Mỗi một vùng miền, một quốc gia đều có các phong tục cưới hỏi khác nhau. Nguồn gốc phong tục cưới hỏi này đều liên quan đến vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết hoặc phong cách sống của người vùng đó. Chính điều này đã tạo nên các phong tục cưới hỏi đầy sắc màu của mỗi dân tộc, mỗi đất nước.
Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu một số nguồn gốc phong tục cưới hỏi phương Tây đặc trưng nhất. Những phong tục này có một số tồn tại đến tận ngày nay.
Nguồn gốc của phong tục tổ chức tiệc độc thân của đàn ông
Tiệc độc thân rất được ưa chuộng ở phương Tây. Nó được xem như là buổi tiệc chia tay với cuộc sống độc thân của những chàng trai. Ngoài ra, nó còn bắt nguồn từ mục đích khỏa lấp tâm trạng không vui trước ngày cưới nữa.
Buổi tiệc này có những tên gọi khác nhau ở những đất nước khác nhau. Nó được gọi là: “Bữa tiệc hươu đực” ở Australia. Còn tại Bắc Mỹ có tên gọi nghe trang nhã hơn là: “Bữa tiệc của những người chưa vợ”. Nam Phi lại gọi bữa tiệc này là: “Bữa tiệc bò đực”.
Trong buổi tiệc này, những chàng trai thường ăn chơi xả láng với nhiều loại rượu mạnh. Đây là dịp họ thực hiện những điều mà sau khi kết hôn rồi, họ sẽ không được phép thực hiện nữa.
Một số người cho rằng tiệc độc thân dành cho đàn ông bắt nguồn từ bữa ăn tối của những người chưa vợ. Bữa ăn tối này đã trở thành truyền thống ở Sparta vào thế kỷ V trước Công Nguyên. Bữa tiệc tối này sẽ được tổ chức trước hôm đám cưới. Những người đàn ông Sparta thời đó đều là những chiến binh, họ và những người bạn chiến binh của họ sẽ tham dự tiệc với những ly rượu chúc mừng được mời nhau.
Nguồn gốc của phong tục cưới hỏi và tổ chức tiệc độc thân của phụ nữ
Tiệc độc thân dành cho phụ nữa cũng được cho rằng bắt đầu từ thời kỳ vua Charles II của thế kỷ XVII. Bữa tiệc độc thân dành cho cô dâu sẽ là dịp để cô dâu khoe với bạn bè và người thân những thứ quần áo cưới, trang sức cưới cùng với những đồ vật quý giá là của hồi môn của cô dâu.
Nguồn gốc của người phụ rể
Trong thời kỳ cổ đại, những người đàn ông có phong tục bắt phụ nữ về làm vợ. Đây thật sự không phải là khởi nguồn của tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, thời đó là như vậy. Một người đàn ông sẽ đi cùng với người bạn đáng tin cậy và khỏe mạnh nhất của mình để giúp anh ta chiến đấu với bất kỳ sự kháng cự nào từ phía gia đình của người phụ nữ mà họ đã chọn. Người bạn đi cùng phải là người đàn ông có sức chiến đấu giỏi nhất mới thực hiện được nhiệm vụ.
Trong thời kỳ của người Anglo – Saxon, người phụ rể sẽ đi cùng chú rể vào trong giáo đường để đề phòng cô dâu kháng cự trong lễ cưới. Theo truyền thống, trước bàn thờ, cô dâu đứng bên trái chú rể. Lý do là bởi vì lúc đó chú rể cần rảnh tay phải để cầm gươm. So với thời đó, những áp lực căng thẳng của ngày cưới thời hiện đại đã giảm đi nhiều.
Nguồn gốc của lời thề nguyện đám cưới
Những lời thề nguyện trong đám cưới truyền thống là những lời hứa yêu thương nhau như là:
“Lúc tốt hay xấu, lúc giàu hay nghèo, lúc ốm đau và bệnh tật đều yêu thương chăm sóc nhau”
Những lời thề nguyện này được bắt nguồn từ nghi thức hôn nhân trang trọng lấy từ trong cuốn sách “Những Lời Cầu Nguyện” được phát hành vào năm 1662. Kể từ đó đến nay, những lời thề này dường như không đổi.
Trong đám cưới truyền thống của người Hindu, những lời thề được thể hiện theo một hình thức khác. Cô dâu và chú rể sẽ bước bảy bước cùng nhau trước khi tuyên bố lời thề với tất cả mọi người. Sau bảy bước, chú rể nói với cô dâu: “Với bảy bước chúng ta đã trở thành vợ chồng. Hãy để anh trở thành chồng em, chúng ta sẽ không tách rời nhau. Hãy để tình vợ chồng của anh và em gắn liền với nhau trọn đời,”
Trong khi đó, đám cưới của người Do Thái lại có những lời thề nguyện khác. Cô dâu và ch1u rể bước đi trong giáo đường và đứng dưới bức trướng. Chỗ đứng trong một không gian thiêng liêng kín đáo tượng trưng cho ngôi nhà của người Do Thái. Tại đây, trước khi trao nhẫn cho cô dâu, chú rể sẽ tuyên bố”
“Em được dâng hiến cho anh, qua chiếc nhẫn này, theo đạo của Moses và Israel”
Buổi lễ kết thúc khi chú rể đập vỡ một chiếc cốc dưới chân.
Nguồn gốc của chiếc nhẫn cưới
Vị trí của chiếc nhẫn mà chú rể đeo vào ngón tay cô dâu là minh chứng cho tiền bạc nhiều hơn là tình yêu. Ở Ai Cập cổ đại, nhẫn và tiền ban đầu thường dùng tiền xu hoặc sợi gai dầu bện thành chiếc nhẫn đeo vào ngón tay cô dâu. Ý nghĩa của nó là ngay từ bây giờ cô dâu ấy đã được trao tặng với sự giàu có của người chồng.
Còn ở Hy Lạp cổ đại, chiếc nhẫn mang một ý nghĩa lãng mạn hơn. Chiếc nhẫn dược đeo vào ngón tay thứ ba ở bàn tray trái bởi ngón tay đặc biệt này chứa đựng “cảm hứng tình yêu” trực tiếp dẫn đến trái tim.
Thời La Mã, khi người phụ nữ nhận chiếc nhẫn, thì được xem là đã chấp nhận sự ràng buộc theo pháp luật và chiếc nhẫn là biểu tượng người con gái ấy đã lập gia đình.
Vào thế kỷ XII, giáo hoàng Innocent III quy định rằng lễ cưới được tổ chức trong nhà thờ và chiếc nhẫn cưới sẽ được trao tại đây. Vì thế, những người theo đạo Cơ Đốc coi nhẫn cưới là biểu tượng của tình yêu và sự chung thủy. Do đó chiếc nhẫn cưới mang ý nghĩa tôn giáo.
Nguồn gốc của bánh cưới
Vào thời La Mã, người ta sẽ đem nướng bánh mì lúa mạch để dành cho lễ cưới. Chú rẻ sẽ ăn một phần chiếc bánh mì lúa mạch. Phần còn lại của chiếc bánh được bẻ vụn rắc lên đầu của cô dâu. Điều này đại diện cho sự dâng hiến trinh tiết của cô dâu và khẳng định quyền kiểm soát của chú rể.
Sau này, chiếc bánh mì lúa mạch nướng đã được người ngày nay biến đổi nối thành chiếc bánh cưới hiện đại. Chiếc bánh cưới hiện đại thì quá lớn để có thể bẻ vụn rắc lên đầu cô dâu. Do đó phong tục này cũng không còn tồn tại nữa.
Nguồn gốc của phong tục nâng ly chúc mừng cô dâu, chú rể.
Phong tục nâng ly chúc mừng đám cưới của cô dâu, chú rể bắt nguồn từ nước Pháp. Tại đây, người ta có thói quen bỏ một ít bánh mì nướng nhỏ vào trong ly rượu của cô dâu và chú rể để cầu mong họ có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Sau đó, cô dâu và chú rể sẽ cùng nâng lý chúc mừng với toàn thể khách tham dự.
Ngày nay, người ta không còn bỏ bánh mì vào ly rượu nữa. Tuy nhiên phong tục nâng ly chúc mừng vẫn tồn tại và phổ biến không chỉ ở phương Tây mà trên toàn thế giới nữa.
Nguồn gốc của tuần trăng mật
Nguồn gốc của từ “Tuần Trăng Mật” thật sự vẫn chưa có một sự giải thích hoàn toàn chính xác. Nhiều người cho rằng Tuần Trăng Mật có nguồn góc từ một phong tục cổ của người Babylon. Người Babylon sẽ chuẩn bị một loại rượu làm từ mật ong. Sau khi lễ cưới kết thúc, họ sẽ lấy loại rượu này ra và uống để chúc mừng đám cưới.
Một số người khác lại cho rằng Tuần Trăng Mật là một từ trong tiếng Na Uy. Cụ thể đó là từ “Hjunottsmanathr”. Từ này có nghĩa là “đang trốn”. Thời cổ đại xưa tại phương Tây, những người đàn ông có phong tục bắt phụ nữ về làm vợ, Sau khi đã bắt được vợ, họ sẽ trốn cho tới khi người phụ nữ đó mang thai hoặc là gia đình của người phụ nữ đó không còn tìm kiếm cô ta nữa. Khi đó, người đàn ông sẽ dắt người phụ nữ đó trở lại và làm lễ cưới chính thức với cô ta.
>>> Xem thêm: Các mẫu thiệp cưới làm bằng công nghệ laser đẹp không tì vết
>>> Xem thêm: Những bí ẩn trong thực đơn tiệc cưới của người Nam Bộ
phong tục VN giờ cũng bị ảnh hưởng nhiều từ phương tây rồi