Tảo hôn là một hủ tục gây hại nhiều cho xã hội. Nó không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới
Tảo hôn là gì?
Tảo hôn là việc tổ chức hôn lễ để lấy vợ, lấy chồng cho những đứa trẻ chưa trưởng thành hoặc chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Đây là một tập tục tồn tại lâu đời của người Việt Nam thời xưa.
Theo Ủy Ban Quyền Trẻ Em Quốc Tế định nghĩa thì Tảo Hôn là tập tục kết hôn trong đó ít nhất một bên chưa đủ 18 tuổi. Kết hôn trẻ em là hành vi kết hôn chính thức hoặc sống chung như vợ chồng khi chưa đủ 18 tuổi.
Tảo hôn không chỉ có tại xã hội Việt Nam thời xưa, mà nó còn có ở cả nhiều châu lục và quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Indonesia, … hoặc các châu lục như Châu Phi, Nam Mỹ và kể cả Châu Âu nữa.
Tảo hôn đồng tuổi
Trước kia, người ta dựng vợ gả chồng cho con rất sớm. Có những trường hợp khi đứa bé còn ở trong bụng của mẹ, chưa có sinh ra chào đời đã được hứa hôn. Do cha mẹ đã giao hẹn từ trước, những đứa trẻ khi lớn lên chẳng cần gặp gỡ hay quen biết những đối tượng khác nữa. Đến một độ tuổi nào đó, thường là lúc đó trẻ vẫn còn rất nhỏ, hôn lễ sẽ được hai bên cử hành. Lấy nhau như thế gọi là tảo hôn đồng tuổi
Tảo hôn đối với chú rể
Nhưng cũng có nhiều trường hợp chú rể mới 9 đến 10 tuổi mà cô dâu đã 17 hoặc 18 tuổi. Trường hợp này cũng được gọi là tảo hôn, nhưng chỉ đối với chú rể. Nguyên nhân của việc tảo hôn đối với chú rể là do nhà trai, hay là ba mẹ của chú rể rất giàu có. Họ cần người làm, mục đích để cưới vợ cho cho là để có con dâu làm đầy tớ cho nhà họ. Cũng có khi do cha mẹ cô gái nghèo khổ, họ gã con cho nhà giàu có để có được một khoản tiền thách cưới kha khá trang trải cuộc sống của họ. Những đám cưới chồng bé, vợ lớn thời xưa không phải là hiếm. Kiểu cưới vợ cho con như thế bị người đời chê cười, người làm dâu là người đau khổ nhất.
>>> Xem thêm: Tục chăng dây là gì?
Ảnh hưởng và tác hại của việc tảo hôn
Tảo hôn gây hại cho sức khỏe sinh sản, sự sinh trưởng, phát triển của những trẻ nhỏ. Ngoài ra, tục tảo hôn còn tước đoạt quyền con người và quyền lựa tự do lựa chọn bạn đời của các em. Hơn nữa, tảo hôn còn làm cho các em nhỏ bị thất học, nghèo đói.
Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ
Như mọi người đã biết người phụ nữ sinh đẻ tốt nhất ở độ tuổi từ 18 đến 30. Người mẹ sinh con ra ở độ tuổi này thì đứa con thường có sức đề kháng tốt, tỉ lệ khuyết tật ít, khả năng phát triển trí não cao. Tục lệ tảo hôn ép những bé trai hoặc bé gái lấy nhau ở độ tuổi chưa trưởng thành. Điều này gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng đến các em. Đặc biệt là các bé gái ở độ tuổi dưới 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao hơn rất nhiều so với phụ nữ trên 20 tuổi.
Những người mẹ dưới 19 tuổi sinh con ra, đứa con có nhiều khả năng nhẹ con hoặc chết non so với những đứa trẻ khác.
Nguyên nhân gây ra sự thất học và nghèo đói
Những đứa trẻ bị người lớn bắt buộc phải kết hôn sớm sẽ phải kết thúc việc học hành. Từ đó gây ra sự thất học, ngu dốt ở những đứa trẻ. Những đứa trẻ không được học hành tự tế sẽ không tiếp cận được nền giáo dục tiên tiến thay đổi từng ngày của xã hội, lớn lên không có tay nghề, nghề nghiệp đàng hoàn dẫn đến sự nghèo đói.
Gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội
Một xã hội phát triển là một xã hội có dân số là những con người khỏe mạnh và có tri thức. Tảo hôn tạo ra những con người suy giảm thể chức, không có trí tuệ, không có học vấn … thậm chí có thể sinh ra những đứa trẻ bị khuyết tật, tàn tật bẩm sinh. Điều này vô tình làm cho họ trở thành gánh nặng của xã hội. Do kết hôn quá sớm và không xuất phát từ tình yêu đôi lứa thật sự nên hôn nhân từ tảo hôn thường rơi vào tình trạng đổ vỡ.
Thực trạng tảo hôn của Việt Nam hiện nay
Hiện tại, thực trạng kết hôn trẻ em vẫn là một vấn đề nan giải đối với đất nước chúng ta. Theo khảo sát của UNICEF vào năm 2014 tại Việt Nam thì cứ 10 phụ nữ ở độ tuổi 20 đến 24 thì có 1 người kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng trước 19 tuổi. Cho đến nay, tỷ lệ này vẫn chưa giảm nhiều.
Tỷ lệ kế hôn trẻ em giữa các vùng miền của Việt Nam cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, các bé gái ở tất cả các vùng miền và trong tất cả các tầng lớp xã hội đều có nguy cơ trở thành cô dâu nhỏ tuổi. Tại Việt Nam, thực trạng tảo hôn xảy ra với nhiều hình thức khác nhau và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đề có thể đẩy lùi hủ tục tảo hôn lạc hậu này, chúng ta cần phải có nhiều biện pháp can thiệp sâu hơn nữa tại mỗi địa phương.
>>> Xem thêm: Báo cáo thực trạng tảo hôn tại Việt Nam của UNICEF
Tảo hôn hiện nay là vi phạm pháp luật Việt Nam
Theo quy định của pháp luật, tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống đều là những hành vi bị nghiêm cấm. Nếu người nào thực hiện thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật về hành chính hoặc nặng hơn có thể bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Về xử lý vi phạm hành chính, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của tòa án buộc chấm dứt quan hệ đó.Về hình sự, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Còn người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 1-5 năm.
>>> Xem thêm: Phong tục rước dâu của người Việt xưa
>>> Xem thêm: Cách chọn ngày cưới theo phương pháp khoa học