Phong tục đám cưới của người Chăm theo truyền thống.

Người Chăm là một trong những dân tộc thiểu số tại Việt Nam có nền văn hóa và phong tục truyền thống độc đáo. Là một trong những dân tộc hiếm hoi theo mẫu hệ, phong tục đám cưới của người Chăm có điểm khác nhau rất lớn so với người Kinh ở Việt Nam.

Vài nét về người Chăm tại Việt Nam

Người Chăm đã theo chân của các vua quan triều Nguyễn mở mang bờ cõi về phía Nam. Và sau đó họ đã an cư lạc nghiệp tại đây. Trong quá trình giao thương với người Mã Lai, thì đạo Hồi theo con đường này du nhập vào các dân tộc Chăm ở Việt Nam. Họ sống và làm việc theo các giáo điều trong kinh Koran, điều này được thể hiện rõ nét nhất là trong các nghi thức cưới hỏi của người Chăm.

Người Chăm không có họ. Người Chăm dùng tên của những vị thánh nam đặt cho con trai, và tên những vị thánh nữ đặt cho con gái.

Khi gia đình có con trai đến tuổi kết hôn (ít nhất 20 tuổi), các bà mẹ sẽ tìm cô gái vừa ý  để cưới cho con.

đám cưới của người Chăm theo truyền thống.
Đám cưới của người Chăm theo truyền thống.

Đám cưới dân tộc Chăm với những nghi thức đặc biệt. Người Chăm thuộc tỉnh An Giang có chung nguồn góc với người Chăm ở Ninh Thuận

Khi nhà gái đồng ý gả con cho nhà trai, lễ hỏi sẽ được tiến hành. Nhưng từ một đến hai năm sau thì họ mới được làm đám cưới.

Một tháng trước ngày cưới, nhà trai sẽ mang một “thau lớn” lễ vật gồm: Áo dài cưới, xà rông, khăn đội đầu, kim chỉ …. Đó là tất cả những vật dụng cần thiết cho cô dâu trong đời sống riêng sau này.

Khắp các nẻo đường dẫn vào làng Chăm, khách đi đường chỉ toàn là đàn bà, trẻ em và nam giới.

Đó là miêu tả chung nhất về những ngôi làng dân tộc Chăm thuộc các huyện Tân Châu và An Phú (tỉnh An Giang) những năm trước thập niên 70 của thế kỷ XX. Các cô gái Chăm khi bước vào độ tuổi 12 – 13 thì bắt buộc phải bị “cấm cung” trong nhà, không được phép tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Khi những ngày cưới của mùa chay Ramadan theo lịch Hồi kết thúc cũng là lúc trời đất giao mùa.

Lúc này, khắp thôn làng đang chuẩn bị vào mùa lễ hội chỉ có niềm vui, tiếng cười cùng những lời chúc tụng. Mùa cưới làng Chăm.

Đám cưới truyền thống của người Chăm

Theo tục lệ, khách chỉ được mời tới dự vào ngày đưa rể sang nhà gái.

Đúng 6 giờ, họ nhà trai trong trang phục chỉnh tề, chuẩn bị đưa chú rể trong bộ lễ phục truyền thống của người Chăm đến thánh đường làm lễ.

Đoàn làm lễ trong thánh đường có khoảng 30 người chỉ toàn là nam giới (vì phụ nữ Chăm không được phép vào thánh đường), trong đó có 3 bé trai, tay bưng 3 cái ô, mỗi ô bên trong đựng: Trầu, Cau, Vôi, Gạo, Muối, Bánh, Trái Cây đi phía trước.

Trên đầu chú rể sẽ được mọi người che bằng chiếc lọng có màu sắc sặc sỡ. Mọi người trong làng quây quần rủ nhau ra xem đám đưa rể đang đi trên đường rồi bàn tán xôn xao. Người Chăm theo mẫu hệ. Họ chỉ có đưa rể chứ không có đón dâu. Đám đưa rể không có dùng xe máy hay xe hoa để đưa mà chủ yếu là đi bộ.

Chiếc lọng sặc sỡ được che cho chú rể
Chiếc lọng sặc sỡ được che cho chú rể

Trên đường đi, dàn kèn trống nổi lên những điệu nhạc rất vui tai. Mọi người cùng nhau ca hát vui vẻ. Đến thánh đường, chú rể ngồi đối diện với cha vợ, hai bên có 2 người cao tuổi có đạo đức tốt làm chứng. Đồng thời, còn có vị thầy Cả đọc kinh dạy bảo chú rể bổn phận làm chồng theo luật đạo Hồi.

Sau đó cha vợ bắt tay chú rể và nói: “Ta gả con ta tên Mahriem cho con Sarol với số tiền đồng là 1 lượng vàng và tiền chợ là 5 triệu đồng”.

Chú rể và cha vợ bắt tay nhau
Chú rể và cha vợ bắt tay nhau

Sau đó mọi người cùng cầu nguyện cho cô dâu và chú rể mạnh khỏe và hạnh phúc. Buổi lễ kéo dài khoảng 15 phút.

Tục đưa rể trong đám cưới của người Chăm

Từ thánh đường, đám đông sẽ đưa chú rể đến nhà cô dâu. Khi đến nơi, mọi người ở lại bên ngoài sân. Một người bên nhà gái ra cửa đón chú rể rồi đưa tận đến phòng cưới. Phòng cưới của người Chăm được trang hoàng rực rỡ, cùng đi có 3 bé trai mang theo 3 cái ô.

Ông Cả dắt chú rể vào nhà của cô dâu
Ông Cả dắt chú rể vào nhà của cô dâu

Cô dâu được trang điểm xinh đẹp và sẽ chờ chú rể trên chiếc giường cưới, trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc Chăm.

Khi vào đến bên trong phòng, chú rể bước đến và ngồi cạnh cô dâu, 3 cái ô đặt trước mặt họ. Các lò hương trầm được thắp lên. Các bà và các cô bên nhà gái cùng với đôi tân hôn cầu nguyện và chúc cho hôn lễ.

Trên đầu cô dâu được giắt 3 chiếc trâm. Chú rể sẽ rút 1 chiếc trâm dài nhất ở giữa đặt vào tay của cô dâu, hành động này nhằm khẳng định bây giờ nàng đã chính thức trở thành vợ của chàng.

Tiếp theo, chú rể sẽ thay bộ đồ do cô dâu tặng để ra ngoài tiếp khách bên nhà vợ. Một lúc sau thì quay về nhà cha mẹ ruột. Cô dâu cũng theo về bên phía nhà trai cùng với cô hoặc dì của bên chồng. Cô dâu và chú rể sẽ đến vái chào các bà trong họ nhà chồng và họ hàng nhà mình/

>>> Xem thêm: Lễ cưới của người dân tộc Dao ở Việt Nam

Sau khi đưa rể đến nhà gái xong, mọi người quay về nhà. Bao giờ thực khách đến đông đủ, bà mẹ sẽ đi chào khách nữ, người cha sẽ đi tiếp khách nam. Để chia vui với gia đình, các vị khách mời sẽ tặng lại một phong bì đựng tiền.Mọi người cùng cầu nguyện và các món ăn mặn được dọn lên.

Trước khi vào tiệc, sẽ có một người xách một ấm nước và một cái thau nhỏ đến trước mặt từng khách, rót nước cho khách rửa tay.

Thức ăn chỉ có một món duy nhất là cơm trắng ăn với cà ri bò và dưa chua (củ hành, củ kiệu, gừng, cải đỏ và cải trắng) , muối tiêu chanh.

Người Chăm trong làng sống gắn bó với nhau. Dù họ không phải là họ hàng của nhau, nhưng khi trong tộc có hỷ sự, hiếu sự, mọi người đều đến và giúp đỡ lẫn nhau.

Theo luật Hồi giáo, người dân tộc Chăm không uống rượu trong các bữa tiệc cưới. Và bữa tiệc của họ cũng được kết thúc nhanh, không ồn ào và kéo dài như tiệc cưới của người Kinh. Chính vì thế, cho dù lúc quá vui hay quá buồn, họ đều thờ phụng thánh Ala và tuân thủ nghiêm ngặt các điều răn của đạo Hồi.

>>> Xem thêm: Lễ cưới độc đáo của người Chăm ở An Giang

, , ,

1 bình luận trong “Phong tục đám cưới của người Chăm theo truyền thống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *