Phong tục lễ rước dâu của người Việt xưa

Phong tục lễ rước dâu của người Việt xưa có rất nhiều điểm khác biệt so với lễ rước dâu thời nay. Sự khác biệt từ trang phục cho đến lễ vật và lễ gia tiên.

Thời điểm rước dâu trong ngày của người Việt xưa

Thời xưa, tại miền quê, ở cùng làng xóm với nhau, người ta thường hay đi rước dâu vào ban đêm. Lúc đi phải chọn giờ tốt. Tốt nhất là chọn được giờ hoàng đạo. Có nơi kiêng cữ cẩn thận, cho một người đàn ông dễ tính ra đón ngõ trước để “Ra ngõ gặp trai”, cho mọi người và mọi việc đều được vui vẻ và dễ dàng

Trong đám rước, thường chọn ra một ông cụ hiền lành, vợ chồng song toàn, nhiều con cháu. Họ cầm một bó hương hay một đỉnh trầm đi trước. Kế đến là những người bê sính lễ như là trầu cau, bánh trái, trái cây, trà rượu hoặc heo quay … Chú rể khăn áo chỉnh tể cùng với những người trong họ đi rước dâu. Nhiều nơi ở miền Bắc và miền Nam có tục lệ mẹ và bố chồng không đi đón dâu, có nơi chỉ có bốt chồng đi đón dâu mà thôi.

Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, mọi người sẽ dừng lại để sắp xếp, chỉnh đốn thứ tự đội hình lại. Đầu tiên là một cụ già cầm hương cùng với một người đội lễ vật vào trước. Lễ vật thường là một cái quả đựng trầu cau và rượu. Mâm lễ vật này sẽ được đặt lên bàn thờ, cụ già sẽ thắp hương vái lại trên bàn thờ gia tiên của nhà gái. Bên nhà gái cũng sẽ cử đại diện ra vái trả lễ. Sau đó, một vị đứng đầu họ nhà trai cùng ra đón đoàn xin dâu vào. Lễ này được tiến hành rất nhanh.

Lễ gia tiên bên nhà gái trong lễ rước dâu của người Việt xưa

Sau đó cô dâu và chú rể đến thắp nhang và bái lạy trước bàn thờ gia tiên của họ nhà gái. Họ xin tổ tiên chấp nhận hai bạn trẻ nên vợ nên chồng. Sau đó cô dâu và chú rể sẽ đem hộp trầu cau đi mời mọi người trong họ. Những người cao tuổi và người bề trên sẽ được mời trước tiên. Khi mời, cô dâu sẽ chủ động mời trước để chú rể biết cách xưng hô.

Trước khi về nhà chồng, cô dâu sẽ đến lạy tạ ông bà và cha mẹ. Cha mẹ của cô dâu thường ngồi sẵn ở phía cửa chính, còn ông bà của cô dâu thì ngồi ở ghế cao hơn. Sau khi lạy ta cha mẹ xong, mẹ của cô dâu sẽ cho cô dâu một vật gì đó để làm kỷ niệm. Nhà giàu thì cho hoa tai, nhẫn cưới hoặc tiền mặt. Nhà nghèo thì cho cái quạt, cái gương soi. Dâu và rể còn phải đến lễ nhà thờ tổ họ nội và bên họ ngoại của cô dâu nữa.

Lễ mừng tuổi ông bà và cha mẹ trong lễ rước dâu của người Việt xưa

Khi đã cử hành lễ gia tiên và lễ nhà thờ tổ tiên xong, chủ hôn bên nhà trai lại nói với chủ hôn bên nhà gái để cho cô dâu và chú rể mừng tuổi ông bà, cha mẹ vợ. Làm lễ mừng ngày xưa người ta phải trải chiếu để chú rể phải lễ bốn lễ ba vái, nhưng sau này chỉ dùng “hành tam khấu lễ”. Hành tam khấu lễ nghĩa là ba vái mà thôi. Việc lễ sống ông bà cha mẹ sau này được tục lệ các nơi bãi bỏ. Cũng có khi nhà trai xin cho chú rể được lễ cha mẹ ông bàn cô dâu, mà chính các vị này lại cho miễn lễ.

Việc mừng tuổi xong, người chủ hôn đích thân hoặc ủy thác cho một vị lớn tuổi khác đưa chú rể đi chào tất cả các họ hàng có mặt trong đám cưới, rồi mới bắt đầu vào tiệc ăn uống.

Khi chàng rể chào ông bà và cha mẹ vợ, các vị này có vài lời dạy dỗ ban cho cả đôi vợ chồng và ban chó chú rể một món tiền mừng hoặc là một món đồ vật gì quý giá. Trong khi ấy, các vị trong họ hàng, cũng có mừng tiền cho cô dâu và chú rể.

Khi tiệc xong, ông mối và ông chủ hôn nhà trai đứng lên nói với chủ hôn nhà gái là đã đến giờ tốt, xin phép cho được rước dâu. Sau đó, đoàn đón dâu lên đường về nhà trai.

Trang phục cô dâu trong lễ rước dâu thời xưa

Cô dâu thường mặc áo mớ ba, cài khuy kín yếm nhưng để hở khuy cổ. Quần lĩnh hoa chanh, dép cong, nón quai thao. Trước cửa nhà thường đặt một hỏa lò than hồng, cô dâu phải bước qua để đốt những vía dữ cô gặp phải trên đường đi.

Cô dâu Việt xưa mặc áo mớ ba và đội nón quai thao
Cô dâu Việt xưa mặc áo mớ ba và đội nón quai thao

Nhiều nơi còn có tục chăng dây. Khi gặp dây chăng, cụ già đi đầu đoàn dâu cho trẽ con mấy đồng bạc để chúng gỡ dây đi vì sợ gặp phải chuyện “giữa đường đứt gánh”. Theo sau cô dâu thường là mấy người đội những cái hòm đựng quần áo, đồ dùng riêng của cô dâu.

>>> Xem thêm: Tục chăng dây là gì?

Lễ gia tiên tại nhà trai thời xưa

Đến ngõ nhà trai, pháo nổ giòn giã. Thường người ta chọn loại pháo tốt. Pháo được hơ khô, buột lại thành từng hai bánh pháo một với nhau để nổ cho giòn. Đám cưới rất kiêng kỵ gặp phải pháo tịch không nổ vì sợ gặp phải điều không may. Sau đó, mẹ chồng dắt con dâu vào nhà, đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thờ rồi lễ gia tiên: bốn lạy, ba vái.

Lễ xong, cô dâu cùng mẹ chồng bước vào buồng. Trong buồng có sẵn một đôi chiếu mới trải úp vào nhau. Người trải chiếu cho vợ chồng cô dâu phải là người ăn nên làm ra, con cháu đầy đàn. Nếu mẹ chồng đủ điều kiện như trên thì mẹ chồng tự tay trải chiếu, dọn giường cho cô dâu và chú rể. Cô dâu nghỉ ngơi một lát, sau đó cầm hộp trầu cau đi mời tất cả mọi người bà con họ hàng bên nhà trai.

>>> Xem thêm: Hoa cầm tay cô dâu nên chọn hoa tươi hay hoa giả

>>> Xem thêm: Cách chọn phụ kiện cho cô dâu trong ngày cưới

, ,

1 bình luận trong “Phong tục lễ rước dâu của người Việt xưa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *