Trong phong tục cưới hỏi của người Việt thì lễ rước dâu luôn là một trong những nghi lễ quan trọng trong đám cưới. Nghi lễ này được cử hành một cách trang trọng với sự tham gia của gia đình và họ hàng của cả nhà trai lẫn nhà gái.
Lễ rước dâu không đơn thuần là một nghi lễ đưa đón cô dâu về nhà chồng. Nó còn thể hiện giá trị của người con gái cũng như gia cảnh và điều kiện kinh tế của nhà trai nữa.
Thực tế, mọi đám cưới đều cử hành lễ rước dâu là do 4 lý do chính sau đây:
Người Việt theo chế độ phụ hệ
Trong lịch sử thì Việt Nam trải qua cả ngàn năm bắc thuộc, chịu sự đô hộ của phong kiến Trung Quốc nên văn hóa và phong tục cũng chịu ảnh hưởng không ít từ đất nước phương bắc này. Theo tư tưởng phong kiến Trung Quốc thì họ xem trong nam giới hơn là nữ giới. Từ đó có câu “trọng nam, khinh nữ” để chỉ rõ tư tưởng này. Theo tư tưởng này thì các gia đình điều đi theo chế độ phụ hệ.
Chế độ phụ hệ nghĩa là người đàn ông, người cha sẽ làm chủ gia đình. Con cái sinh ra sẽ theo họ của cha. Người con gái đi lấy chồng thì phải xuất giá ở bên nhà chồng.
Chính chế độ phụ hệ này trong xã hội phong kiến đã sinh ra Tam Tòng Tứ Đức dành cho người phụ nữ. Ở đây chúng ta chỉ nói về Tam Tòng. Tam Tòng là:
– Tại gia tòng phụ.
(nghĩa là người con gái còn nhỏ ở nhà phải nghe lời cha)
– Xuất giá tòng phu. (nghĩa là người
con gái khi lấy chồng sẽ phải theo chồng và nghe lời chồng)
– Phu tử tòng tử. (nghĩa là nếu chồng
qua đời thì sẽ phải nghe lời con trai)
Phong tục Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của phong tục phong kiến Trung Quốc thời đó nên cũng đi theo chế độ phụ hệ. Mặc dù vậy, hiện nay hệ thống tư tưởng về nam nữ của nước ta đã có nhiều sự thay đổi. Nam nữ đều được đối xử bình đẵng trong xã hội. Tuy nhiên, một số phong tục phụ hệ từ thời xưa vẫn được giữ lại như là con cái sinh ra sẽ theo họ cha. Khi con gái lấy chồng thì sẽ xuất giá và ở bên nhà chồng.
Chính vì thế, đám cưới làm lễ rước dâu là nghi lễ đưa người con gái xuất giá sang nhà chồng luôn được cử hành. Cho dù sau đám cưới, hai vợ chồng ở chung với bên nhà chồng hay là dọn ra ở riêng thì phong tục rước dâu luôn được cử hành trong hầu hết các đám cưới trong cả 3 miền Bắc Trung Nam của nước ta.
Tạo niềm vinh dự cho cô dâu và gia đình nhà gái
Người con gái được sinh ra và được dạy dỗ học hành ở bên gia đình nhà gái. Đối với gia đình nhà gái, người con gái của họ không khác gì một báu vật trong nhà. Khi người con gái đó lớn lên và đi lấy chồng thì chẳng khác nào họ phải rời xa một báu vật.
Để dành sự cám ơn ơn dưỡng dục của phía nhà gái đối với cô dâu. Khi rước dâu, nhà trai phải thực hiện rất nhiều nghi lễ mang tính chất trang trọng và hoành tráng để tạo niềm vinh dự cho cô dâu và cho cả phía gia đình nhà gái nữa.
Những người hàng xóm, những người bà con họ hàng, những người bạn bè, đồng nghiệp sẽ nhìn vào đám cưới, nhìn vào lễ rước dâu để đánh giá giá trị của người con gái cũng như gia cảnh và điều kiện kinh tế của gia đình nhà trai.
Chứng tỏ giá trị của người con gái
Như đã nói trên, mặc dù Việt Nam theo chế độ phụ hệ, tuy nhiên vai trò của người con gái đã có sự thay đổi nhiều trong xã hội hiện đại ngày nay. Rất nhiều người phụ nữ Việt đã giữ những chức vụ cao trong xã hội. Nhiều người trở thành doanh nhân và đóng góp rất lớn cho đất nước. Điều này cho thấy sự bình đẳng về giới tính đã được xây dựng và hiện diện ở xã hội nước ta.
Chính vì thế, giá trị của người phụ nữ, người con gái Việt đã được nâng cao. Nếu muốn lấy vợ, muốn cưới được một người con gái xinh đẹp, có trình độ, có học thức … thì đòi hỏi người con trai, người đàn ông cũng phải có trình độ tương đương. Ngoài ra, người con trai và bên nhà trai còn phải dùng xe hoa đưa rước cô dâu, mang theo sính lễ cưới long trọng và đãi tiệc cưới chiêu đãi họ hàng người thân thì mới đủ điều kiện để rước người con gái về làm dâu nhà mình.
Lưu giữ những kỷ niệm đẹp trong ngày cưới
Có thể nói, lễ rước dâu là một trong những nghi lễ được thực hiện trang trọng nhất trong lễ cưới. Để thực hiện việc đưa rước cô dâu, chú rể và bên nhà trai phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Đó là chiếc xe hoa được trang trí xinh xắn. Bên cạnh đó là những sính lễ cưới được đặt trong các tráp được sơn son thếp vàng phủ vải đỏ. Các sính lễ này được bưng bởi dàn nam thanh, nữ tú trong trang phục chỉnh tề.
Ngoài ra còn có những màn pháo hoa, pháo kim tuyến dành cho cô dâu và chú rể nữa. Sau khi lên xe hoa, một số đám cưới sẽ chở cô dâu, chú rể đi dạo 1 vòng thành phố hoặc dừng lại tại một điểm nào đó chụp thêm vài tấm hình ngoại cảnh nữa trước khi về nhà trai. Ngoài xe hoa, nhà trai còn phải thuê thêm 2 đến 3 chiếc xe khách để chở theo bà con thân thích, bạn bè, những người tham gia đưa rước dâu trong đám cưới.
Tất cả những điều này tạo nên một đám cưới muôn màu và đầy ấn tượng. Những khoảnh khắc này sẽ được ghi lại bởi những đoạn video đám cưới và những tấm ảnh chụp trong lúc cử hành lễ cưới và lễ rước dâu. Có thể nói đám cưới nói chung và lễ rước dâu nói riêng sẽ là một kỷ niệm trọng đại khó quên trong đời mỗi người chúng ta.
>>> Xem thêm: Phong tục cưới hỏi của người Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
>>> Xem thêm: Lễ gia tiên trong đám cưới truyền thống của người Việt
Muốn cưới được vợ thì đương nhiên phải thuê xe hoa rước về chứ sao nữa
Tại vì chú rẻ mà không rước dâu thì có chàng trai khác nó rước đi là coi như xong phim