Các cặp đôi thường chuẩn bị rất chu đáo mọi việc cho đám cưới của mình. Tuy vậy, họ phải đối mặt với nhiều nổi lo lắng trong ngày cưới. Hãy cùng webdamcuoi tìm hiểu các nổi lo trong ngày cưới và cách vượt qua chúng.
Cô dâu lo lắng về nhan sắc của mình trong ngày cưới
Cô gái nào cũng muốn mình trở nên xinh đẹp và rạng rỡ nhất trong ngày cưới. Hình ảnh và nhan sắc của cô dâu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vóc dáng, tay nghề thợ trang điểm, thợ làm tóc, kiểu váy cưới và các phụ kiện khác của cô dâu nữa.
Rất nhiều các cô gái đã tỏ ra lo lắng, băn khoăn rất nhiều về hình ảnh của mình. Tuy nhiên, các nàng phải hiểu rằng “nhân vô thập toàn” nghĩa là con người không thể hoàn hảo 100%. Bạn có thể không đạt đến hoàn hảo 100%. Nhưng đối với chú rể , người chồng tương lai của bạn, bạn luôn là cô gái xinh đẹp nhất trong mắt họ.
Bạn hãy tự tin rằng với sự chuyên nghiệp của các chuyên viên trang điểm, làm tóc và những nhân viên tư vấn về trang phục cưới sẽ giúp bạn trở thành người rực rỡ nhất trong đám cưới của mình.
Ngoài ra, để có vóc dáng hoàn hảo cho ngày cưới, các nàng cũng nên lên kế hoạch tập luyện thể dục và giảm cân trước ngày cưới ít nhất 3 tháng. Với độ dài khoảng thời gian này, các nàng hoàn toàn có thể có được vóc dáng ưng ý trong ngày cưới.
Lo lắng thời tiết không thuận lợi cho ngày tổ chức đám cưới
Thời tiết là vấn đề bất khả kháng. Trong mùa khô vẫn có khi có những cơn mưa trái mùa. Còn trong mùa mưa vẫn có những ngày nắng nóng gay gắt.
Đám cưới gặp phải trời mưa thật là đáng lo. Vì nước mưa sẽ làm dơ váy cưới, làm trôi lớp trang điểm của cô dâu. Mọi người cũng sẽ khó di chuyển hơn khi mưa. Chụp ảnh và quay phim cũng khó khăn hơn. Nếu tiệc cưới tổ chức trong ngày mưa gió thì xác suất lượng khách mời đến dự tiệc cũng thấp hơn so với ngày không mưa
Còn nếu trời nắng nóng có lẻ ít đáng lo hơn trời mưa. Tuy vậy, thời tiết nắng nóng có thể làm mọi người mệt mỏi. Cô dâu chú rể thì đổ mồ hôi làm hỏng lớp trang điểm, phải liên tục dùng khăn giấy thấm mồ hôi và thấm dầu trên mặt.
Để giảm thiểu những lo lắng này, bạn có thể xem dự báo thời tiết trước ngày cưới khoảng 2 đến 3 ngày. Từ đó bạn có thể chuẩn bị trước những vật dụng cần thiết nếu trời đổ mưa đúng vào ngày đón dâu hoặc ngày đãi tiệc cửa mình
Sợ lên sân khấu
Cô dâu và chú rể chính là nhân vật chính trong buổi tiệc cưới chiêu đãi bà con, bạn bè, người thân … Chính vì là nhân vật chính nên họ sẽ xuất hiện trên sân khấu, trước ánh mắt của hàng trăm người đến dự tiệc.
Đối với những người đã đi làm, thường xuyên tiếp xúc và nói chuyện trước đám đông thì đây là điều bình thường, không có gì đáng nói.
Tuy nhiên cũng có không ít những đôi uyên ương làm những nghề nghiệp ít tiếp xúc và nói chuyện trước đám đông sẽ cảm thấy không quen và không được thoải mái khi đứng trên sân khấu của 1 sảnh tiệc nhà hàng rộng lớn.
Thực ra, 2 bạn cũng không cần quá lo lắng vì tất cả mọi chuyện trên sân khấu đều đã có MC đám cưới lo rồi. MC sẽ hướng dẫn 2 bạn những nghi thức rót rượu, cắt bánh, mời rượu cha mẹ … trên sân khấu. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của MC là ổn.
>>> Xem thêm: 10 cách để giảm stress trước ngày cưới
Về phần các khách bên dưới sân khấu, tất cả đều là những khách mời thân thuộc của 2 bạn. Họ đến với 1 mục đích duy nhất là chúc mừng cho ngày cưới của 2 bạn. Nó khác hẳn với những khán giả đi xem ca nhạc, nên nếu có chút trục trặc nào đó thì họ cũng không để tâm đâu.
Lo lắng về vấn đề tài chính cho đám cưới
Đám cưới cần phải chi tiêu rất nhiều tiền. Điều này là sự thật. Nếu bạn đang có kế hoạch làm đám cưới thì chắc chắn bạn phải dự trù một khoản tài chính đủ để thực hiện.
Một kế hoạch về ngân sách cưới được lập ra là cần thiết. Nó đòi hỏi phải liệt kê thật chi tiết các khoản chi phí mà bạn phải trả khi tổ chức đám cưới. Từ chụp hình cưới, thuê trang phục cưới, mua lễ vật cưới, xe hoa, trang trí nhà cửa …. cho đến chi phí tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng.
Thường thì chi phí dành cho tổ chức tiệc chiêu đãi tại nhà hàng là chi phí chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất. Nó thường chiếm khoảng 40 đến 60% chi phí dành cho đám cưới của bạn.
Để không phải ám ảnh “lỗ” tiền đám cưới, đòi hỏi bạn phải tính toán thật cẩn thận, đặc biệt trong khi đặc tiệc cưới.
>>> Xem thêm: Cách tiết kiệm chi phí cho đám cưới không phải ai cũng biết
Bạn nên lọc danh sách khách mời, chỉ mời những người thật sự cần thiết và có khả năng tham dự tiệc cưới cao. Mạnh dạn lượt bỏ những khách mà có thể không đi.
Đặt khoảng 90% đến 95% số chỗ ngồi cho khách mời dự tiệc. Vì nhà hàng lúc nào cũng có bàn dự bị nên nếu khách đi 100% hoặc thậm chí lên đến 110% thì bạn vẫn có thể mở thêm bàn dự bị cho khách ngồi.
Nên lưu ý là bàn dự bị tại các nhà hàng thường được tính là 10 bàn được dự bị 1 bàn và thức ăn của bàn dự bị sẽ khác đôi chút so với thức ăn của bàn chính thức.
Bằng cách này bạn sẽ vượt qua nổi lo lắng trước ngày cưới khi kiểm soát tốt hơn về chi phí bị đội lên khi đặt tiệc mà khách đến dự không ngồi kín bàn đã đặt.
Lo lắng cha mẹ và người thân không dự lễ cưới
Khi làm nghi lễ tại nhà hàng tiệc cưới ra mắt các quan khách đến dự tiệc, MC thường giới thiệu thành phần gia đình 2 bên gồm: cô dâu và chú rể. Cha mẹ của cô dâu và chú rể.
Nếu gia đình 2 bạn còn cha mẹ sống chung với nhau thì chuyện này không có gì lo lắng. Trong trường hợp cha mẹ đã ly dị nhau. Thậm chí nếu mỗi người đều có 1 gia đình riêng nữa, thì có thể họ không đồng ý đứng cạnh nhau. Trong trường hợp này bạn sẽ xử lý như thế nào?
Thật ra, cũng không phải lo lắng nhiều, có nhiều cách xử lý trong trường hợp này, mọi chuyện đều có thể giải quyết êm xuôi giúp bạn vượt qua nổi lo lắng trong ngày cưới.
Trường hợp thứ nhất: bạn nên trao đổi với cha mẹ bạn từ trước, xem ý kiến của họ như thế nào? Họ có đồng ý đứng ra làm chủ hôn cho bạn không? Nếu đồng ý thì xem ra mọi chuyện được giải quyết
Trường hợp thứ hai: Nếu sau khi trao đổi, một trong hai người không đồng ý. Trong trường hợp này, bạn sẽ trao đổi với MC là sẽ giới thiệu tên của cả cha và mẹ. Tuy nhiên, MC sẽ thông báo là do một lý do nào đó nên một trong 2 người không thể có mặt ở lễ cưới này để ra mắt quan khách, mong mọi người thông cảm bỏ qua
Trường hợp thứ ba: Nếu cả ba và mẹ của bạn đều không đồng ý đứng ra làm chủ hôn giúp bạn. Trường hợp này cũng có cách giải quyết, bạn không cần phải khó xử. Nếu bạn có chú bác, thì hãy nhờ chú bác đứng ra làm chủ hôn. Hoặc không nếu có anh/chị ruột hoặc thậm chí anh/chị bà con chú bác thì nhờ họ làm chủ hôn cũng được.
Cũng giống như trường hợp số 2, MC giới thiệu tên đầy đủ của cha mẹ, Và MC cũng nêu vì lý do nào đó họ không đến dự được vì thế chú/bác hoặc là anh/chị sẽ đại diện cho cha mẹ của cô dâu/chú rể làm chủ hôn cho tiệc cưới này.
Lo lắng đám cưới sẽ không hoàn hảo
Bất cứ cô dâu chú rể nào cũng muốn ngày cưới diễn ra thật hoàn hảo, đúng như ý nguyện của mình. Vì thế, họ tốn rất nhiều công sức để chuẩn bị cho đám cưới. Mặc dù vậy, việc hôn lễ diễn ra thuận bườm xuôi gió không phải lúc nào của xảy ra.
Ngoài yếu tố bên trong là sự chuẩn bị của 2 bạn. Hôn lễ và tiệc cưới của bạn bị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài mà bạn không thể kiểm soát. Có thể kể đến đó là yếu tố thời tiết, yếu tố về khách mời, yêu tố về các nhà cung cấp dịch vụ cưới ….
Việc chuẩn bị tâm lý để chấp nhận những bất ổn sẽ phát sinh trong tiệc cưới bất cứ lúc nào sẽ giúp bạn đỡ lo lắng hơn. Ngoại trừ yếu tố thời tiết, bất kỳ vấn đề nào cũng có thể giải quyết và thay thế.
Và điều cuối cùng bạn nên nhớ là khách mời dự tiệc cưới đến với mục đích chúc mừng lễ cưới của bạn là chính, họ sẽ dễ dàng bỏ qua các tiểu tiết nhỏ trong lễ cưới của bạn. Vì thế hãy quẳng gánh lo đi mà tận hưởng một đám cưới thật ngọt ngào bên người ấy của mình.
Chúc bạn có thể vượt qua các nổi lo lắng trong ngày cưới của mình.
>>> Xem thêm: Những điều nên làm và không nên làm trong ngày cưới
>>> Xem thêm: 9 bước tuyệt vời để tiết kiệm chi phí đám cưới
lo lắng quá làm gì, việc gì tới thì nó cũng tới thôi. Rồi cũng sẽ giải quyết được hết và đám cưới cũng sẽ được diễn ra một cách thuận lợi thôi mà
Vấn đề tài chính là cái đáng lo nhất. Không đủ tiền làm sao mà có cái đám cưới trọn vẹn được
Thời tiếc là do trời, có lo cũng không lo được
Có thể cưới trong tháng mùa khô để hạn chế được mưa gió, nhưng trúng cơn mưa trái mùa cũng phải chịu