Vợ chồng xưng hô như thế nào sau khi cưới?

Có nhiều vợ chồng xưng hô nhau bằng những từ rất lạ sau khi lấy nhau. Nếu là người nước ngoài chắc chắn sẽ chẳng hiểu nổi.

Các cặp vợ chồng Việt Nam sau khi cưới có rất nhiều cách xưng hô khác nhau. Có nhiều vợ chồng gọi nhau bằng những từ rất lạ sau khi lấy nhau. Nếu là người nước ngoài chắc chắn sẽ chẳng hiểu nổi.

Cùng webdamcuoi điểm qua một số cách mà những cặp vợ chồng gọi với nhau sau khi cưới ngay bên dưới đây nhé!

Vợ chồng xưng hô nhau nhau bằng anh em.

Vợ và chồng đương nhiên không phải là anh em rồi. Thế mà người Việt cứ xưng hô nhau là anh em. Cứ chồng là gọi là anh, vợ thì gọi là em.

Họ xưng hô như thế đã bao đời nay rồi. Không còn biết giữa hai vợ chồng thì người chồng lớn tuổi hơn hay là người vợ lớn tuổi hơn. Cứ đàn ông là được xưng là anh, phụ nữ là được xưng là em. Cách xưng hô như thế phổ biến từ trong đời sống cho đến trong phim ảnh, sách báo và các tác phẩm văn học …

Vợ chồng gọi nhau bằng “mình”

Đi ngược lại về quá khứ khoảng 40 đến 50 năm trước. Tức là vào những năm thập niên 70. Các cặp vợ chồng thường xưng hô nhau bằng “mình”. Kiểu xưng hô này thể hiện được tình cảm đậm đà của các cặp vợ chồng với nhau.

 Vợ chồng xưng hô bằng cách gọi “trống không”

Các cụ ngày xưa còn có một cách gọi “trống không” để xưng hô nữa. Kiểu gọi “trống không” này đúng là chỉ có ở Việt Nam chúng ta mà thôi. Cách gọi “trống không” nhưng ai cũng hiểu như là: “bố thằng cu”, “u nó”, “ba nó ơi”, “mẹ nó à” …

Thời xưa, một số cặp vợ chồng trẻ mới lấy nhau. Người chồng không có bất kỳ một chức vị nào hết thì vẫn có thể gọi theo kiểu “trống không” như là: “Ai ơi về nhà ăn cơm”.

Câu gọi “Ai ơi” thì người ngoài biết ai với ai, đang gọi ai. Chỉ có người chồng là biết ngay người vợ đang gọi mình về ăn cơm. Thế mới độc đáo chứ. Rõ ràng từ “Ai ơi” ở đây được người vợ gọi mang ý nghĩa “chồng tui ơi” đó mà.

Vợ chồng ngày xưa ở vùng nông thôn xưng hô bằng “cậu mợ”

Đây là sự thật. Một số vùng nông thôn xưa gọi chồng là cậu và gọi vợ là mợ. Thật sự không thể lý giải nổi tại sao lại gọi như thế nữa. Chỉ biết là kiểu xưng hô vợ chồng là cậu mợ như thế ngày nay đã rất ít phổ biến nữa rồi.

Vợ chồng xưng hô bằng “nhà tui”.

Một số cặp vợ chồng thích gọi nhau là “nhà tui”. Nhưng webdamcuoi bật mí cho các bạn là “nhà tui” và cái nhà của tui là 2 phạm trù khác nhau à nha. Cái nhà của tôi là một danh từ chỉ nơi mà tui sinh sống. Còn “nhà tui” có thể là một từ dùng để xưng hô chỉ người vợ hoặc người chồng của tui.

Nếu bạn là người nước ngoài gặp một câu như thế này:” Đây là nhà tui, nhà tui nấu ăn ngon lắm!” trong báo hay tạp chí. Bạn không hiểu bỏ vào google translate dịch nó sẽ ra sai bét về ý nghĩa. Không tin à, tự click vào link google translate bên dưới và dịch thử xem nhé.

Thật ra từ “nhà tui” ở đây mang ý nghĩa là chồng tôi hoặc vợ tôi. Nếu dịch sang tiếng Anh phải là My husband hoặc là My Wife. Vợ chồng xưng hô kiểu này thì người Tây làm sao hiểu nổi nhỉ?

Mặc dù vậy, cách xưng hô “nhà tui” của các cặp vợ chồng lại mang một ý nghĩa rất nhân văn, đậm đà tình cảm. Nó đại diện cho “mình” và “tui” tuy hai mà một. Một ở đây là một mái nhà và trở thành “nhà tui”.

Xưng hô bằng “ông xã”, “bà xã”

Một số vợ chồng ngày nay cũng có thói quen gọi người bạn đời của mình bằng “bà xã” hoặc là “ông xã”. Kiểu gọi này không phổ biến bằng kiểu gọi anh và em. Tuy nhiên, nó cho thấy chỉ với hai danh từ đơn giản là “vợ” và “chồng”, nhưng sự đa dạng của tiếng Việt đã tạo ra hàng loạt những cách xưng hô khác nhau tạo nên bản sắc văn hóa phong phú, cũng tạo ra sự diệu kỳ của ngôn ngữ tiếng Việt của dân tộc ta.

Webdamcuoi đã điểm qua một số kiểu vợ chồng xưng hô với nhau của người Việt Nam chúng ta. Vậy bạn và một nữa của bạn đang xưng hô với nhau như thế nào nhỉ. Chia sẻ với mọi người cách xưng hô giữa hai vợ chồng bạn với nhau ở phần bình luận ngay bên dưới đây nhé.

, , , , , ,

4 bình luận trong “Vợ chồng xưng hô như thế nào sau khi cưới?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *