Lễ lại mặt là gì? Ý nghĩa của lễ lại mặt.

Lễ lại mặt là một trong những nghi lễ được tổ chức sau đám cưới. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và thời gian diễn ra của nghi lễ này sau đây.

Lễ lại mặt là gì?

Lễ lại mặt là buổi lễ tổ chức sau đám cưới vài ngày. Cô dâu và chú rể sẽ đem lễ vật được bên nhà chồng chuẩn bị để về thăm và biếu cho cha mẹ vợ. Lễ này được gọi là lễ lại mặt. Lễ này chỉ được tổ chức sau đám cưới.

Lễ lại mặt diễn ra khi nào?

Theo tập quán cưới hỏi của người Việt Nam, sau khi cưới được 3 ngày thì hai vợ chồng phải đem lễ vật về nhà bố mẹ vợ để cúng gia tiên và thăm hỏi bố mẹ. Lễ này được gọi là lễ lại mặt hoặc là Tứ Hỷ.

Nếu vợ chồng đem sính lễ về nhà bố mẹ vợ ngay hôm sau ngày cưới thì tên lễ này cũng được gọi là lễ lại mặt hay Nhị Hỷ.

Ý nghĩa của lễ lại mặt?

Sau đám cưới, cô dâu sẽ chính thức làm dâu và sẽ sinh sống bên nhà chồng. Lễ lại mặt được tổ chức như là một cơ hội để cô dâu và chú rể tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ của nhà gái đã có công sinh và nuôi dạy cô dâu. Nó cũng là dịp để cô dâu về thăm cha mẹ của mình sau ngày lấy chồng. Trong dịp gặp mặt này, cha mẹ cô dâu cũng có lời dặn dò cô con gái: phải đối xử trọn vẹn bổn phận với chồng và gia đình nhà chồng vì từ nay cô dâu sẽ là người của nhà chồng.

Chính vì thế mà kho tàng ca dao của Việt Nam có câu:

Con gái là con người ta.
Con dâu mới thật mẹ cha mua về
.”

Ai tham gia lễ buổi lễ?

Cô dâu, chú rể và ba mẹ của cô dâu là những nhân vật chính trong buổi lễ lại mặt. Ngoài ra, những người sống chung nhà với cha mẹ cô dâu như anh chị em của cô dâu hoặc các cô chú cùng sống trong nhà cũng là những người có thể tham dự buổi lễ này.

Sau khi nhận lễ vật, gia đình cô dâu thường chuẩn bị một buổi cơm thân mật để cùng ăn chung với con gái và chàng rể của mình. Bữa cơm này chỉ có sự tham gia của những người sống trong gia đình chứ không có mời họ hàng, bà con của nhà gái, những người sống ở nơi khác.

Trang phục của vợ chồng khi tham gia lễ buổi lễ

Nếu trong đám cưới, vợ chồng sẽ diện những bộ đồ cưới thật sang trọng, thật lộng lẫy thì trang phục trong buổi lễ này chỉ cần đơn sơ, giản dị nhưng lịch sự là được.

Có những vợ chồng mới cưới sẽ mặc các bộ trang phục công sở khi về thăm cha mẹ vợ. Một số người thì mặc quần tây, áo sơ mi đối với nam, mặc váy hoặc đầm đối với nữ.

Chỉ có người nhà trong buổi lễ này nên vợ chồng nên tránh mặc những bộ trang phục rườm rà như áo dài, áo vest để cơ thể được thoải mái hơn.

Không nên mặc trang phục áo dài trong lễ lại mặt
Không nên mặc trang phục áo dài trong buổi lễ

Các sính lễ cần chuẩn bị trong lễ lại mặt

Trước đây, theo truyền thống khi cô dâu, chú rể về thăm cha mẹ vợ trong lễ lại mặt họ thường chuẩn bị các lễ vật như là xôi, chè, rượu và trầu cau. Lễ lại mặt không quy định cụ thể cần phải chuẩn bị những sính lễ bắt buộc nào như các nghi lễ cưới khác nên sính lễ trong buổi lễ này thường rất đơn giản.

Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế, hàng hóa rất đa dạng vì thế lễ vật trong buổi lễ ngày nay cũng khác rất nhiều so với trước kia. Tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của gia đình chú rể mà lễ vật trong buổi lễ có thể khác nhau. Đối với các gia đình bình thường có thể sử dụng các lễ vật như bánh tây, trái cây ngon, trà, rượu … trong lễ lại mặt là được, chứ không cần phải quá cầu kỳ.

Tráp rượu trà
Tráp rượu trà là những sính lễ thường thấy ở buổi lễ
trái cây ngũ quả
trái cây ngũ quả cũng là sính lễ phổ biến của buổi lễ

Nếu có kinh tế khá giả, có thể chọn các lễ vật đắt tiền như là tổ yến, bào ngư khô hay vi cá khô để tặng bố mẹ trong lễ lại mặt.

Các lễ vật này thường được do gia đình nhà trai lựa chọn, chuẩn bị và mua sắm cho cô dâu, chú rể để sau ngày cưới mang qua gia đình của cô dâu.

Lễ lại mặt ngày nay

Ngày nay có rất nhiều trường hợp do nhà trai và nhà gái quá xa nhau nên sau khi cưới, nhiều người đã bỏ qua nghi thức lại mặt. Thay vào đó, cô dâu và chú rể chỉ về thăm cha mẹ  vợ vào dịp tết nguyên đán của năm đó cùng với các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo.

Lễ lại mặt là một trong những phong tục cưới hỏi xa xưa của người Việt Nam. Vì thế, ngày nay, người ta không còn quá xem trọng lễ này. Nhiều địa phương thậm chí đã không còn thực hiện nghi lễ này nữa. Do cuộc sống bận rộn với công ăn việc làm, nên vợ chồng chỉ về thăm cha mẹ vợ khi đã sắp xếp được thời gian phù hợp hoặc là thăm trong những dịp lễ Tết/

Những điều cần chú ý trong lễ lại mặt

Để tỏ lòng tôn trọng và biết ơn đến cha mẹ của cô dâu, những người đã có công sinh ra và nuôi dưỡng cô dâu cho đến ngày hôm nay thì trong lễ lại mặt yêu cầu bắt buộc phải có mặt đầy đủ cả cô dâu và chú rể.

Lễ lại mặt bắt buộc phải có đủ cả cô dâu và chú rể
Lễ lại mặt bắt buộc phải có đủ cả cô dâu và chú rể

Cô dâu và chú rể thường mang sính lễ qua nhà cha mẹ cô dâu vào sáng sớm, tránh mang qua vào lúc chiều tối vì mang ý nghĩa không tốt.

Sính lễ trong buổi lễ không cần phải quá nhiều, quá mắc tiền mà nó tùy thuộc vào khả năng tài chính của nhà trai. Quan trọng nhất là phải thể hiện được tấm lòng của cô dâu và chú rể đối với cha mẹ vợ của mình.

>>> Xem thêm: Có nên chọn hình thức chụp hình cưới tại phim trường không?

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm thuê dịch vụ bưng quả đám cưới.

, , , , , , , ,

1 bình luận trong “Lễ lại mặt là gì? Ý nghĩa của lễ lại mặt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *