Phần lớn các gia đình tan vỡ do những thành viên không có khái niệm đúng đắn về nền tảng cơ bản của một cuộc hôn nhân hạnh phúc. 7 quan niệm sai lầm trong hôn nhân thường mắc phải sau đây của những người bắt đầu bước vào cuộc sống gia đình khiến cho số cặp vợ chồng ly hôn ngày càng cao.
Để cuộc sống gia đình êm ấm thì chỉ cần có tình yêu
Tình yêu đôi lứa là một thứ tình cảm thiêng liêng, rất đáng quý trọng. Tình yêu không phải là do ép buộc mà hình thành, mà nó là do sự tự nguyện của đôi bên.
Tình yêu sẽ mang đến những cảm xúc rất sâu sắc, rất có ý nghĩa. Sự đơm hoa kết trái của tình yêu đôi lứa chính là đám cưới. Hôn nhân chính là kết quả của 1 tình yêu chân thành được công nhận bởi pháp luật. Sau khi kết hôn, 2 người sẽ có những ràng buộc theo quy định của pháp luật
Tình yêu sâu đậm, chân thành và nồng nhiệt không phải bao giờ cũng dẫn đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Điều quan trọng hơn nằm ở quan niệm sống và mục đích sống của 2 người có hợp nhau không?
Tính cách và quan điểm trái ngược nhau hút nhau như hai cực nam châm trái dấu
Trong tình yêu đôi lứa thường xuất hiện 2 dạng tính cách khác nhau của 2 người yêu nhau. Một dạng là tính cách hợp nhau. Một dạng là tính cách trái ngược nhau.
Tính cách trái ngược nhau không hẳn là không có một tình yêu hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu cho rằng tính cách trái ngược sẽ như 2 cực nam châm luôn luôn hút nhau thì là quan niệm lệch lạc.
Lúc đầu 1 cô gái rụt rè, e thẹn luôn ngầm hãnh diện về người bạn trai vì anh ta là người mạnh dạn, cởi mở, nổi trội. Nhưng khi kết hôn rồi, cô ấy luôn cần có những buổi tối vợ chồng đầm ấm bên nhau thì chồng ngày nào cũng tụ tập với bạn bè đến khuya mới về.
Nếu thật sự bạn và người ấy có tính cách trái ngược, hãy dành thời gian tâm sự nhiều hơn để có sự quan tâm và bù đấp cho nhau mới giữ được hạnh phúc của hôn nhân.
>>> Xem thêm: Những kiểu tính cách không tốt cho tình yêu
Anh (cô) ấy có đủ khả năng làm cho tôi hạnh phúc
Hạnh phúc gia đình là do cả 2 cùng vun đấp. Nếu bạn chỉ đòi hỏi anh/cô ta luôn phải làm tất cả để làm cho bạn hạnh phúc thì đó chỉ là hạnh phục đơn phương.
Chúng ta cần xem xét thêm về vấn đề này. Nếu chồng (vợ) của bạn làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc thì đó mới chỉ là ¼ niềm hạnh phúc. Bản thân bạn cũng phải biết cách làm cho mình hạnh phúc.
Và một điều quan trọng nữa là bạn cũng phải biết cách làm cho chồng (vợ) bạn hạnh phúc và người kia cũng phải tạo cho mình niềm hạnh phúc cho bản thân
Chỉ có như vậy, hạnh phúc của hai bạn mới thật sự trọn vẹn.
Cứ hợp nhau chuyện chăn gối là cuối cùng sẽ hợp tất
Khi các cặp đôi hợp nhau trong chuyện ấy, mọi khoảng cách sẽ bị xóa nhòa, tình cảm bền chặt và tình yêu thăng hoa.
Tình dục quyết định đến cảm xúc và sự ổn định của một gia đình, giữa vợ và chồng. Nếu cuộc sống tình dục hài hòa, mối quan hệ giữa 2 người sẽ rất tốt, ngược lại, bạn có thể đứng trước sự tan vỡ nếu chuyện này “chẳng đâu vào đâu”.
Tuy nhiên, chuyện chăn gối dù hòa hợp, nồng thắm đến mấy thì cũng không phải là nền tảng vững chắc. Điều quan trọng nhất trong hôn nhân chính là sự tin cậy và sự thông hiểu nhau.
Cứ sống với nhau lâu ngày sẽ quen đi rồi sẽ hợp nhau là một sai lầm trong hôn nhân
Xác suất thành công rất thấp. Nếu một nét cá tính nào đó của người yêu làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Ví dụ như tính keo kiệt, hoặc ở dơ chẳng hạn. Nhưng bạn vẫn lựa chọn người ấy vì những ưu điểm khác, thì khi ký vào bản đăng ký kết hôn thì có nghĩa là bạn đã đặt bút ký luôn vào đơn ly hôn rồi đấy.
Nên nhớ rằng khi yêu, người ta thường bỏ qua những lỗi bị coi là nhỏ nhặt. Những điều không hài lòng nho nhỏ bị nhấn chìm bởi những cảm giác ngọt ngào của tình yêu đôi lứa.
>>> Xem thêm: 10 lời khuyên cải thiện mối quan hệ vợ chồng
Nhưng dần dần, trong cuộc sống gia đình, những điều khó chịu ngày càng lớn lên. Những điều này là nguyên nhân dẫn đến bất hòa và xung đột, thậm chí là rạn nứt và tan vỡ hôn nhân.
Chồng/vợ tôi cần phải quy hợp mọi lý tưởng của tôi.
Thói gia trưởng độc đoán của trong hôn nhân sẽ khiến cho đối phương nhiều lúc cảm thấy ngột ngạt. Nếu một người luôn muốn sống theo ý của cá nhân mình, bắt buộc đối phương phải theo ý mình, có gì không vừa ý là lại làm ầm lên sẽ rất dễ làm mất hạnh phúc gia đình
Trong quá trình “thôn tính”, “đồng hóa”, ép buộc nữa kia phải thuần phục mọi ý muốn, lý tưởng và khát vọng của mình. Điều này cho thấy bạn không chấp nhận một điểm riêng nào. Như vậy là bạn bắt buộc bạn đời của mình đánh mất bản thân và cá tính của họ.
Tiền bạc không quan trọng, cái chính là tình yêu
Cuộc sống vật chất khó khăn, tiền bạc “thiếu trước, hụt sau” … là nguyên nhân tan vỡ của không ít gia đình. Mối lo cơm áo, gạo tiền khiến con người ta dễ bực bội, nổi cáu, căng thẳng dẫn đến xích mích, gây gổ … Quan niệm “Một túp lều tranh – hai quả tim vàng” có vẻ dường như chỉ mang ý nghĩa tượng trưng mà thôi.
>>> Xem thêm: 4 tông màu trang trí lễ gia tiên được ưa thích nhất hiện nay
>>> Xem thêm: 10 cách đương đầu khi hôn nhân đỗ vỡ
Hạnh phúc là có một việc gì đó để làm, có một ai đó để yêu và có một thứ gì đó để hy vọng. Hôn nhân muốn có hạnh phúc thì cũng như vậy thôi
Giờ có nhiều cô trẻ đẹp lấy chồng đại gia chỉ vì tiền, có tình yêu gì đâu