cau hoặc một ít bánh trái được lấy từ sính lễ cưới của bên nhà trai.
Trong những đám cưới long trọng có nhiêu nhà bày hương án để đón đám đưa rể. Đối với những nhà bày hương án này, nhà trai cũng phải tặng một món tiền xứng đáng, vì thường khi đã có hương án là họ đốt pháo đề mừng tân lang
Biến tướng của tục chăng dây trong đám cưới của người Việt thời phong kiến.
Do mỗi khi có đám cưới, người trong làng của nhà gái đều chăng dây đỏ chúc mừng. Đoàn rước dâu đều phải đáp lễ những người chăng dây bằng quà và tiền. Lâu dần, một số người đã lợi dụng phong tục này để có thể vòi vĩnh nhiều tiền hơn, nhiều quà cáp hơn. Nếu nhà trai không đáp ứng thì họ sẽ không hạ dây xuống, không cho đi qua. Thậm chí làm khó làm dễ đoàn rước dâu và đưa dâu.
Vì những yêu sách của đám người chăng dây biến tướng này mà nhiều đám cưới là ngày vui của gia đình, ngày vui của làng trở thành những cuộc cãi vả, những cuộc cò kè bớt một thêm hai giữa đoàn đưa rước dâu và những người chăng dây. Thậm chí có khi xảy ra ẩu đả vì nguyên nhân thương lượng không thành công và đám người chăng dây không cho đoàn đưa rước dâu đi qua.
Triều đình ban hành luật lệ quản lý tục lệ chăng dây
Triều đình phong kiến Việt Nam khi đó cũng đã thấy được những bất cập của tục chăng dây, do đó triều đình quyết định ra luật lệ để quản lý tục này. Triều đình đã ban hành luật là cho phép làng xã thu tiền cheo trong các lễ cưới hỏi trong làng thay cho tục lệ chăng dây biến tướng, đòi hỏi quả cáp của những người trong làng.
Từ đó trở đi, các hôn lễ của người Việt trong thời phong kiến bắt đầu thực hiện theo luật của triều đình ban ra. Khi cưới các cô gái trong làng, gia đình nhà trai đều nộp cheo cho làng của nhà gái. Tiền cheo có thể là một khoản tiền mặt hoặc là hiện vật như gạch đá, thực phẩm… Người trưởng làng sẽ quản lý số tiền cheo đó, sử dụng nó để xây sửa đường xá trong làng hay tu bổ các đình chùa trong làng phục vụ lợi ích của dân làng.
Tục chăng dây và tục nộp cheo đến thời nay gần như đã không còn nữa. Rất ít nơi còn giữ lại những tục lệ này trong lễ cưới hỏi nữa.
>>> Xem thêm: Tục mai mối và tục nộp cheo trong đám cưới người Việt thời phong kiến
>>> Xem thêm: Lễ cưới miền Bắc gồm những lễ gì?
Chưa hề nghe qua tục này luôn
Tục này rất thịnh hành ở đồng bằng Bắc bộ cho đến khi giải phóng và cán bộ vận động bà con cưới xin tiết kiệm chỉ trà bánh tiệc ngọt nên tục bị mai một. Tôi cưới con năm 2022 tại Hanoi Hilton vẫn dùng tục này.
Mình cũng lần đâu tiên nghe được có tục lệ này trong đám cưới
Cái tục này hình như là của mấy người dân tộc thiểu số ở Việt Nam thì phải?
phong tục này hơi bị lạ, trước giờ chưa biết luôn
Tôi cưới con tại Khách sạn Hiton Hà nội năm 2022 vẫn dùng tục này. Các thanh thiếu niên chưa vợ chưa chồng chăng dây, cô dâu chú rẻ phát phon bao đỏ xong mới đón dâu đi được.
Đây là phong tục trong một lễ cưới cầu kỳ của các gia đình giàu có thời xưa.